Điểm nhấn công tác xây dựng Đảng qua ba năm đầu thực hiện nghị quyết Đại hội XII
Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ được Đại hội XII của Đảng xác định thì xây dựng Đảng được đặt ở nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất và thứ hai. 3 năm qua, với quyết tâm chính trị cao, Trung ương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ cả ba nội dung lớn: chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên; chỉnh đốn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; chỉnh đốn công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.
Hai nhiệm vụ trọng tâm về công tác xây dựng Đảng mà Đại hội XII đã xác định là: 1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. 2) Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Để thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Trung ương đã cụ thể hóa ở 3 Hội nghị Trung ương và ban hành 4 nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng, là: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30-10-2016 về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Nghị quyết số 18 và 19 ngày 25-10-2017 về “Tiếp tục đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Từ Đại hội XII của Đảng đến Hội nghị Trung ương 8, Trung ương đã ban hành 14 nghị quyết, trong đó, có 6 nghị quyết về phát triển kinh tế; 4 nghị quyết về xây dựng Đảng và 4 nghị quyết về những lĩnh vực khác. Điều đó cho thấy, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bám sát Nghị quyết Đại hội XII, thể hiện rõ, nhất quán quan điểm của Đảng đã xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) là: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.
Đối với công tác xây dựng Đảng, đã được triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ thể hiện ở các mặt cụ thể sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 04 về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,”tự chuyển hóa” trong nội bộ” và chỉ đạo thực hiện quyết liệt với quyết tâm chính trị cao. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương thảo luận và đưa vào Nghị quyết một hệ thống các biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên, gồm 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi; bởi vì, những biểu hiện suy thoái này sẽ là nguy cơ dẫn đến sự suy vong của Đảng và của chế độ ta.
Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thứ hai trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18, 19 về “Tiếp tục đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đây là một trong những nghị quyết của Trung ương được dư luận đặc biệt quan tâm và sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Sau khi Nghị quyết được ban hành, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ, đem lại những kết quả cụ thể, thiết thực, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, giảm chi thường xuyên.
Thứ ba, trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Đây Nghị quyết đặc biệt quan trọng về công tác cán bộ, nhằm đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác cán bộ và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; là một chiến lược cán bộ của Đảng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước đến năm 2030 (thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn năm 2045 (thời điểm kỷ niệm 100 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Thứ tư, nhằm đưa việc nêu gương của cán bộ, đảng viên trở thành nền nếp thường xuyên và xuất phát từ tình hình thực tiễn, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25-10-2018 về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời, quy định cụ thể 8 nội dung từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện, 8 nội dung từng đồng chí phải nghiêm khắc với chính mình và kiên quyết chống. Việc Trung ương ban hành Quy định này thể hiện sự cam kết chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đối với chính mình và đối với toàn Đảng, toàn dân để thực hiện, nhằm tạo sức lan tỏa lớn trong Đảng và trong xã hội.
Thứ năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm sáng tỏ một số vấn đề thực tiễn đặt ra. Đồng thời, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ để thực hiện, như: Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 89-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Quy định số 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với cán bộ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Quy định số 98-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ; Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý đảng viên vi phạm; Quy định số 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý và giới thiệu cán bộ ứng cử… Bộ chính trị, Ban Bí thư đã thành lập nhiều đoàn công tác do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm Trưởng đoàn tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương. Qua đó, có thông báo, kết luận cụ thể, biểu dương những nơi thực hiện tốt, phê bình những nơi chưa làm tốt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đưa nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống.
Video đang HOT
Thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đồng thời, tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số vụ việc nổi cộm, bức xúc ở các địa phương, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài sản; các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp đông người. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp kéo dài đã được tập trung chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố và xét xử công khai theo đúng quy định của pháp luật và không có “vùng cấm”. Qua đó, nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 60 cán bộ diện Trung ương quản lý, cả đương chức và nguyên chức bị xử lý kỷ luật, thu hồi nhiều tài sản về cho Nhà nước, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và việc thực hiện các nghị quyết của Đảng.
Thứ bảy, để chủ động chuẩn bị một bước công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương đã thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, trong đó Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Nhân sự do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban. Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, gồm 6 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
Các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII
Thứ tám, tại hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ghi phiếu, bỏ phiếu kín giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Việc giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương được chỉ đạo chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, công phu; tiến hành từng bước, từng việc thận trọng, chắc chắn với quyết tâm chính trị cao; bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện suy thoái, tiêu cực, tham nhũng vào Ban Chấp hành Trung ương. Lần này, chỉ quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương mới tiến hành quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sau đó mới quy hoạch đến các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; không đặt ra quy hoạch cho các nhiệm kỳ tiếp theo, như nhiệm kỳ Đại hội khóa XI. Cũng tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XII, tạo sự thống nhất cao trong Ban Chấp hành Trung ương và đạt kết quả tốt./.
