Điểm tên những ứng viên làm nên lịch sử tại cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ
Kênh truyền hình CNN đưa ra danh sách các ứng viên đã giành chiến thắng và trở thành những hiện tượng đầu tiên trong lịch sử bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội 2022.
Cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát Quốc hội, cũng như các ghế thống đốc và vị trí quan trọng tại các bang, đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Tại Washington, các đảng viên Cộng hòa đang tìm cách phá vỡ thế cục tam quyền của đảng Dân chủ bằng cách giành chiến thắng ở một hoặc cả hai viện trong Quốc hội. Trong khi đó, tại các bang chiến địa, đảng Dân chủ cũng nỗ lực bảo vệ các vị trí thống đốc dễ bị tổn thương và muốn một lần nữa giành chiến thắng để có thể chứng tỏ vai trò then chốt trong các cuộc đua tranh cử tương lai.
Trước Ngày bầu cử, cả hai đảng nỗ lực tìm cách đa dạng hóa hàng ngũ quan chức được bầu vào quốc hội. Trong khi đảng Cộng hòa quan tâm đến việc mở rộng danh sách các nữ thống đốc và các hạ nghị sĩ người Mỹ gốc Latinh thì đảng Dân chủ lại chú trọng gia tăng số lượng thượng nghị sĩ da màu và tạo ra bước đột phá cho các đại diện thuộc cộng đồng đồng tính. Cả hai đảng cũng tìm cách chào đón các thành viên thuộc thế hệ Gen Z đầu tiên của Quốc hội – những người sinh sau năm 1996.
Dưới đây là một số ứng viên đã giành chiến thắng và trở thành những hiện tượng đầu tiên trong lịch sử bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội.
Katie Britt
Nữ ứng viên đảng Cộng hòa Katie Britt. Ảnh: Politico
Nữ ứng viên đảng Cộng hòa Katie Britt đã giành chiến thắng trong cuộc đua giành ghế Thượng viện Mỹ tại bang Alabama.
Với kết quả này, bà Britt trở thành nữ thượng nghị sĩ đầu tiên của bang Alabama tại Thượng viện đồng thời là nữ thượng nghị sĩ đầu tiên của đảng Cộng hòa nắm giữ ghế Thượng viện. Các nữ thượng nghị sĩ trước đây của bang đều là ứng viên của đảng Dân chủ.
Video đang HOT
Trong chiến dịch vận động, bà Britt đã quyên góp được hơn 10 triệu USD, trong khi đối thủ Boyd chỉ huy động được 105.000 USD.
Sarah Huckabee Sanders
Cựu Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders. Ảnh: Politico
Nữ Thư ký Báo chí của Nhà Trắng dưới thời của Tổng thống Donald Trump vừa giành được chức thống đốc bang Arkansas, tiếp quản vị trí mà cha bà đã nắm giữ trong hơn 10 năm. Bà là nữ thống đốc đầu tiên của bang và cũng là người con gái đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ chức thống đốc trong cùng một bang với cha.
Maxwell Frost
Nhà lập pháp Gen Z đầu tiên của quốc hội.
Ứng viên đảng Dân chủ Maxwell Alejandro Frost đã đánh bại đối thủ Calvin Wimbish của đảng Cộng hòa trong cuộc đua tại bang Florida để giành được một ghế trong Hạ viện Mỹ khóa tới.
Maxwell Alejandro Frost cũng là nhà lập pháp thế hệ Gen Z đầu tiên trong Quốc hội Mỹ.
Trong lịch sử nước Mỹ, rất hiếm người 25 tuổi được bầu vào Quốc hội. Trước đó, trong cuộc bầu cử năm 2020, đại diện Madison Cawthorn thuộc đảng Cộng hòa của bang Bắc Carolina là nhà lập pháp 25 tuổi đầu tiên sau hơn 45 năm.
Markwayne Mullin
Ứng viên Markwayne Mullin. Ảnh: Okcfox
Ứng viên Markwayne Mullin của đảng Cộng hòa là thượng nghị sĩ người Mỹ bản địa (người da đỏ) đầu tiên chiến thắng tại Oklahoma trong gần 100 năm. Nhà lập pháp này sẽ kế nhiệm Thượng nghị sĩ Jim Inhofe của đảng Cộng hòa dự kiến từ chức vào tháng 1 năm sau.
Những kịch bản ảnh hưởng của cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ với xung đột Nga Ukraine
Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề đối nội cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ - đặc biệt với xung đột Nga - Ukraine và với khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Tổng thống Joe Biden (thứ 2, trái) trong chiến dịch vận động tranh cử ở Bowie, Maryland, ngày 7/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/11, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ để bâu lại toàn bô 435 ghê hạ nghị sĩ liên bang với nhiệm kỳ 2 năm; 35 trong tổng số 100 ghế thượng nghị sĩ liên bang nhiệm kỳ 6 năm.
Theo bình luận của các nhà phân tích Bronte Munro, Gregory Brown, Iain MacGillivray tại Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), có ba kết quả có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ tại Mỹ: Thứ nhất, hiện trạng được duy trì, với đảng Dân chủ kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thứ hai, một Quốc hội chia rẽ xuất hiện trong đó Thượng viện do một đảng kiểm soát và Hạ viện do đảng còn lại chiếm đa số. Thứ ba, đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện.
