Điểm tin thời trang Kenzo gọi tên giám đốc sáng tạo mới, châu Á trở thành “điểm nóng” thời trang
Với tài năng thiết kế bậc thầy, Felipe Oliveira Baptista nhận được rất nhiều kỳ vọng sẽ phát triển tối đa tiềm năng thương hiệu Kenzo.
Những ngày cuối tháng 6 – đầu tháng 7, làng mốt thế giới đón nhận nhiều tin thời trang, từ việc thay đổi nhân sự ở nhà mốt Kenzo cho đến tin tức gây xôn xao như BST mới ra mắt của Kim Kardashian.
KENZO BỔ NHIỆM GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO MỚI
Chỉ sáu ngày sau sự chia tay của hai giám đốc sáng tạo cũ Carol Lim và Humberto Leon tại nhà Kenzo, tập đoàn LVMH đã công bố người kế nhiệm cho vị trí này – ông Felipe Oliveira Baptista. Thông tin bổ nhiệm nhân sự mới có hiệu lực từ 1/7.
(Ảnh: Kristy Sparow)
Trước khi đến với Kenzo, Felipe Oliveira Baptista từng sáng lập ra thương hiệu riêng vào năm 2003 và hai lần nhận giải thưởng thời trang danh giá ANDAM. Tuy nhiên, tên tuổi ông thực sự vụt sáng trong làng thời trang Pháp và thế giới khi Felipe trở thành giám đốc sáng tạo ở Lacoste từ 2010 đến 2018. Ông đã biến hãng thời trang thể thao thành “thời trang sàn diễn” (runway fashion). Đây cũng chính là yếu tố quyết định để tập đoàn đa quốc gia LVMH bổ nhiệm ông trở thành tân giám đốc sáng tạo của Kenzo.
BST đầu tiên của Felipe Oliveira Baptista ở ngôi nhà mới sẽ được ra mắt vào tháng 2 năm sau.
LADY GAGA: “TÔI LUÔN ỦNG HỘ BẠN”
Xuất hiện trong Tuần lễ Tự hào 2019 tại Thành phố New York, nữ ca sĩ Born This Wayđã khuấy động người hâm mộ và truyền thông nước Mỹ với vẻ ngoài nổi bật và thu hút. Diện chiếc áo khoác và đôi boots cao gót bảy màu, trang phục của Lady Gaga trên sân khấu Pride được thiết kế hoàn toàn bởi Versace. Từ áo khoác với phần vạt áo được cách điệu đến quần shorts denim với tua-rua đầy màu sắc, bộ trang phục mang tên tuổi Lady Gaga và Versace mang đậm tinh thần ủng hộ cộng đồng LGBTQ.
Ảnh: Gotham/Getty Images
Video đang HOT
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG TẠI CHÂU Á
Với lượng xuất khẩu các mẫu thiết kế thời trang trị giá gần 12 tỷ USD và nguồn nhân lực gần 2 triệu người, Indonesia đang dần khẳng định vị trí đứng trong ngành công nghiệp sản xuất thời trang toàn thế giới. Với những con số biết nói trên, Chính phủ Indonesia hoàn toàn có cơ sở để nâng giá trị xuất khẩu thởi trang lên 75 tỷ USD vào năm 2030 – chiếm 5% thị trường toàn cầu.
Sau “Made in China”, “Made in Vietnam” hay “Made in India”, giới chuyên môn rất mong chờ vào tên gọi “Made in Indonesia”. Quan trọng hơn hết, thế giới đang nhận ra tiềm năng lớn trong ngành sản xuất thời trang ở các nước châu Á. Những xưởng gia công khổng lồ, nguồn nhân lực dồi dào và nguyên liệu có sẵn, dường như châu Á đã sẵn sàng cho cuộc chơi lớn mang tên thời trang.
Indonesia với ngành công nghiệp sản xuất thời trang đang phát triển mạnh. (Ảnh: Business of Fashion)
KIM KARDASHIAN VỚI BST MANG TÊN KIMONO GÂY PHẢN ỨNG TRÁI CHIỀU
Dường như “cô Kim” đã rất cẩn thận với những khác biệt về văn hoá và thời trang nhưng BST đồ lót mang tên Kimono vẫn gây tranh cãi lớn.
Kim Kardashian gây tranh cãi khi ra mắt BST đồ lót mang tên Kimono. (Ảnh: Kevin Mazur)
Giống như Áo Dài của Việt Nam, Hanbok của Hàn Quốc, Kimono là trang phục biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Trong lá thư gửi Kim Kardashian, Thị trưởng Kyoto Daisaku Kadokawa nhấn mạnh đây là trang phục tượng trưng cho sự tài hoa, vẻ đẹp và tinh thần người dân Nhật Bản. Bởi vậy, việc đặt tên cho BST đồ lót cùng tên với “trang phục quốc dân” gây tranh cãi là điều không thể tránh khỏi.
Theo elle.vn
Thời trang thể thao: Tối giản là tối ưu?
Nếu như trước đây, thời trang có thiên hướng được đề cao hơn tính ứng dụng, thì ngày nay, nhịp sống hiện đại lại tôn vinh phong cách tối giản và sự tiện dụng. Đó là lý do, trong guồng quay hối hả không ngừng của thời trang, phong cách thể thao vẫn luôn tìm được chỗ đứng vững chắc.
