Điểm yếu chết người trên tàu sân bay nhất nước Anh
HMS Queen Elizabeth, hàng không mẫu hạm hiện đại mới cóng của Anh, lại đang sử dụng hệ điều hành lỗi thời Window XP có từ những năm 1990.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sau khi được hạ thủy ngày 26-6 – Ảnh: Reuters
Đó là tiết lộ của tờ The Times của Anh ngày 27-6.
Ngày 26-6, nhân sự kiện tàu Queen Elizabeth được hạ thủy, nhiều phóng viên báo đài Anh, trong đó có The Times, đã được mời lên tham quan và phát hiện máy tính trong phòng chỉ huy của con tàu đang sử dụng Window XP.
Thông tin này đã ngay lập tức làm dấy lên lo ngại tàu sân bay của Anh có thể trở thành mục tiêu dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công của tin tặc.
Không chỉ riêng HMS Queen Elizabeth, các tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Vanguard của Hải quân Anh cũng đang sử dụng Window XP.
Tập đoàn Microsoft đã ngừng hỗ trợ Window XP kể từ năm 2014, theo đài RT.
Video đang HOT
Trong đợt tấn công toàn cầu vừa rồi bằng mã độc tống tiền WannaCry, hệ thống y tế của Anh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một cuộc điều tra sau đó cho thấy phần lớn những máy tính bị nhiễm WannaCry ở Anh đều sử dụng Window XP.
“Nếu Window XP được sử dụng cho hệ thống tác chiến, điều đó đặt ra nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng”, giáo sư Alan Woodward, một chuyên gia về công nghệ thông tin tại Đại học Surrey, nói với tờ The Times.
Hải quân Anh, trong khi đó, giữ vững lập trường tiếp tục sử dụng Window XP. Sĩ quan Mark Deller, thành viên HMS Queen Elizabeth, khẳng định: “Con tàu đã được thiết kế rất hoàn hảo. Quy trình huấn luyện rất chặt chẽ, do đó sẽ ít có nguy cơ bị tấn công hơn những tàu khác”.
HMS Queen Elizabeth là chiếc đầu tiên trong lớp tàu sân bay cùng tên của Hải quân Anh. Con tàu được xem là tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Anh và châu Âu ở thời điểm hiện tại.
Người ta đã mất gần 6 năm ròng rã và hơn 3,5 tỉ bảng Anh để đóng mới con tàu nặng gần 70.000 tấn, dài 280m, theo The Times.
Khác với các tàu sân bay của Mỹ (lớp Nimitz và lớp Gerald R. Ford) hay của Pháp (Charles de Gaulle), HMS Queen Elizabeth không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân mà sử dụng động cơ diesel.
Tàu sân bay của Anh cũng không được trang bị các máy phóng máy bay bằng điện từ; mặt boong của HMS Queen Elizabeth được vát cong lên ở đầu tàu để tạo lực cho máy bay cất cánh, giống như các tàu sân bay của Nga và Trung Quốc.
Hải quân Anh đang có kế hoạch đóng ít nhất 2 tàu sân bay lớp Queen Elizabeth. Tàu sân bay thứ hai, HMS Prince of Wales đang trong quá trình chế tạo. Tàu sân bay mới của Anh sẽ trải qua sáu tuần lễ thử nghiệm ở Biển Bắc.
(Theo Tuổi Trẻ)
Chuyên gia lo ngại tên lửa Nga có thể diệt gọn tàu sân bay Anh
Các chuyên gia quân sự Anh cho rằng tên lửa siêu thanh Zircon mới của Nga có thể vô hiệu hóa tàu sân bay hiện đại nhất của nước này chỉ bằng một phát bắn.
Tên lửa BrahMos II do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. Ảnh: Sputnik.
Các chuyên gia quân sự Anh lo ngại loại tên lửa siêu vượt âm mới mang tên Zircon của Nga có khả năng phá hủy những tàu sân bay đắt đỏ của London chỉ với một lần khai hỏa, Sun ngày 26/3 đưa tin.
Theo các chuyên gia này, tên lửa Zircon có vận tốc lên đến 7.000 km/h, gấp 6 lần vận tốc âm thanh, trong khi hệ thống phòng không Sea Ceptor của hải quân Hoàng gia Anh chỉ có thể bắn hạ các tên lửa có vận tốc tối đa 3.700 km/h.
"Tên lửa siêu vượt âm hầu như không thể đánh chặn. Khi không có phương án chống lại tên lửa Zircon, các chiến hạm của chúng ta chỉ có thể hoạt động ngoài tầm bắn của nó", một quan chức hải quân cấp cao của Anh thừa nhận.
Trong khi đó, các tàu sân bay buộc phải tiến đến mục tiêu đủ gần để chiến đấu cơ có thể cất cánh thực hiện nhiệm vụ và trở về trong tầm hoạt động của mình. Điều này khiến các tàu sân bay có giá tới 7,8 tỷ USD của Anh như HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales có nguy cơ bị vô hiệu hóa chỉ với một phát bắn của tên lửa Zircon.
Chuyên gia hải quân Pete Sandeman cho rằng ngay cả khi tên lửa Zircon bị phá hủy ở cự ly gần thì những mảnh vỡ của nó vẫn có động năng rất lớn và gây hư hỏng nặng cho con tàu.
"Tên lửa Zircon có thể bay 250 km trong hai phút rưỡi, nhanh hơn tốc độ một viên đạn súng trường bắn tỉa. Đối phương sẽ không có đủ thời gian để sợ hãi", theo chuyên gia Andrei Akulov thuộc trang phân tích quân sự Strategic Culture.
Tên lửa Zircon có tầm bắn hơn 800 km, có thể trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau, từ đầu đạn nổ mạnh cho tới hạt nhân. Nó có thể được phóng từ đất liền, tàu chiến hoặc tàu ngầm và nhiều khả năng sẽ trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất của thế kỷ 21.
Harry J Kazianis, chuyên gia thuộc National Interest, tin rằng những vũ khí như tên lửa Zircon có thể biến các siêu tàu sân bay Mỹ thành "những nấm mồ nhiều tỷ USD cho hàng nghìn thủy thủ".
Tên lửa Zircon được nghiên cứu và phát triển từ năm 2011 và dự kiến trang bị cho tàu tuần dương hạt nhân Pyotr Velikiy của hải quân Nga vào năm 2018.
Tuy các tính năng kỹ chiến thuật của loại tên lửa này vẫn trong vòng bí mật, nhiều chuyên gia quân sự nhận định Zircon chính là phiên bản không xuất khẩu của tên lửa siêu vượt âm BrahMos II do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Siêu tàu sân bay Anh lộ diện Sức mạnh trên biển của Anh sẽ được tăng cường đáng kể với uy lực từ các tàu sân bay "khủng" lớp Queen Elizabeth. HMS Queen Elizabeth sẽ là mũi nhọn sức mạnh trên biển của Anh trong tương lai. BỘ QUỐC PHÒNG ANH Truyền thông Anh hôm qua 25.5 đưa tin quá trình đóng HMS Queen Elizabeth, chiếc đầu tiên của lớp...