Các nhà phân tích trên cho rằng kết quả giữ nguyên hiện trạng là ít khả năng nhất, nhưng nếu kịch bản này vẫn xảy ra và đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện, Quốc hội có thể trao quyền cho Chính quyền Biden đưa ra các chính sách và luật mà không cần tham vấn hoặc hợp tác với đảng Cộng hòa.
Ngược lại, đảng Cộng hòa có thể sẽ tìm cách đổ lỗi cho Quốc hội do Đảng Dân chủ lãnh đạo và Nhà Trắng về bất kỳ rắc rối nào ở trong nước, chẳng hạn như suy thoái kinh tế hoặc thiếu hụt năng lượng. Những vấn đề trong nước đó có thể ảnh hưởng đến các vấn đề đối ngoại ví dụ như việc cung cấp nguồn lực cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Với kịch bản thứ hai, trong đó một đảng chiếm đa số tại Hạ viện và đảng còn lại kiểm soát Thượng viện, Chính quyền Biden sẽ không thể thông qua các luật gây tranh cãi bằng tỷ lệ phiếu tuyệt đối. Tuy nhiên, việc đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở một trong hai viện (chứ không phải cả hai viện) và các ủy ban trong quốc hội thay đổi theo đó có thể làm đình trệ các dự luật, dẫn đến bế tắc trong quốc hội khi mỗi đảng tìm cách thúc đẩy chương trình nghị sự của mình trước cuộc tổng tuyển cử năm 2024.
Một quốc hội chia rẽ có thể sẽ xem xét chính sách đối ngoại và hoạt động giám sát thông qua lăng kính chính trị trong nước và đảng phái. Trong kịch bản này, vấn đề đảng phái sẽ xuất hiện giữa hai viện và trong các ủy ban riêng lẻ, điều này có thể dẫn đến giảm sự đồng thuận.
Do đó, các thỏa thuận như AUKUS phụ thuộc vào việc nó sẽ là ưu tiên của chính sách đối nội hay đối ngoại. Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ AUKUS. Tuy nhiên, các chính sách mới cho trụ cột thứ hai trong chương trình làm việc của AUKUS (các năng lực tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và siêu vượt âm) có thể trở nên khó phát triển hơn do sự chồng chéo giữa chính sách đối nội và đối ngoại.
Những vấn đề trong nước cũng có thể xếp trên các cân nhắc về chính sách đối ngoại. Quốc hội Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng có thể có nhiều tranh luận chính trị hơn về mức độ đồng thời cung cấp nguồn lực của Mỹ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga ở châu Âu và ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Với kịch bản thứ ba, có vẻ khả năng này dễ xảy ra trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ. Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, được khuyến khích bởi chiến thắng trong cuộc bầu cử, sẽ có động lực để thách thức Chính quyền Tổng thống Biden. Đảng Cộng hòa sẽ ở một vị thế mạnh mẽ hơn để đưa ra và tìm cách thông qua các dự luật.
Rất có thể sự giám sát của đảng Cộng hòa sẽ cản trở việc Chính quyền Biden thực hiện những cuộc bổ nhiệm chính trị, trong đó có các đại sứ Mỹ. Tuy nhiên trong kịch bản này, ảnh hưởng chính trị của đảng Cộng hòa có thể không làm giảm sự hợp tác của lưỡng đảng cũng như những thỏa hiệp về chính sách đối ngoại và quốc phòng - ít nhất là trước khi chiến dịch bầu cử tổng thống được tiến hành vào giữa năm 2023. Sẽ có sự thống nhất để cho chính sách đối ngoại tiếp tục hoạt động ít nhất trong vòng 6 tháng, miễn là không bên nào đưa ra các chính sách không thể chấp nhận được đối với bên kia.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đảng Cộng hòa sẽ giành đa số trong Hạ viện và cũng có thể kiểm soát Thượng viện, với các vấn đề kinh tế và chi phí sinh hoạt đang chi phối cuộc bầu cử. Nếu điều đó xảy ra, cả hai đảng sẽ tập trung vào các nhu cầu chính trị trong nước. Trong trường hợp đảng Dân chủ nắm giữ cả hai viện, Chính quyền Biden sẽ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện chính sách đối ngoại của mình.
Tóm lại, các chuyên gia phân tích trên cho rằng dù kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ lần này có ra sao, thì lợi ích của Mỹ vẫn là ưu tiên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngay cả khi bị chi phối bởi các thách thức ở trong nước và cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra ở châu Âu.
Tổng chi tiêu cho bầu cử giữa kỳ Mỹ sẽ phá kỷ lục năm 2018 Tổng chi tiêu của Mỹ cho các cuộc đua trong đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 sẽ vượt 16,7 tỷ USD, phá vỡ kỷ lục 13,7 tỷ USD đã điều chỉnh theo lạm phát mà Mỹ đã chi vào năm 2018. Cử tri bỏ phiếu sớm bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Los Angeles, bang California (Mỹ) ngày 7/11. Ảnh: AFP/TTXVN...