Điểm vũ khí Nga dùng ở Syria khiến thế giới phát thèm
Tiêm kích Su-35S, tên lửa hành trình Kalibr, siêu pháo TOS-1A…là những vũ khí Nga đã dùng ở Syria, khiến nhiều nước thèm thuồng.
Tiêm kích Su-35S (Flanker-E theo cách gọi của NATO) là dòng máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến thế hệ 4 với tốc độ lên tới 2.390km/h. Tầm bay đạt 3.600km và bán kính chiến đấu 1.600km.
Loại máy bay này có khả năng tác chiến đối không – đối hải- đối đất với 8 tấn vũ khí các loại. Đồng thời nó còn được lắp đặt tổ hợp tác chiến điện tử siêu việt “Khibiny” khiến hệ thống phòng không đối phương chỉ biết đứng nhìn.
Tên lửa hành trình Kalibr được xem là khắc tinh của mọi loại mục tiêu bởi tính chính xác gần như tuyệt đối của nó.
Hàng chục quả tên lửa hành trình Kalibr đã được các tàu chiến Nga triển khai từ tận biển Caspian và Địa Trung Hải vượt qua khoảng cách 1500km hủy diệt các căn cứ quân sự của IS.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack (thiên nga trắng) – một thành viên của bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Tu 160 đã tiêu diệt các cứ điểm khủng bố IS ở Syria bằng tên lửa Kh-555 đầu đạn thông thường, tầm phóng 3.500km.
Video đang HOT
Điểm mạnh của Tu-160 là sự kết hợp của tốc độ và tên lửa hành trình tầm xa. Tu-160 có thể đạt tốc độ tối đa 2.200km/h với tầm bay 14.000km không cần tiếp nhiên liệu, sử dụng tên lửa hành trình thế hệ mới nhất Kh-101 có tầm phóng lên tới 10.000km có khả năng tiến công bao phủ toàn cầu.
Hệ thống pháo phản lực TOS-1A Solnstepyok trang bị đầu đạn nhiệt áp có sức phá hủy kinh hoàng bởi chúng tỏa ra nhiệt độ cực cao, tạo ra xung quanh điểm nổ vùng chân không trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy chúng được gọi là vũ khí nguyên tử không phóng xạ.
TOS-1A Solnstepyok được trang bị trên xe chiến đấu BM-1 hoặc tăng T-72 (24 hoặc 30 nòng phiên bản TOS-1) với đầy đủ hệ thống điều khiển hỏa lực, máy tính đường đạn và thiết bị đo xa laser 1D4. Pháo có tầm bắn từ 400-6000m.
Xe bọc thép chở quân BTR-82A với động cơ diesel công suất 300 mã lực, tốc độ max lên tới 100km/h, loại xe này có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết. BTR-82A được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh gồm đại liên 7,62mm, 6 ống phóng đạn khói và 1 bệ pháo tự động 2A72 cỡ nòng 30mm.
15 chiếc xe tăng chủ lực T-90A Vladimir đã được Quân đội Nga đưa tới Syria tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS. Xe tăng T-90A được xếp vào một trong những loại tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới, nằm trong số ít xe tăng có sức mạnh cân bằng ba yếu tố giáp bảo vệ – hỏa lực – cơ động.
Xe tăng T-90A Vladimir trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp là sự kết hợp của giáp composite, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Các cuộc thử nghiệm và cả thực chiến tại Syria cho thấy, chỉ với giáp composite cùng Kontak-5 đủ sức để chống lại cuộc tấn công của tên lửa chống tăng (ATGM) và súng chống tăng hiện đại. Ngay cả một trong những loại ATGM mạnh nhất của Mỹ – BGM-71 TOW nhiều lần bất lực trước loại tăng này.
Theo_Kiến Thức
Đức khoe xe chiến đấu siêu đắt
Là sản phẩm kết tinh những tinh hoa của nền công nghiêp quốc phòng Đức, tuy nhiên mức giá của xe bọc thép Puma lại không hề dễ chịu chút nào.
Nhìn bề ngoài, Puma có thiết kế không quá khác biệt so với các mẫu xe thiết giáp hiện đại với lái xe ngồi phía trước bên trái, giáp phía trước nghiêng tăng khả năng bảo vệ. Nóc xe phẳng với một chút nghiêng ở bên thành xe, hệ thống bánh xích với mỗi bên là 6 bánh chịu lực và 1 bánh dẫn động phía đầu dải xích, 1 bánh dẫn hướng nằm cuối dải xích được che chắn kĩ càng bởi giáp yếm.
