Điểm nhấn cố đô Huế
Huế khiến bất cứ du khách nào cũng xao xuyến nhờ vẻ đẹp yên bình, cổ kính với những cung điện, lăng tẩm, chùa chiền nhưng cũng không thiếu những nét hiện đại và sôi động của một đô thị đang phát triển.
Theo thống kê từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, ước trong 9 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch đến Huế chỉ đạt khoảng 633.315 lượt, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.097,45 tỷ đồng, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn trong thời gian tới gắn với trạng thái bình thường mới, trước mắt tập trung thị trường khách nội tỉnh, nội địa, dần dần triển khai các phương án đón khách quốc tế trong đầu, giữa năm 2022.
Những điểm đến không thể bỏ qua khi tới cố đô Huế.
Toàn cảnh Đại Nội – Kinh thành Huế. Kinh Thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc nghệ thuật cung đình, có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Kinh thành Huế được xây dựng gần 30 năm (từ 1803 đến 1832), là một thành luỹ dài cao 6,60m, dày 21m với chu vi gần 9.000m. Trên mặt thành ngày xưa có 24 pháo đài. Bên ngoài, dọc theo bờ thành có hào sâu bảo vệ. Kinh thành liên lạc với bên ngoài qua 8 cửa trổ theo 8 hướng: Chính Đông, Chính Tây, Chính Nam, Chính Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam.
Trường Quốc học Huế tọa lạc trên trục đường Lê Lợi giữa trung tâm thành phố, mang trên mình sắc màu đỏ sẫm bắt mắt cùng phong cách kiến trúc cổ kính. Cổng trường được thiết kế theo hình cái chuông mang đậm dấu ấn phương Đông. Trường được xây dựng từ năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái.
Video đang HOT
Trường Tiền là cây cầu sắt đầu tiên của Đông Dương được xây dựng cuối thế kỷ XIX, bắc qua sông Hương, thời vua Thành Thái. Hằng ngày khi mặt trời lặn, cây cầu được đổi màu với nhiều màu sắc như xanh, tím, hồng,… Theo tư liệu của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thì công trình khởi công vào tháng 5/1899, hoàn thành vào tháng 10/1900.
Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh rộng 5 ha ở phá Tam Giang, thuộc làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. Theo giải thích của người dân địa phương, rú nghĩa là rừng. Rú Chá là rừng cây chá. Rừng ngập mặn Rú Chá cách trung tâm TP. Huế khoảng 10 km. Khu rừng ngập mặn này là nơi sáng tác ảnh nghệ thuật mang lại nhiều giải thưởng trong vào ngoài nước.Trong năm, lá cây rừng Rú Chá xanh ngắt, nhưng tới độ tháng 9 lá đổ vàng, sau đó rụng chỉ còn trơ ra những cành cây trắng.
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.
Một góc biển Lăng Cô nhìn từ Đèo Hải Vân
Đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang) là điểm du lịch sinh thái cộng đồng, cách trung tâm TP. Huế 8km, khoảng 20 phút đi xe máy. Mùa Hè là thời điểm đẹp nhất trong năm, du khách có thể đến và ngắm bình mình và hoàng hôn, khi mặt trời mọc hoặc lặn, không gian nơi đây ngả màu vàng như mật.
Đến làng Chuồn, tìm đến nhà các ngư dân ven đầm, bạn có thể hỏi thuê được ghe đi tham quan, giá 200.000-250.000 đồng một chuyến chở được 4-6 người. Bên cạnh cảnh đẹp, đầm Chuồn còn nổi tiếng với các loại thủy, hải sản như cá kình, cá dìa, cá móm, cá hanh, tôm sú, cua nước lợ… với hương vị độc đáo.
Ở Huế có hàng chục loại chè sang trọng, bình dân. Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng. Chè nổi tiếng là chè đậu, loại này có đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, đậu quyên, đậu ngự… Riêng đậu xanh đã có đến mấy loại như chè đậu xanh hột, chè đậu xanh đánh, chè bông cau… chưa kể còn có các kiểu kết hợp khác. Ngoài ra, Huế còn có các loại khác chè như: Chè bắp, chè hạt sen, chè cung đình, chè lục tàu xá… Mỗi loại chè là một hương vị riêng tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực của mảnh đất cố đô.
