Điểm yếu chưa thể khắc phục trên tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc
Trung Quốc được cho sắp “trình làng” tàu sân bay thứ 3 nhưng nước này dường như vẫn đang đối mặt với một điểm yếu chưa thể khắc phục có thể liên quan tới năng lực tác chiến của khí tài này.
Ảnh vệ tinh chụp tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc đang trong quá trình chế tạo (Ảnh: CSIS).
SCMP dẫn lời các quan sát viên quân sự cho hay, Trung Quốc được cho sắp tung ra tàu sân bay thứ 3 vào năm nay, nhưng khí tài này dự kiến vẫn chưa thể được trang bị đội tiêm kích hiện đại do bị các hạn chế về mặt kỹ thuật “kìm chân”.
Các hình ảnh vệ tinh do trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) đăng tải hồi giữa tuần qua cho thấy, Trung Quốc đã đạt được tiến triển đáng kể trong việc đóng tàu sân bay Type 003. CSIS nói rằng, việc xây dựng sàn đáp của tàu sân bay, cấu trúc thượng tầng cơ bản gần như đã hoàn tất, cho thấy tàu sân bay này có thể sớm “trình làng” vào năm nay.
CSIS cho biết, chiến hạm dài 318 mét này dường như không phải là tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, Trung Quốc Li Jie nhận định, Type 003 dường như sẽ được trang bị hệ thống phóng điện từ mới nhất. Ông Li cũng dự đoán Trung Quốc vẫn sẽ phải trang bị cho tàu sân bay mới các tiêm kích J-15, máy bay đang được sử dụng trên các hàng không mẫu hạm hiện tại của nước này là Liêu Ninh và Sơn Đông.
Vấn đề ở đây là dù Type 003 có thể được trang bị hệ thống phóng máy bay hiện đại nhưng J-15 lại là máy bay cũ kỹ và có nhiều điểm yếu. Nó được sản xuất dựa trên một nguyên mẫu chưa hoàn chỉnh của tiêm kích Su-33 của Liên Xô. Trung Quốc đã mua lại nguyên mẫu này từ Ukraine.
J-15 là máy bay có khả năng chiến đấu nhưng nếu so với các tiêm kích trên tàu sân bay của Mỹ như F/A-18, nó chưa thể là đối thủ. Thêm vào đó, J-15 có một điểm yếu cố hữu của máy bay Trung Quốc là động cơ. Trung Quốc hiện chưa làm chủ được về động cơ, dẫn tới việc các máy bay của họ chưa hoạt động được đúng như kỳ vọng.
Mặc dù vậy, ông Li cho biết: “Máy bay J-15 vẫn sẽ được sử dụng trong vài năm nữa, vì các kỹ sư máy bay Trung Quốc đã không thành công trong việc chế tạo ra các tiêm kích thế hệ mới tác chiến trên tàu sân bay”
“Trung Quốc đã nâng cấp một số biến thể của J-15, bao gồm các phiên bản sử dụng cho thiết bị phóng hơi nước và thiết bị phóng điện từ, vì họ dự đoán rằng J-15 vẫn sẽ được sử dụng trong thời gian tới”, ông Li nói.
Ngoài ra, Trung Quốc trước đó cũng phát triển các tiêm kích khác như FC-31 hay J-20 nhưng theo một nguồn tin chúng “đều không đáp ứng được các yêu cầu công nghệ và kỹ thuật để trở thành máy bay phóng bằng hệ thống điện từ trên tàu sân bay thế hệ tiếp theo”.
Ngoài ra, nguồn tin nói rằng, Trung Quốc dường như đang phát triển một tiêm kích mới nhất cho tàu sân bay mang tên J-18.
Tàu sân bay Type 003 có lượng giãn nước ước tính khoảng 85.000 tấn, nhỏ hơn so với của tàu sân bay USS Gerald Ford (100.000 tấn), nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với các tàu sân bay hiện tại của Bắc Kinh.
Mỹ gia tăng giám sát hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông?
Tổ chức theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng tàu giám sát đại dương của hải quân Mỹ gia tăng hoạt động nhắm vào tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay.
Tàu giám sát đại dương của Mỹ USNS Impeccable . Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Trong 6 tháng đầu của năm 2021, tất cả 5 tàu giám sát đại dương của hải quân Mỹ đều tham gia hoạt động do thám ở Biển Đông, gồm 4 tàu lớp Victorious và một tàu lớp Impeccable, theo Hoàn Cầu thời báo trích dẫn nội dung bản tổng hợp công bố ngày 13.7 của SCSPI.
Theo SCSPI, hải quân Mỹ triển khai ít nhất 1 tàu giám sát đến Biển Đông trong ít nhất 161 ngày trong tổng số 181 ngày của 6 tháng đầu năm 2021 và tập trung ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, và quần đảo Trung Sa ở Biển Đông.
Trước năm 2021, hải quân Mỹ hiếm khi triển khai tàu giám sát tới phía tây quần đảo Hoàng Sa, nhưng cả hai tàu USNS Victorious và USNS Impeccable đều tiến hành hoạt động do thám ở khu vực trong năm nay, theo SCSPI.
Hoạt động tấp nập trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông
Cũng theo SCSPI, hoạt động của các tàu Mỹ nói trên có thể nhằm theo dõi hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc, phân tích những khu vực hoạt động chủ yếu và tuyến đường biển thường sử dụng của tàu ngầm Trung Quốc, và cung cấp sự hỗ trợ tình báo chống tàu ngầm.
Hải quân Mỹ chưa có phản ứng về thông tin trên.
Mỹ trừng phạt 7 quan chức Trung Quốc Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trừng phạt thêm 7 quan chức Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai bên tiếp tục leo thang căng thẳng về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Hong Kong. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Reuters). Theo Reuters , 7 quan chức Trung Quốc trong danh sách trừng phạt của Mỹ công bố...