Điểm nổi trội không ngờ của tên lửa chống tăng Ấn Độ sắp mua
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định đặt mua 240 tên lửa chống tăng Spike và 12 bệ phóng từ Israel trong bối cảnh khu vực Nam Á đang căng thẳng.
Hãng Sputnik đưa tin, Phó tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Devraj Anbu đã cho phép quân đội nước này đặt mua vũ khí và trang thiết bị trị giá 71,8 triệu USD (khoảng 1.816 tỷ đồng) mà không cần tới sự cho phép của Bộ Quốc phòng. Trong số các vũ khí được mua có tên lửa chống tăng Spike.
Tên lửa chống tăng Spike. Ảnh: Wikipedia
Spike là tổ hợp tên lửa chống tăng do Công ty Rafael của Israel nghiên cứu phát triển từ những năm cuối thập niên 1980, nhằm mục đích thay thế cho dàn vũ khí chống tăng của nước này khi đó đã quá lỗi thời so với những chiếc xe tăng ngày càng được nâng cấp công nghệ cao hơn.
Cấu tạo tên lửa Spike. Ảnh: Wikipedia
Video đang HOT
Spike được thiết kế với ba bộ phận chính. Phần đầu tên lửa được lắp thiết bị cảm biến dẫn đường bay tới mục tiêu. Phần thân trang bị 2 đầu đạn nổ diệt loại xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Đầu đạn thứ nhất làm nổ tung mảnh giáp ERA, sau đó đầu đạn thứ hai bắn vào chỗ không còn giáp. Sau cùng là động cơ của tên lửa.
Tên lửa Spike có rất nhiều phiên bản khác nhau để bộ binh có thể mang vác một cách dễ dàng hoặc lắp lên xe chiến đấu và trực thăng vũ trang.
Bảng: Các phiên bản tên lửa Spike
Tên lửa Spike hiện đang được hơn 30 nước trên thế giới mua và đưa vào trang bị trong quân đội. Tổ hợp tên lửa Spike đã được quân đội Israel sử dụng trong cuộc chiến tranh Nam Lebanon lần hai năm 2006 và trong chiến dịch chống khủng bố “Lita Svinhes” tại Dải Gaza. Riêng trong cuộc chiến Nam Lebanon lần hai, Israel đã bắn gần 500 quả tên lửa Spike.
Đức, một cường quốc về công nghệ quốc phòng ở châu Âu, cũng đã nhập dây chuyền sản xuất tổ hợp Spike với tên gọi EURO SPIKE để cung cấp cho các nước châu Âu. Tên lửa sản xuất tại nhà máy của h ãng Diehl BGT Defence, còn mô-đun điều khiển và kính ngắm sản xuất tại công ty Rheinmetall Defence Electronics. Điều này đã chứng minh khả năng chiến đấu của tên lửa chống tăng Spike vô cùng hiệu quả.
Theo Vietnamnet
MiG-21 Ấn Độ rơi gần biên giới Pakistan: Nguyên nhân bất ngờ
Nguyên nhân vụ rơi máy bay chiến đấu MiG-21 tại một sa mạc ở bang Rajasthan, giáp giới với Pakistan, là do va phải một con chim.
Chiều 8/3, Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) thông báo, nguyên nhân vụ rơi máy bay chiến đấu MiG-21 tại một sa mạc ở bang Rajasthan, giáp giới với Pakistan, là do va phải một con chim, không liên quan tới nước láng giềng.
Trước đó vài giờ, máy bay chiến đấu MiG-21 nói trên của IAF đã rơi ở bang Rajasthan, cách biên giới Pakistan khoảng 100 km trong khi đang thực hiện chuyến bay thường lệ.
Các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, chiếc máy bay bị rơi là MiG-21 Bison, phi công điều khiển máy bay đã kịp thoát ra ngoài trước khi máy bay đâm xuống đất. Ngay sau đó, các đơn vị cứu hộ đã tiếp cận hiện trường và xác nhận không có thương vong.
Tuyên bố của Không quân Ấn Độ nêu rõ, các thông tin ban đầu cho thấy nhiều khả năng vụ tai nạn xảy ra là do máy bay va phải một con chim lúc cất cánh.
Hiện trường vụ tai nạn của MiG-21 Ấn Độ
Đây là vụ rơi máy bay thứ hai của IAF trong hai tuần gần đây. Trước đó, cuối tháng 2 vừa qua, một trực thăng Mi-17 V5 đã gặp nạn tại địa điểm gần bang Srinagar, khiến 6 người trên máy bay và 1 dân thường dưới mặt đất thiệt mạng.
Vụ tai nạn xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan dâng cao kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14/2 làm ít nhất 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Hai bên đã triển khai hàng loạt hành động đáp trả. Đỉnh điểm là việc Pakistan tuyên bố 2 máy bay phản lực MiG-21 của Ấn Độ đã bị bắn hạ bởi máy bay phản lực JF-17 Thunder.
Trong khi đó, phía Ấn Độ đã tung ra bằng chứng chứng minh, không quân nước này đã bắn hạ máy bay F-16 Pakistan sử dụng để tấn công vào các căn cứ quân sự ở Jammu và Kashmir, Rajouri.
Phía Pakistan sau đó đã đóng cửa không phận, gây xáo trộn hàng nghìn chuyến bay trên thế giới trong hai ngày liên tiếp.
Ngày 1/3, Pakistan đã mở cửa lại không phận và trao trả cho Ấn Độ phi công bị các lực lượng nước này bắt giữ. Ngày 2/3, Bộ trưởng Đường sắt Pakistan Sheikh Rashid Ahmed thông báo nối lại hoạt động vận tải đường sắt giữa nước này với Ấn Độ.
Dù đã xuất hiện các tín hiệu "hạ nhiệt" căng thẳng, lực lượng an ninh Ấn Độ vẫn tiếp tục thực thi chiến dịch truy quét các tay súng cực đoan khỏi nước này.
Trung Kiên
Theo Datviet
Ấn Độ: Máy bay chiến đấu rơi gần biên giới Pakistan do va phải chim Ngày 8/3, Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) xác nhận nguyên nhân vụ rơi máy bay chiến đấu MiG-21 tại một sa mạc ở bang Rajasthan, giáp giới với Pakistan, là do va phải một con chim, không liên quan tới nước láng giềng. Máy bay chiến đấu MiG-21 bay trong lễ kỷ niệm ngày của Lực lượng Không quân Ấn Độ...