Điểm yếu cản trở tham vọng ‘viễn chinh’ của Trung Quốc
Thiếu lực lượng bảo dưỡng chiến hạm và mạng lưới đồng minh ảnh hưởng lớn tới năng lực triển khai lực lượng ra nước ngoài của hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc những năm qua mạnh tay đầu tư đóng chiến hạm, phát triển công nghệ vũ khí mới, xây dựng căn cứ ở Djibouti nhằm hiện thực hóa tham vọng trở thành “lực lượng hải quân hàng đầu thế giới” có thể cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ trên các vùng biển xa bờ.
Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất mà Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được trong tham vọng này là không sở hữu đội ngũ công nhân tay nghề cao và cơ sở hiện đại để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội đồn trú ở nước ngoài, chuyên gia Toshi Yoshihara cho biết trong tọa đàm trực tuyến của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách hôm 21/1.
“Trung Quốc chỉ có thể mơ về cách Mỹ sử dụng lực lượng nhân công và cơ sở của nước sở tại những nơi đóng quân như Yokosuka ở Nhật Bản và quần đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương”, Yoshihara cho biết.
Chiến hạm hải quân Trung Quốc diễn tập tại Biển Đông, ngày 4/1. Ảnh: PLA .
Chuyên gia này nhận định Trung Quốc “còn chặng đường dài phía trước” trong việc tìm kiếm các quốc gia gần những “vùng biển xa” có thể hỗ trợ tích cực hơn cho hải quân của họ và chấp nhận rủi ro nếu chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ phải nỗ lực và chấp nhận chi phí đáng kể để vượt qua “vị thế dẫn đầu to lớn” mà Mỹ đã thiết lập trong mạng lưới căn cứ, bảo trì và đồng minh kể từ sau Thế chiến II.
“Chúng ta không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở mọi nơi”, Yoshihara nói. “Đó là lý do Mỹ và các đồng minh cùng đối tác phải lên phương án làm phức tạp hóa kế hoạch của Trung Quốc”.
Chuyên gia gợi ý một trong các phương án này là chứng minh khả năng phòng thủ ở Ấn Độ Dương để răn đe và áp dụng các công nghệ tiên tiến để buộc giới quân sự Trung Quốc thay đổi tư duy.
Chuyên gia John Lee tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney ở Australia, người điều phối cuộc tọa đàm, cho biết giới chuyên gia công nhận Trung Quốc là “cường quốc trong khu vực và quốc tế”, song Trung Quốc “mạnh yếu từng lúc khác nhau”, tùy thuộc vào tình hình và cách Mỹ cùng đồng minh hành động.
Video đang HOT
Lee nhận định Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đặt cược vào chiến lược dàn trải nguồn lực khắp các vùng biển xa, biển gần và xung quanh lục địa nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Việc trở thành cường quốc quân sự toàn cầu là một trong các yếu tố phản ánh “sự vươn dài của lợi ích kinh tế” Trung Quốc, Yoshihara nhận xét.
“Trung Quốc học được bài học từ cuộc khủng hoảng Libya gần 10 năm trước rằng cần bảo vệ chính công dân của mình bị vướng vào một cuộc xung đột nào đó”, ông nói. “Các lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy đất nước giờ đây đã có đủ nguồn lực và ý chí để bảo vệ công dân và tài sản trong các trường hợp cấp thiết”.
Tuy nhiên, chuyên gia Jack Bianchi cho rằng các nước ở nhiều khu vực trên thế giới ngần ngại cho Trung Quốc triển khai lực lượng đồn trú, bởi họ có thể dễ bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng không phải do họ gây ra.
Để xoa dịu lo ngại này, Trung Quốc sẽ phải không ngừng đưa ra các cam kết hỗ trợ đối với nước sở tại, nhưng điều này sẽ làm tăng chi phí triển khai lực lượng ở nước ngoài.
Trung Quốc đã lập căn cứ ở Djibouti, quốc gia vùng Sừng châu Phi và sát cửa ngõ vào Biển Đỏ, đồng thời đang tìm kiếm các cơ sở khả thi ở phía đông châu Phi và phía nam Thái Bình Dương. Các chuyên gia nhận định Trung Quốc ban đầu tiếp cận với các quốc gia này bằng con đường thương mại, đề xuất xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu như đập, đường cao tốc, sân bay và cảng.
Tuy nhiên, nguy cơ “sập bẫy nợ” từ các gói vay khổng lồ, cùng tình trạng hàng hóa, dịch vụ Trung Quốc cung cấp có chất lượng kém, điển hình là các lô vật tư y tế chống Covid-19 gần đây, đã làm dấy lên lo ngại về “được – mất” trong việc thực hiện các dự án và mua trang thiết bị của Trung Quốc.
Lễ khánh thành căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti, tháng 8/2017. Ảnh: PLA.
Chuyên gia Bianchi nhận định khi triển khai các căn cứ ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ phải tự mình cáng đáng mọi thứ, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, trả phí bảo trì cho tới chuỗi hậu cần phục vụ căn cứ, khiến chi phí tăng lên rất nhiều so với Mỹ, nước có hệ thống đồng minh rộng khắp trên thế giới.
“Những mối quan hệ đồng minh này không thể hình thành một sớm một chiều. Chúng được tạo nên bởi những thứ vô hình gồm niềm tin, giá trị chung, các mối tương tác chính thức và quá trình hợp tác lâu dài. Mối quan hệ của Trung Quốc với hầu hết các quốc gia có thể cho họ bố trí căn cứ đều thiếu những đặc điểm cần thiết này”, báo cáo tại tọa đàm cho biết.
