Điểm yếu của điệp viên Phạm Xuân Ẩn
Một vài lần trong cuộc đời của một điệp viên, ông ấy đã cứu những người Mỹ và người Việt phía Cộng hòa, điển hình là trường hợp bác sĩ Trần Kim Tuyến. Đó là điểm yếu khiến ông ấy gặp rắc rối sau này.
LTS: Bản đầy đủ của cuốn sách với tựa đề khá dài “X6 Điệp viên hoàn hảo – Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn” đã gây được sự chú ý lớn tại Việt Nam và Mỹ. Như một hồi kí của điệp viên Phạm Xuân Ẩn dưới góc nhìn của nhà sử học danh tiếng Larry Berman, “X6 – Điệp viên hoàn hảo” đã giải mã khá nhiều cho người Mỹ về một người anh hùng của Việt Nam và vẫn đang là dấu hỏi của CIA đến tận bây giờ.
Sau khi sự kiện 11/9 xảy ra, người Mỹ rất quan tâm tới trường hợp của Phạm Xuân Ẩn và rất muốn biết cách nào ông đã xâm nhập sâu vào thế giới báo chí cao cấp Mỹ, lấy được những thông tin tối mật mà không hề bị lộ thân phận cho đến tận giờ phút cuối cùng.
Giáo sư Larry Berman tin rằng ông thật may mắn khi được Phạm Xuân Ẩn trao gửi những thông tin và tâm sự quý giá lúc cuối đời – dù Berman biết ông chỉ có được một phần trong rất nhiều những biến cố, suy tư trong cuộc đời Phạm Xuân Ẩn.
Ông chia sẻ suy nghĩ với Tuần Việt Nam.
Điệp viên Phạm Xuân Ẩn, Ảnh tư liệu
Điệp viên, nhà báo, hay người bạn?
Trong cuốn sách gần 400 trang, ông đã tìm thấy rất nhiều điểm mạnh của điệp viên Phạm Xuân Ẩn, vậy còn điểm yếu?
Điểm yếu là, một vài lần trong cuộc đời của một điệp viên, ông ấy đã cứu những người Mỹ và người Việt phía Cộng hòa, điển hình là trường hợp bác sĩ Trần Kim Tuyến. Theo góc nhìn của nhiều người và của nghề điệp viên, đó là điểm yếu, và cũng là điều khiến ông ấy gặp rắc rối với chế độ sau này.
Nhưng có thể xem đó là điểm yếu được sao? Ngoài việc là một điệp viên, ông ấy cũng là một con người. Những người đó là bạn của ông ấy.
Tôi đồng ý với bạn. Khi bạn hỏi, tôi cũng đưa ra một câu trả lời mà tôi thấy là hệ quả của “điểm yếu” đó.
Ông thấy Phạm Xuân Ẩn làm điều gì tốt hơn? Một điệp viên hay một nhà báo, hay ông ấy luôn là một con người nhân văn trước khi là cả 2 điều trên?
Video đang HOT
Tôi nghĩ dù là một nhà báo giỏi, ông ấy còn là một điệp viên xuất sắc hơn. Ông đã mang chiếc mặt nạ trong một thời gian rất dài mà không hề bị phát hiện. Nhưng nếu câu hỏi là Ẩn có nhìn bản thân mình như là một điệp viên không? Tôi nghĩ là không. Ông có nhìn bản thân mình như là một nhà báo không? Tôi nghĩ là có.
Phạm Xuân Ẩn bị kẹt giữa hai nghề nghiệp, con người nhà báo và con người điệp viên.
Giáo sư Larry Berman – Tác giả cuốn sách “X6 – Điệp viên hoàn hảo” hiện là Trưởng khoa Đào tạo nhân tài ưu tú trường ĐH quốc gia, bang Georgia.
Việt Nam đã dạy chúng tôi những giới hạn
Phạm Xuân Ẩn cũng rất ngưỡng mộ những giá trị mà người Mỹ đã đạt được trong xã hội dân sự. Theo ông, những điều gì ở Mỹ thu hút Phạm Xuân Ẩn?