Sự trở lại của phong cách Minimalism
Ngược dòng chảy về những năm thập niên 80, đó là thời điểm khái niệm "activewear" - thời trang thể thao ra đời. Với mong muốn xóa nhòa ranh giới giữa trang phục trên sân tập và sàn diễn runaway, trang phục activewear những năm 80s có thiên hướng đề cao tính thời trang hơn tính ứng dụng. Khi đó, chẳng hiếm bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ở phương Tây diện quần áo thun bó sát với những gam màu rực rỡ, điểm thêm phụ kiện băng quấn đầu của bộ môn aerobics trên đường phố.
Trang phục thể thao cầu kỳ và rực rỡ thường xuyên được bắt gặp trên phố những năm 1980
Đến ngày nay, hình ảnh đó đã không còn phù hợp. Bối cảnh sống nhanh, gấp khiến con người có xu hướng tìm kiếm những giải pháp tối ưu, linh hoạt và tiện lợi. Đó là cái cớ cho sự trở lại của phong cách Minimalism (phong cách tối giản) - vốn ra đời sau Thế chiến thứ 2, nay phủ sóng trên mọi bình diện của cuộc sống hiện đại từ thời trang, kiến trúc, nghệ thuật, thời trang...
Phân khúc thời trang thể thao cũng không nằm ngoài dòng chảy này khiến định nghĩa về "activewear" thay đổi. Trang phục thời trang của thế kỷ 21 có xu hướng cân bằng hài hòa giữa tính thời trang và ứng dụng, chú trọng thiết kế thông minh để đáp ứng linh hoạt nhiều hoàn cảnh sử dụng khác nhau trong một sản phẩm. Đây cũng là ưu điểm mà bất cứ một phân khúc thời trang nào cũng phải "nể" thời trang thể thao. Giản lược tối đa các chi tiết trong thiết kế nhưng lại "tối ưu" nhất các công nghệ tiên tiến, biến những trang phục "thể thao" đa-zi-năng hơn tất cả các trang phục khác khi luôn thoáng mát, không thấm hút mồ hôi và "khử mùi" vượt trội.
Tối giản để tối ưu!
Các ông lớn trong làng thời trang thể thao như adidas, Nike đón đầu thị trường với những trang phục ứng dụng công nghệ hợp thời, thỏa mãn nhu cầu "tối giản để tối ưu". ASICS - một thương hiệu "thâm niên" về giày cũng bắt đầu để ý đến thị trường quần áo. Nhanh chóng bắt kịp xu hướng bằng những sản phẩm làm hài lòng cả những người khó tính nhất, các trang phục của ASICS còn "hỗ trợ tối đa" cho người mặc trong mọi vận động.
Trong khi đó, Li-Ning - một thương hiệu "trẻ tuổi hơn" chọn cho mình lối đi "tươi mới". Vẫn theo nguyên tắc tối giản để tối ưu nhất, trong BST của mình, Li-Ning mang thêm sức trẻ, sự nhanh nhạy và hợp thời vào thiết kế để làm phong phú và tô vẽ nét "thanh xuân" cho trang phục.
Các thiết kế của Li-Ning mang đậm dấu ấn tối giản nhưng tối ưu
Mọi trang phục được giản lược những chi tiết thừa không cần thiết, nhưng vẫn đảm bảo nét trẻ trung, khỏe khoắn.
Màu sắc, kiểu dáng, chất vải... cũng đều được Li-Ning đưa về cơ bản và tối giản theo đúng nguyên tắc "less is more" (lấy ít làm nhiều). Các gam màu cơ bản như: trắng, ghi, đen, hồng phấn, xanh đen... dễ dàng phối đồ, đa dạng hoàn cảnh sử dụng. Form dáng tinh giản được nghiên cứu kỹ lưỡng theo số đo cơ thể của người châu Á, giúp tôn lên vẻ đẹp hình thể khỏe khoắn và chân thực.
Form dáng tinh giản được nghiên cứu kỹ lưỡng theo số đo cơ thể của người châu Á
Bên cạnh đó, tối giản thiết kế để Li-Ning tập trung tối ưu chất lượng, cải tiến công nghệ để gia tăng thêm giá trị, tối ưu trải nghiệm của khách hàng trong quá trình tập luyện thể thao cũng như trong phong cách hàng ngày. Mỗi trang phục của BST đều trải qua cuộc tuyển chọn chất lượng vải chuyên dụng khắt khe giúp trang phục luôn khô thoáng, không thấm hút mồ hôi, mềm nhẹ và hỗ trợ các chuyển động linh hoạt. Đường chỉ tinh tế, bề mặt vải co giãn cũng như đường may khéo léo đảm bảo độ bền cho trang phục.
Trang phục của Li-Ning luôn khô thoáng, không thấm hút mồ hôi, mềm nhẹ và hỗ trợ các chuyển động linh hoạt
Trang phục thể thao đazinăng cho mọi hoàn cảnh và phong cách
Đazinăng từ phòng tập đến đi chơi hay đi làm, trang phục thể thao tiện dụng trong mọi hoàn cảnh và luôn mang đến phong cách khỏe khoắn, trẻ trung cho người mặc. Giờ thì bạn đã có thể khởi đầu phong cách sống tối giản chỉ với một bộ trang phục thể thao Li-Ning để thấy sự khác biệt giữa guồng quay bận rộn của nhịp sống hiện đại.
Theo Trí thức trẻ
Adidas sẽ kiện ra tòa bất cứ ai sử dụng thiết kế 3 sọc Nếu đang có ý định thiết kế trang phục thể thao, hãy cẩn thận đừng dùng thiết kế 3 sọc. Nếu không, Adidas sẽ đuổi theo kiện bạn ra tòa! Trong tuần qua, Adidas vừa thua kiện. Thương hiệu thời trang thể thao đã đệ đơn xin được bảo vệ bản quyền logo 3 sọc ở một mức độ rộng rãi hơn. Tuy...