Đà Nẵng - Điểm đến hấp dẫn của Việt Nam
Đà Nẵng là một thành phố biển với nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Đà Nẵng - Thành phố của lễ hội. (Ảnh: Trần Tâm Phúc)
Với lợi thế về vị trí địa lý là cửa ngõ giao thông miền Trung Việt Nam, điểm kết nối với 04 di sản vật thể thế giới được UNESCO công nhận gồm Quần thể di tích Cố đô Huế; Đô thị cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nhiều sản phẩm du lịch nổi bật, độc đáo như Cầu Vàng, Cầu Rồng, Khu du lịch Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn... và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường du lịch an toàn đã xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành điểm đến mới hấp dẫn, an toàn và thân thiện của du khách, là "điểm đến hấp dẫn, điểm đến mới nổi ở châu Á và thế giới; điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á" do tạp chí hàng đầu thế giới World Travel Award bình chọn và Top 10 điểm đến toàn cầu năm 2020 do Tripadvisor đánh giá.
Cầu Vàng. (Ảnh. TP. ĐN)
Giai đoạn từ năm 2011-2019, du lịch Đà Nẵng tăng trưởng nhanh chóng với lượng khách bình quân tăng 19,34%/năm, tổng thu du lịch tăng 29,15%/năm. Riêng năm 2019, thành phố Đà Nẵng đã đón 2,2 triệu lượt khách quốc tế thông qua 31 đường bay quốc tế trực tiếp đến thành phố với tần suất 480 chuyến/tuần.
Sau thời gian tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19, khi Chính phủ Việt Nam có chủ trương mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch trong nước và quốc tế vào ngày 15/3, du lịch Đà Nẵng đã chính thức mở cửa, hoạt động trở lại, đặc biệt đã mở lại các đường bay quốc tế từ các thị trường Singapore, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc đến Đà Nẵng sau 02 năm tạm ngừng khai thác.
Thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ khôi phục các đường bay mà chúng ta đã khai thác trong năm 2019, trong đó xúc tiến mở đường bay mới như Ấn Độ - Đà Nẵng.
Cá chép hóa Rồng bên Sông Hàn. (Ảnh: Đỗ Đình Thi)
Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch, thành phố Đà Nẵng đã được Chính phủ Việt Nam xác định là đầu tàu, động lực phát triển, trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước, định hướng mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Qua thực tế xây dựng và triển khai thực hiện cùng với các chính sách, cơ chế đặc thù, thành phố Đà Nẵng đã bước đầu thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, khẳng định thương hiệu điểm đến với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch, giải trí phong phú, đặc sắc; các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp nhằm tạo sự đa dạng, phong phú về sản phẩm, hình thành thành phố trẻ sôi động, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ để đầu tư các dự án phát triển du lịch cộng đồng sinh thái, du lịch gắn liền bất động sản; du lịch MICE đến với Đà Nẵng...nhằm hình thành các sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế trong thời gian đến.
Đà Nẵng kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. (Ảnh. TP. ĐN)
Với định hướng phát triển du lịch bền vững theo chiều sâu, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung vào du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, cùng với tiềm năng phát triển và các chính sách thu hút đầu tư linh hoạt, thông thoáng, Đà Nẵng kỳ vọng xây dựng thành phố trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; phát huy vai trò hạt nhân tăng trưởng và cửa ngõ du lịch của khu vực miền Trung và Tây Nguyên để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ du lịch tạo lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước.
Tạp chí Mỹ 'gọi tên' Đà Nẵng trong danh sách 11 điểm đến tốt nhất châu Á 2024 Tạp chí du lịch Mỹ CNTraveller mới đây công bố danh sách 11 điểm đến tốt nhất châu Á 2024, được lựa chọn theo tiêu chí: Trải nghiệm mới, các sự kiện và lựa chọn về chỗ ở. Đà Nẵng liên tiếp lọt top điểm đến tốt nhất trong khu vực và thế giới. (Nguồn: Travel Leisure) Đà Nẵng được nhắc đến thứ...