Nguyễn Đức Hà
Theo Toquoc
Duy trì định mức xe công phục vụ lãnh đạo
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng được trang bị ô tô riêng không giới hạn mức giá trị, kể cả khi đã nghỉ công tác. Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư có xe phục vụ trong thời gian công tác. Uỷ viên TƯ, Bộ trưởng và các chức danh tương đương được trang bị xe giá trị tối đa 1,1 tỷ...
Chính phủ ban hành Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, duy trì như quy định đã áp dụng nhiều năm qua. Nghị định mới có thêm phần quy định về khoán kinh phí sử dụng xe với các chức danh.
Cụ thể, Nghị định 04 quy định rõ, chức danh được sư dung thường xuyên một xe ô tô, kê ca khi đã nghỉ công tác, không quy đinh mưc gia là: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.
Cán bộ có chức danh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác. Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe ô tô, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại, gia mua xe ô tô trang bị cho các chức danh này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
(Ảnh minh hoạ)
Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô với giá mua tối đa 1.100 triệu đồng/xe trong thời gian công tác gồm:
1- Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng các đoàn thể ở trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên.
2- Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thanh phô Ha Nôi va Thanh phô Hô Chi Minh.
3- Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Chức danh được sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác với giá mua tối đa 920 triệu đồng/xe gồm chức danh co tiêu chuân:
- Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó các đoàn thể ở trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng cục trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên.
- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thanh phô Ha Nôi va Thanh phô Hô Chi Minh.
- Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tập đoàn kinh tê).
Trường hợp các chức danh có tiêu chuẩn nêu trên tư nguyên nhân khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập đoàn kinh tế, phương án nhận khoán và số lượng chức danh nhận khoán kinh phí, để xem xét, quyết định việc khoán kinh phí và số lượng xe ô tô trang bị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả giữa việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác với việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Trường hợp tất cả các chức danh có tiêu chuẩn nêu trên của từng Bộ, cơ quan trung ương, Tổng cục, Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho toàn bộ công đoạn thì không trang bị xe ô tô phục vụ chức danh.
Nghị định cũng quy định xe ô tô phục vụ công tác chung, trong đó quy định các chức danh có tiêu chuân sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tac; xe ô tô phục vụ công tác chung của Cuc, Vu va tô chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương; xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương (Tông cuc); xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, tô chưc tương đương Cục thuộc, trực thuôc Tông cuc có tổ chức bộ máy nganh doc đong trên đia ban cac tinh, thanh phô trưc thuôc trung ương; xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh; xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan cấp huyện; xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiêp nhà nước; xe ô tô phục vụ công tác chung của Ban quản lý dự án.
Săp xêp lai, xư ly xe ô tô
Về săp xêp lai, xư ly xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cư tiêu chuân, đinh mưc sư dung xe ô tô quy đinh tai Nghị đinh nay thực hiện rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; thực hiện xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31/12/2019.
Các cơ quan, tô chưc, đơn vi có trách nhiệm cập nhật đầy đủ số liệu xe ô tô sau khi rà soát, xử lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo thời hạn quy định.
Doanh nghiệp nhà nước căn cư tiêu chuân, đinh mưc sư dung xe ô tô quy đinh tai Nghị đinh nay thực hiện rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô phục vụ công tác hiện có; thực hiện xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật liên quan. Thơi han hoan thanh trước ngày 31/12/2019.
Về săp xêp lai, xư ly xe ô tô chuyên dùng, căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, Bô, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại xe ô tô chuyên dùng hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành thì tiếp tục quản lý, sử dụng; số xe này được tính trong tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được ban hành.
Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có không phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành thì thực hiện xử lý theo các hình thức quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Việc thực hiện xử lý xe ô tô chuyên dùng không phù hợp tiêu chuẩn, định mức phải hoàn thành chậm nhất 6 tháng kể từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức.
Trong thời gian cơ quan, người có thẩm quyền chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng đã được trang bị theo đúng tiêu chuẩn, định mức được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trước ngày 1/1/2018, không thực hiện việc giao, mua mới, điều chuyển; sau khi cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng, bô, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc sắp xếp, xử lý theo quy định nêu trên.
Nghị định có hiệu lực từ 25/2/2019.
P.T
Theo Dantri
Kinh nghiệm nào lựa chọn cán bộ nhìn từ các vụ cán bộ bị kỷ luật? Quyết tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, "không có vùng cấm" của Đảng thể hiện rất rõ trong năm 2018 khi hàng loạt cán bộ "nhúng chàm" bị xử lý nghiêm minh. Đây cũng chính là bài học cho việc lựa chọn cán bộ cho Đại hội XIII của Đảng. 2 năm gần đây, đã có 13 Ủy viên Trung ương,...