Cô gái Việt nhận học bổng trường y danh tiếng nhất Australia
Lê Triều Anh (sinh năm 2001) đã xuất sắc vượt qua 2.000 hồ sơ, trở thành 1 trong 10 thí sinh được nhận học bổng trị giá 2 tỷ đồng tại Đại học Sydney, Australia.
Tốt nghiệp trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), Lê Triều Anh (sinh năm 2001) được nhiều bạn trẻ biết đến khi là sinh viên Việt Nam đầu tiên được nhận học bổng 2 tỷ đồng của Đại học Sydney.
Theo xếp hạng của tổ chức giáo dục QS năm 2021, đây là trường y danh tiếng nhất xứ sở chuột túi và đứng top 18 thế giới.
Chia sẻ với Zing , Triều Anh cho biết việc được nhận vào trường y tại Australia không quá xa lạ với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên cần trải qua chương trình đại học rồi mới thi vào trường y ở bậc cao học.
Lê Triều Anh được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ khi nhận học bổng của trường y danh tiếng nhất Australia.
Đối với Triều Anh, được nhận vào lộ trình đào tạo 7 năm của ngôi trường này là một điều rất ý nghĩa. Bởi, nữ sinh thích môn Sinh học và mong muốn cống hiến cho ngành y khoa.
Nữ sinh cho biết để được nộp hồ sơ vào ngành y khoa của Đại học Sydney, cô có điểm SAT đạt 1600/1600, A level 4 điểm A*, ATAR 99.95.... Ngoài ra, để trở thành một trong 10 sinh viên quốc tế duy nhất của lộ trình này, nữ sinh phải vượt qua 2000 hồ sơ với điểm số rất cao.
Trước khi nhận học bổng của trường y, Triều Anh vừa hoàn thành khóa học A-level, 2 năm tại trường Abbey Cambridge. Tại đây, cô cũng sở hữu bảng thành tích ấn tượng gồm: HCV môn Hóa - kỳ thi Hóa toàn Vương quốc Anh do Đại học Cambridge tổ chức, HCV môn Toán - kỳ thi Toán học toàn Vương quốc Anh do UK Mathematics Trust tổ chức, HCB môn Sinh học - Olympics Sinh học toàn Vương quốc Anh.
Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, từ khi học trường Phổ thông Năng Khiếu, Triều Anh được gia đình gợi ý đi du học. Cô không phản đối nhưng cũng chưa hoàn toàn ủng hộ và nghe theo kế hoạch của gia đình.
Triều Anh cho hay khi ở Việt Nam, cô có lực học không quá nổi trội, điểm tổng kết chưa bao giờ trên 9.0.
Tuy nhiên, với cô, quyết định đi du học 2 năm ở Anh là bước ngoặt quan trọng nhất. Bởi nó là tiền đề cho việc cô nộp hồ sơ vào trường y ở Australia.
Thời gian rảnh, Triều Anh thường chơi guitar hoặc cầu lông.
Để trở thành sinh viên của trường y danh tiếng, hành trình khó khăn nhất của Triều Anh là phải đạt 4 điểm A* các môn Toán, Hóa, Sinh, Tâm lý. Do có kiến thức tốt các môn tự nhiên ở Việt Nam, Triều Anh dễ dàng đạt điểm A* ở môn Toán và Hóa. Tuy nhiên, với môn Sinh và Tâm lý học, cô gặp chút khó khăn do kiến thức và cách làm bài khác ở Việt Nam.
Bởi vậy, cô dành nhiều thời gian cho 2 môn học này. Nữ sinh tìm hiểu cách chấm bài, học theo từ khóa. Nhờ đó, trong bài thi, Triều Anh trả lời câu hỏi đúng trọng tâm hơn.
Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, Triều Anh tâm sự cô luôn nhận được sự ủng hộ của cha mẹ. Nếu không nhờ gia đình, các thầy cô, bạn bè, hành trình đến với trường y của nữ sinh sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
"Từ nhỏ, mình đã được gia đình đầu tư học tiếng Anh và luôn động viên mình đi du học. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không gây áp lực mà để con gái tự phấn đấu. Họ luôn tôn trọng quyết định của mình, động viên mình cố gắng, vượt lên bản thân bởi mỗi người đều có điểm mạnh yếu khác nhau".
Triều Anh cho rằng lựa chọn và trúng tuyển trường nào không quan trọng bằng việc cố gắng ra sao. Xác định được điều mình thích và thấy phù hợp, từ đó nỗ lực để đạt được mục tiêu là điều ý nghĩa nhất.
Cô gái sinh năm 2001 sẽ bay sang Australia nhập học khi biên giới nước này mở cửa. Sau khi hoành thành khóa học 7 năm, nữ sinh mong muốn được trở về Việt Nam làm việc.
Chương trình SACE và các cơ hội rộng mở cho học sinh Việt Nam Bùi Đặng Châu Anh, hiện là học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhưng đã kịp cầm tấm bằng THPT Úc (SACE), bằng chính thống do Bộ giáo dục Nam Úc cấp của bang Nam Úc trong tay vào tháng 12 năm 2020. Châu Anh cũng là học sinh tốt nghiệp xuất sắc bằng SACE này với số điểm...