Phạm Xuân Ẩn hiểu rằng câu chuyện về nước Mỹ là câu chuyện về một nền dân chủ phát triển dần dần, một quá trình kéo dài tới hơn 200 năm. Và như trong một cuốn sách khác tôi đã viết – cuốn “Tiếp cận nền dân chủ” (Approaching Democracy- nước Mỹ giờ đây vẫn đang ở trong quá trình lao động và phát triển đó.
Phạm Xuân Ẩn đặc biệt ngưỡng mộ các quyền tự do như tự do báo chí, ngôn luận, khả năng nói hoặc viết bất cứ thứ gì dù với nỗi sợ hãi. Ông hiểu rằng sức khỏe của một xã hội được phản ánh trong những thứ tự do như vậy.
Tính tự nguyện, tự do ngôn luận, tự do tinh thần, niềm vui là những điều Ẩn đã học được từ cuộc sống với người dân Mỹ tại California từ năm 1957 đến năm 1959, và như tôi đã nói trong cuốn sách, Ẩn nói với tôi rằng, điều này đã mở ra một cách mới để ông nhìn thế giới và hành động. Đó là những điều ông đã muốn làm sau chiến tranh và ông ngưỡng mộ khía cạnh này.
Ông có nghĩ rằng có một áp lực đặt lên vai các Tổng thống Mỹ, buộc họ phải duy trì và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới?
Đúng vậy. Tôi nghĩ rằng người dân Mỹ hy vọng tổng thống của họ sẽ duy trì sức ảnh hưởng, mặc dù mọi người cũng mệt mỏi của những cuộc chiến tranh và việc trở thành một viên cảnh sát trên thế giới. Việt Nam đã dạy chúng tôi rằng, có những giới hạn với những gì mình có thể làm nhân danh sự quan tâm.
Như ông nói trong cuốn sách, nhiều người Mỹ vẫn không hiểu rằng cuộc chiến là sai ngay từ đầu. Có phải họ chỉ muốn biết lý do tại sao Mỹ đã thua ở đoạn sau?
Điểm mấu chốt là có quá ít người Mỹ nhìn cuộc chiến từ đôi mắt của người Việt Nam. Việt Nam chưa bao giờ tấn công Mỹ, nhưng hầu hết người Mỹ không dành thời gian để hiểu được cuộc chiến trong bối cảnh lịch sử, lịch sử của Việt Nam. Ví dụ, tại sao nó được gọi là chiến tranh Việt Nam ở Mỹ?
Nó nên được gọi là cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Hầu hết người Mỹ nghĩ rằng Hoa Kỳ thua trận bởi vì chúng tôi đã không làm đủ; rút ra kết luận kiểu đó là hoàn toàn sai lầm.
Trong cuốn sách, ông có đề cập đến việc ông được tiếp cận thông tin sâu bằng Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA). Ở Mỹ, thường dân có thể được tiếp cận thông tin sâu tới mức nào từ các nguồn Chính phủ? Đạo luật này chỉ áp dụng cho các nhà nghiên cứu như ông hay cho tất cả các thường dân?
Tất cả thường dân đều có quyền sử dụng Đạo luật Tự do Thông tin, và họ đã làm điều đó một cách cực kì thường xuyên. Vẫn còn có những thông tin được phân loại liên quan đến bí mật an ninh quốc gia, nhưng giờ đây, chúng tôi được tiếp cận với một số lượng tài liệu thật đáng kinh ngạc.
Xin cảm ơn giáo sư Larry Berman!
Hồ Hương Giang (thực hiện)
Theo_VietNamNet
Sai lầm ngớ ngẩn của CIA về Liên Xô (II)
Trở lại Mỹ, CIA đã bắt tay với Đơn vị Hóa học của Quân đội tại Trại Detrick, bang Maryland để nghiên cứu và phát triển thêm về các loại thuốc hóa học tác động lên não
Các nhà khoa học và điệp viên chiến trường đã được chọn lọc từ vô số nhà vi khuẩn học và hóa học cấp cao của quân đội. Những người này sau đó được bổ nhiệm vào trong một đơn vị được gọi là Bộ phận Tác chiến Đặc biệt, trực thuộc CIA. Hình minh họa từ một poster của phát xít Đức. Ảnh: Business Insider.