Một trong những điểm độc đáo trong thiết kế của Puma là tháp pháo cực "dị" với hệ thống kính ngắm, cảm biến đặt lệch một bên, lấn sang bên trái xe, nhưng vẫn đảm bảo cho khẩu pháo 30mm tự động nằm giữa xe. Thiết bị điện tử cực hiện đại này giúp cho kíp lái Puma có khả năng quan sát, phát hiện và nhắm bắn chính xác mục tiêu trong bất kì điều kiện ngày đêm cũng như tăng khả năng tồn tại trên chiến trường.
Kíp lái biên chế trên Puma vẫn là 3 người gồm lái xe, pháo thủ và trưởng xe, bên cạnh khả năng chở quân 6 binh sĩ trong khoang lính phía đuôi xe. Kíp xe đều có cửa ra vào riêng, bên cạnh cửa đuôi của tốp lính bộ binh.
Về giáp bảo vệ của Puma, có thể nói đây là xe thiết giáp có vỏ giáp tốt nhất thế giới hiện tại, nó có ba tùy chọn giáp với các cấp độ bảo vệ khác nhau để đáp ứng từng nhu cầu nhiệm vụ, với khối lượng chiếc xe sẽ thay đổi từ 29,4 tấn đến 43 tấn.
Tùy chọn cơ bản nhất là có khả năng chống đạn 30mm trước mặt và đạn 14,5mm trên tất cả các vị trí, còn ở tùy chọn bảo vệ cao nhất sẽ biến Puma thành một chiếc xe thiết giáp hạng nặng, vì giáp phụ lắp thêm sẽ tăng khối lượng Puma lên 43 tấn (tăng T-54 nặng 36 tấn, T-72 khoảng 44 tấn), và ở cấp độ này giáp trước của Puma có thể chống được đạn pháo tăng cỡ 120mm hoặc 125mm của các loại xe tăng hiện đại.
Puma cũng có thể chịu đựng được các loại mìn và IED (thiết bị nổ tự tạo) có sức nổ của 10kg TNT, bên cạnh đó xe còn được sơn loại sơn đặt biệt giúp giảm tín hiệu nhiệt thoát ra cùng hệ thống điều hòa nhiệt độ. Dĩ nhiên hệ thống bảo vệ NBC cùng hệ thống chữa cháy tự động là bắt buộc phải có trên loại xe hiện đại như Puma.
Vũ khí chính của xe thiết giáp Puma là pháo tự động MK30-2/ABM cỡ 30mm có khả năng xoay 360. Pháo có hệ thống nạp đạn kép có thể bắn đạn xuyên giáp (APFSDS-T) hoặc đạn xuyên bằng động năng (KETF) với cơ số 400 viên, tầm hiệu quả khoảng 3km, đồng trục pháo chính là súng máy HK MG4 mới đưa vào biên chế năm 2005, cỡ 7,62mm với 2000 viên đạn dự trữ, sẽ được dùng khi sát thương mục tiêu cỡ nhỏ.
Puma mang trên mình 2 quả tên lửa chống tăng trong hệ thống tên lửa "EuroSpike Spike LR" để tiêu diệt xe tăng hay các lô cốt, hỏa điểm địch. Bên cạnh việc tích hợp các công nghệ cảm biến và gây nhiễu, Puma cũng được tích hợp ống phóng đạn khói ngụy trang dùng khi tấn công lẫn phòng thủ.
Một thiết bị phóng lựu cỡ 76mm 6 nòng gắn phía đuôi xe như một biện pháp đối phó với bộ binh địch - một ý tưởng thiết kế lấy từ kinh nghiệm của quân đội Israel sau nhiều năm nước này đương đầu với chiến tranh đô thị.
Để tăng khả năng cơ động cho "khối thép" này, nhà thiết kế đã lắp cho Puma động cơ diesel MTU V10 892 cực kì mạnh mẽ với công suất 1.100 mã lực, thậm chí còn mạnh ngang ngửa động cơ của các loại xe tăng chủ lực, giúp xe đạt tốc độ 70km/h với dự trữ hành trình 600km. Hệ thống treo trên Puma đảm bảo cho nó vượt quả được các địa hình khó khăn.
Có thể nói, Puma đã được thiết kế để "bám" theo các xe tăng trong đội hình thọc sâu dù bất cứ địa hình hay tốc độ nào. Khi cần Puma cũng có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải A400M "Atlas". Tuy nhiên mức giá của Puma lại không hệ dễ chịu (trên 10 triệu USD/chiếc).
Theo_Báo Đất Việt
Reuters: Mỹ muốn bán máy bay săn ngầm P-3 cho Việt Nam Việt Nam và Hàn Quốc là những quốc gia có khả năng mua máy bay trinh sát săn ngầm P-3 và S-3 tân trang, đại diện Lockheed Martin cho biết. Theo Reuters, Việt Nam sẽ sớm nhận báo giá và thông tin liên quan tới khoảng 4-6 chiếc máy bay P-3 Orion đã qua sử dụng của hải quân Mỹ trong vài tháng...