Điểm tương đồng giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ khôi phục quan hệ với Nga như trước kia. Đây là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 27/12.
Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al-Arabiya ngày 27/12.
Theo Tổng thống Erdogan, Ankara không ủng hộ mối quan hệ với Nga phát triển theo chiều hướng vô cùng căng thẳng hiện nay, mà mong muốn khôi phục quan hệ song phương, vốn đang bị rạn nứt, bằng phương thức ngoại giao và sớm bình thường hóa quan hệ như trước đây.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh trong suốt 10 năm qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là những đối tác chiến lược.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan. (Nguồn: Reuters)
Người đứng đầu Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phương thức ngoại giao trong các mối quan hệ liên chính phủ.
Ông Erdogan cho biết Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã có cuộc gặp sau khi quan hệ hai nước nảy sinh bất đồng (sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga), và ông Cavusoglu đã đánh giá cao cuộc gặp trên.
Video đang HOT
Tổng thống Erdogan kỳ vọng trong thời gian tới ngoại trưởng hai nước tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán để tháo gỡ những bất đồng đang tồn tại.
Theo ông Erdogan, nhiều nhà lãnh đạo của các nước khác trên thế giới không muốn quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga phát triển theo chiều hướng leo thang căng thẳng và đang nỗ lực tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ trên.
Trong khi trước đó, cũng liên quan đến mối quan hệ giữa hai nước này, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối &’ba điều kiện khôi phục quan hệ’ của Nga.
Hãng Lenta ngày 16/12 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tanju Bilgich cho biết, Ankara không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu mà Moscow đưa ra sau sự cố đối với cường kích Su-24 hồi cuối tháng 11.
“Chúng tôi không thể thanh toán tiền bồi thường theo yêu cầu của Nga”, ông Bilgich nói, đồng thời nhấn mạnh, rằng Moscow cần đảm bảo rằng máy bay của Nga sẽ không còn vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Cách hành xử của quân đội Nga như thể họ đang đối phó với mối đe dọa của Ankara. Điều này là không đúng sự thật”, đại diện Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Có thể thấy rằng sự không thống nhất trong quan điểm cũng như lời nói của Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm tương đồng với Ukraine. Cách đây không lâu, ngày 12/10, trả lời trên truyền hình, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông không thấy “tin tưởng” vào Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng thời kêu gọi quân đội chuẩn bị cho “điều tồi tệ nhất” bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn mới được ký kết ở miền Đông nước này vào đầu tháng 9 trong năm nay.
Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố không thấy tin tưởng vào tổng thống Nga Putin và kêu gọi quân đội chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Ông Poroshenko tuyên bố: “Tôi không hề tin tưởng ông Putin chút nào”. Tổng thống Poroshenko nói rằng khó có thể đoán được những bước đi sắp tới của ông Putin và ông ấy luôn mong muốn có thể gây ảnh hưởng lên các vùng đất thuộc Liên Xô cũ.
Đề cập đến phe đối lập ở miền Đông Ukraine, ông Poroshenko cho biết: “Tôi không tin tưởng những con rối của ông ta (tức Tổng thống Nga Putin) và cũng không tin lời hứa nào của họ cả”.
“Ở mỗi thời điểm, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho những điều tồi tệ nhất”, ông Poroshenko nói thêm.
Trước đó, ông Poroshenko lại cho rằng các công dân Ukraine sẽ không bao giờ tìm lại được hòa bình và ổn định cho đến khi giải quyết một cách thỏa đáng mối quan hệ với Nga, nhưng ông cũng khẳng định sẽ không bao giờ chấp nhận sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga cũng như thay đổi chính sách thân châu Âu.
Gia Hân (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Israel-Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao
Theo đài truyền hình Israel, nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành họp kín tại Thụy Sĩ để hòa giải về ngoại giao nhằm mở đường khôi phục đầy đủ mối quan hệ bình thường hóa như trước thời điểm xảy ra vụ binh sỹ Israel đột kích lên đội tàu Marmara trở hàng cứu trợ cho Gaza năm 2010 làm 10 nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
(Nguồn: Reuters)
Tham gia cuộc họp, phía Israel có Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia, người sẽ là giám đốc tương lai của Cơ quan tình báo Mossad Yossi Cohen, phía Thổ Nhĩ Kỳ có Thứ trưởng Ngoại giao Feridun Sinirliolu.
Kết thúc cuộc gặp, hai bên nhất trí một loạt bước đi hòa giải, theo đó Israel sẽ lập quỹ bồi thường cho các gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ liên quan đến đội tàu Marmara, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hủy bỏ mọi cáo buộc chống Israel; tái bổ nhiệm đại sứ tại mỗi nước; cấm thủ lĩnh cấp cao Hamas Saleh al-Arouri vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Arouri được cho là kẻ chủ mưu vụ bắt cóc và sát hại ba thiếu niên Israel tại một khu định cư hồi năm 2014.
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ cho phép lắp đặt một đường ống dẫn khí đốt của Israel đi qua lãnh thổ nước này. Hơn nữa, Ankara đã nhất trí về nguyên tắc mua ngay khí đốt tự nhiên từ Israel.
Trước đó, hồi tháng 3/2013, với các nỗ lực hòa giải của Mỹ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ về vụ tấn công trên, đồng thời nhất trí bồi thường cho các nạn nhân.
Sau đó, đại diện hai nước đã tiến hành đàm phán tuy nhiên, các nỗ lực khôi phục quan hệ rơi vào bế tắc khi Israel tiến hành chiến dịch tấn công Dải Gaza năm 2014./.
Theo Vietnam
Thổ Nhĩ Kỳ: Việc triển khai quân đến Iraq là theo yêu cầu của Baghdad Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định, việc triển khai quân đội tới Iraq là theo yêu cầu của Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Tuyên bố ngày 9/12 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Quốc hội Iraq ra thông cáo phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa binh sĩ xâm nhập trái...