Các chuyên gia làm việc bên trong một cơ sở bí mật là Tòa nhà số 439. Tòa nhà một tầng này không khác gì với các tòa nhà khác ở trại Detrick. Hầu như không có ai bên ngoài Bộ phận Tác chiến Đặc biệt biết về công việc &'Tối mật' đang diễn ra bên trong tòa nhà này.
Một trong những điệp viên này là Tiến sĩ Harold Batchelor, nhà khoa học của Mỹ có nhiệm vụ tham vấn với bác sĩ và là người từng làm cho quân y của Phát xít Đức - Tiến sĩ Kurt Blome. Một điệp viên khác của bộ phận này là Tiến sĩ Frank Olson - cựu quân nhân và là nhà vi khuẩn học chuyển sang làm điệp viên. Olson bất ngờ qua đời vì nhiễm độc LSD, và suýt nữa thì làm hại cả CIA vào năm 1953.
Batchelor và Olson đều được bổ nhiệm vào chương trình ở Trại Vua (Đức). Tiến sĩ Blome là giám đốc vật lý tại trại này. Theo những tài liệu và phỏng vấn từ cộng sự cũ của Olson là Norman Cournoyer, nhiệm vụ của những nhà khoa học này là sử dụng các kỹ thuật phi truyền thống để thẩm vấn các tù binh Liên Xô, sau khi đã đầu độc họ bằng LSD.
Tháng 4/1950, Frank Olson nhận được hộ chiếu ngoại giao. Bản thân Olson không phải là nhà ngoại giao, nhưng tấm hộ chiếu này cho phép ông mang các thứ đồ đặc biệt trong một chiếc cặp ngoại giao và không bị hải quan khám xét. Frank Olson bắt đầu các chuyến đi tới Đức, bay tới Frankfurt và tới ngay Trại Vua.
Trong một tài liệu chính thức hiếm có còn sót lại từ chương trình này, Phó Giám đốc Tình báo Allen Dulles đã gửi một mật thư cho Richard Helms và Phó Giám đốc CIA chịu trách nhiệm Lên kế hoạch là Frank Wisner liên quan tới các loại kỹ thuật đặc biệt có thể áp dụng cho tù nhân Liên Xô.
"Trong cuộc trao đổi giữa chúng tôi vào ngày 9/2/1951, tôi đã phác thảo với các anh về khả năng tăng cường các biện pháp thẩm vấn bằng cách sử dụng thuốc, thôi miên, gây sốc... và nhấn mạnh vào các khía cạnh phòng thủ cũng như cơ hội tấn công trong lĩnh vực khoa học y học ứng dụng này" - Dulles viết.
"Trong tệp tài liệu mật &'Các kỹ năng thẩm vấn' do Bộ phận Y tế của tôi chuẩn bị sẽ cung cấp cho các ngài thông tin cần thiết và phù hợp". Dulles giải thích Trại Vua là địa điểm hoàn hảo để tiến hành những thử nghiệm triệt để này. Những địa điểm ở nước ngoài thường được dùng cho thẩm vấn Artichoke sau khi mà các chính phủ nước ngoài &'cho phép một số hoạt động mà chính phủ Mỹ không chấp thuận (như bệnh than)'.
Chuyến đi kế tiếp của Frank Olson diễn ra vào ngày 12/6/1952. Frank Olson từ sân bay quân sự Hendon (Anh) tới Frankfurt và tới ngay Oberursel. Tại đây, các cuộc thẩm vấn Artichoke được tiến hành tại một căn nhà an toàn là Haus Waldorf.
"Từ 4-18/6/1952, một nhóm IS&O [Điều tra CIA và Nhân viên An ninh]... đã áp dụng các kỹ thuật thẩm vấn Artichoke lên hai trường hợp tại một ngôi nhà an toàn" - trích thư báo Artichoke gửi cho Giám đốc CIA Dulles và một trong rất ít thư báo chưa bị hủy của Richard Helms khi ông này còn là giám đốc của CIA. Hai người bị thẩm vấn tại ngôi nhà ở Trại Vua này &'được xếp hạng là các điệp viên vào loại chuyên nghiệp, đầy kinh nghiệm và bị tình nghi làm việc cho tình báo Liên Xô'.
Những điệp viên này bị tình báo Đức quốc xã (Tổ chức Gehlen) bắt, sau này do CIA điều hành. "Trong vụ thứ nhất, việc kết hợp sử dụng các liều thuốc nhẹ và biện pháp thôi miên sẽ dẫn tới tình trạng thôi miên hoàn toàn" - trích bản ghi nhớ. "Tình trạng thôi miên này kéo dài khoảng hơn một giờ 40 phút thẩm vấn và sau đó (người bị thẩm vấn) sẽ quên hoàn toàn".
Kế hoạch tăng cường chương trình thẩm vấn này đáng ra sẽ còn tiếp diễn, bao gồm việc đánh thuốc các điệp viên, thẩm vấn và khiến họ hoàn toàn quên quá trình đó. Thay vào đó, chương trình lại gây ra những vấn đề gây tranh cãi và mở ra một trong những chương trình khét tiếng nhất của CIA thời Chiến tranh Lạnh, là MKULTRA.
LSD là thứ thuốc gây ra bệnh hoang tưởng và tình trạng khó đoán, khiến mọi người nhìn thấy những thứ không thật sự tồn tại. Thứ thuốc này đã có thể trở thành một câu chuyện hoang đường kỳ lạ cho thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong một báo cáo của CIA được giải mật và chia sẻ trong Quốc hội Mỹ nhiều thập kỷ sau đó, vào năm 1977, có nói về những nỗi sợ hãi của tình báo Mỹ về các kế hoạch của Liên Xô.
Mỹ sợ rằng Liên Xô có thể sử dụng LSD để chống lại Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh: "Liên Xô mua một lượng lớn LSD-25 từ Công ty [Dược phẩm] Sandoz [nguồn cung LSD duy nhất vào lúc đó]... nghe đâu đủ dùng cho 50 triệu liều". CIA tin rằng Liên Xô có thể đầu độc hàng triệu người Mỹ bằng LSD thông qua hệ thống cung cấp nước trong một cuộc tấn công bí mật kiểu tình báo.
Thông tin sau đó cho thấy nhà phân tích của CIA viết báo cáo này đã mắc lỗi số thập phân khi tính toán liều lượng LSD mà Liên Xô mua. Thực tế, Liên Xô chỉ mua LSD của hãng Sandoz một lượng thuốc đủ cho vài ngàn thử nghiệm - nhỏ hơn rất nhiều so với con số 50 triệu liều mà CIA báo cáo ban đầu.
Tựu chung lại, mưu đồ với LSD là một kế hoạch kỳ dị diễn ra trong một khoảng thời gian kỳ lạ. Chiến tranh Lạnh trở thành một chiến trường hiện hữu trong chính lối nói &'lá mặt lá trái'. Khi đó, mưu mô, mánh khóe, xảo trá trở thành cái có thật. Còn sự thật lại ấp ủ trong những liều huyết thanh. Sinh ra từ những đống tro tàn của Thế chiến II, Operation Paperclip được ươm mầm từ chính khán phòng phản chiếu sự thật này. Khi chương trình này sinh trưởng, bản thân nó đã tạo ra những con quỷ dữ của riêng mình.
Lê Thu (theo The Daily Beast/ Business Insider)
Theo_VietNamNet
Nhật, Triều 'bí mật gặp nhau ở Trung Quốc' Một cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc họp với giới chức CHDCND Triều Tiên tại Trung Quốc vào tháng 10.2013, gây ra những đồn đoán rằng Tokyo đang tìm cách nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng về vấn đề người Nhật bị bắt cóc. Ông Isao Iijima - Ảnh: AFP Phản ứng với bản tin ngày...