‘Điểm nghẽn’ hạ tầng an sinh cho khu công nghiệp
Hệ thống khu công nghiệp của Việt Nam hiện đang là điểm đến của hàng nghìn doanh nghiệp, tới từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, xuất hiện một thực trạng từ đời sống là hầu hết các khu công nghiệp hiện hữu đều chỉ tập trung xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và chú trọng tới lợi ích kinh tế, song chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động và cư dân sinh sống xung quanh các khu công nghiệp.
Khu nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Thiếu hạ tầng xã hội khu công nghiệp
Qua khảo sát thực tiễn từ các doanh nghiệp và khu công nghiệp tại một số địa phương, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng đã rút ra kết luận: “Không thể phủ nhận một thực tế đang tồn tại là trong các khu công nghiệp đang thiếu hụt rất lớn các dịch vụ cho người lao động, như phúc lợi xã hội, nhà ở cho công nhân, dịch vụ đào tạo, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí hay trường mẫu giáo cho con em công nhân… Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều khu công nghiệp chưa thu hút được lao động vào làm việc. Đa phần các khu công nghiệp đều được thiết kế, xây dựng như những sản phẩm “may sẵn” nhằm tạo quỹ đất chỉ để kêu gọi các doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tới thuê, khai thác tổ chức sản xuất…; chứ chưa đầu tư đồng bộ các thiết chế văn hóa và các hạ tầng xã hội khác”.
Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng đã có chủ trương khuyến khích các chủ đầu tư tham gia đầu tư hạ tầng xã hội cho người lao động trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, để chủ đầu tư có động lực xây dựng nhà ở cho công nhân nói riêng và hạ tầng xã hội nói chung rất cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể từ các cơ quan chức năng, ông Phòng nhấn mạnh.
Trải qua hơn 2 năm phải đương đầu, ứng phó với đại dịch COVID-19; nhất là chứng kiến làn sóng người lao động bỏ về quê do lo sợ dịch bệnh bùng phát mới thấy nhu cầu “an cư lạc nghiệp” của người lao động là tối quan trọng. Nói cách khác, người lao động chưa cảm thấy an tâm cư trú tại các khu công nghiệp hiện hữu.
Lý giải nguyên nhân vì sao các chủ đầu tư chưa quan tâm và đẩy mạnh các dự án nhà ở xã hội, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Shinec cho hay, thực tế phát sinh khá nhiều khó khăn. Do thiếu hụt nguồn vốn nên nhiều dự án nhà ở xã hội đã không thể triển khai thực hiện. Do thiếu hụt quỹ đất vì đối với một số dự án nhà ở thương mại dưới 10 ha, chủ đầu tư được phép thực hiện trách nhiệm dành 20% quỹ xây nhà ở xã hội bằng phương thức nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%. Quan trọng hơn, là do thiếu chính sách ưu đãi đầu tư vì thực chất, chủ đầu tư dự án không được hưởng lợi nhuận từ 20% diện tích đất ở thương mại, bao gồm cả chính sách ưu đãi miễn tiền sử dụng cho phần đất ở thương mại mà chỉ được hưởng lợi nhuận tối đa 10% từ việc bán nhà ở xã hội và 15% từ việc cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trong khi đó, quy trình đầu tư dự án nhà ở xã hội không khác nhà ở thương mại là bao mà giá bán và lợi nhuận mang về lại thấp hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Văn Phấn, Trưởng Phòng Quản lý đầu tư – Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho hay, việc kêu gọi nhà đầu tư để thực hiện dự án nhà ở xã hội tại địa phương là rất khó khăn khi luật chỉ cho phép tối đa 20% diện tích căn hộ là thương mại. Công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp là đối tượng được thuê, mua nhưng lại khó tiếp cận vì điều kiện để được thuê, mua nhà ở xã hội rất chặt chẽ, như điều kiện về nhà ở, nơi cư trú và thu nhập…; quan trọng là họ thiếu kinh phí.
Khuyến khích đầu tư bằng cơ chế, chính sách
Theo ông Hoàng Quang Phòng, thực tế cho thấy, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của nguồn lao động và tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung.
Cả thực tiễn và lý luận cũng đều chỉ ra rằng, có sự quan tâm, bồi dưỡng nhân lực và đời sống tinh thần, phúc lợi, đảm bảo an toàn việc làm bền vững cho người lao động, thì người lao động mới cống hiến bền vững cho doanh nghiệp. Ngược lại, người lao động làm việc với năng suất hiệu quả, thực hiện tốt kỷ luật, nội quy lao động, nghĩa vụ lao động, làm việc với thái độ tích cực…mới thúc đẩy được hoạt động của doanh nghiệp, theo sau đó là sản xuất kinh doanh mới có lãi, có điều kiện để quan tâm tới việc làm và đời sống người lao động. Đây chính là mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Từ những khó khăn đã vấp phải trong thực tiễn, ông Hồng Điệp khuyến nghị, để đẩy mạnh việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu kinh tế hay khu chế xuất trong thời gian tới; cũng như các công trình hạ tầng xã hội khác, Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở 2014 theo hướng ban hành thêm các cơ chế, chính sách riêng biệt về đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động.
Đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng an sinh cho khu công nghiệp, ông Nguyễn Văn Phấn cho rằng, các cấp ủy Đảng cần tăng cường chỉ đạo việc phát triển nhà ở cho công nhân; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này; đổi mới tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và các cấp chính quyền song song với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất. Quan trọng hơn là tạo môi trường thu hút đầu tư để huy động các nguồn lực cho phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động tại khu công nghiệp.
Có thể thấy rằng, khi đã xác định vai trò quan trọng của các khu kinh tế, khu công nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương nói riêng và của cả nước nói chung; thậm chí là giữ vai trò quyết định trong giai đoạn trước mắt khi nền kinh tế đang cần thêm nhiều lực đẩy để gia tăng tốc độ tăng trưởng thì việc đồng bộ các quy định pháp lý về quy hoạch, chính sách, cơ chế trong quản lý phát triển nhà ở xã hội cùng các tiện ích hạ tầng an sinh cho công nhân khu công nghiệp cần phải được ưu tiên hơn lúc nào hết. Để nơi đất lành, chim đậu, người người mới tề tựu, an cư mà lạc nghiệp.
Không phải Tp.HCM, đây mới là "điểm nóng" của nhà phố, biệt thự
Quỹ đất tại Tp.HCM khan hiếm và giá bán ngày một tăng khiến một lượng lớn khách hàng chuyển sự quan tâm sang thị trường các tỉnh giáp ranh - nơi có nguồn cung đa dạng và mức giá bán còn thấp.
Theo đại diện DKRA Vietnam, việc siết chặt dòng vốn vào hoạt động kinh doanh bất động sản khiến nguồn cung khan hiếm, giá bán tăng cao và làm hạn chế cơ hội tiếp cận nhà ở của khách hàng, đặc biệt là những người có nhu cầu ở thực. Theo đó, quỹ đất tại Tp.HCM khan hiếm và giá bán ngày một tăng khiến một lượng lớn khách hàng chuyển sự quan tâm sang thị trường các tỉnh giáp ranh - nơi có nguồn cung đa dạng và mức giá bán còn thấp.
Theo đơn vị này, các giao dịch nhà phố, biệt thự hiện nay tại khu ven Tp.HCM chủ yếu tập trung vào những dự án có hạ tầng kết nối đồng bộ. Chẳng hạn, khu vực Dĩ An, Bình Dương- giáp ranh Tp.Thủ Đức được xem là "điểm nóng" nhà phố, biệt thự sau Tp.HCM. Do có lợi thế gần sát Tp.HCM nên sự biến động giá theo giai đoạn của loại hình này cũng tương tương với nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM. Cùng với đó, nguồn cung khan hiếm những năm qua cũng khiến cả mặt bằng giá lẫn nhu cầu của khu vực này tăng mạnh.
Ghi nhận cho thấy, nguồn cung nhà phố khu vực Bình Dương nhỏ giọt trong những năm qua. Hiện tại, nơi đây chỉ có dự án khu nhà liên kế Bcons Plaza của Tập đoàn Bcons đang đưa ra thị trường với 160 sản phẩm, nằm cạnh làng Đại học Quốc gia Tp.HCM.
Trước đó, dự án nhà phố liên kế Cité D'amour nằm mặt tiền đường Đông Tác, thành phố Dĩ An, có quy mô 77 căn nhà phố đã chào bán hết.
Trước Cité D'amour, từ cuối năm 2020, một dự án đất nền, nhà phố mở bán tại Bình Dương cũng được săn đón do nguồn cung hạn hẹp. Điển hình như các dự án Victory City, Hana Garden Mall, Uni Mall Center, Casa Mall, Bình Dương Avenue City, The Eden City...
Ảnh minh hoạ
Khảo sát một số dự án nhà phố tại Bình Dương cho thấy, có dự án biên độ tăng giá nhanh hơn cả Tp.HCM. Chẳng hạn như dự án nhà phố HL Phú Đông tại Dĩ An được bán ra ban đầu từ năm 2016 với mức giá trung bình khoảng 23 triệu đồng/m2, sau 5 năm, đến nay nhà phố tại dự án này đã tăng lên mức hơn 11-12 tỷ đồng/căn, nhưng hầu như không có người bán.
Cũng tại Dĩ An, cách đây 3 năm, một dự án nhà phố được rao bán với giá khoảng 20 triệu đồng/m2, đến năm 2019 đã lên 35 - 40 triệu đồng/m2. Sau khi địa phương này chính thức được chuyển lên thành phố từ tháng 2/2020, giá giao dịch lập tức tăng lên hơn 45 - 50 triệu đồng/m2. Hiện mức giá này lại tiếp tục tăng trên dưới 50%.
Tương tự, tại một số dự án nhà phố ở khu vực Thuận An, Tân Uyên biên độ giá cũng liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.
Theo nhận định, nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu mua BĐS liền thổ tăng mạnh là một trong các nguyên nhân khiến nhà phố, biệt thự khu vực giáp ranh Tp.HCM có biên độ tăng giá nhanh. Theo báo cáo tháng 5/2022 của DKRA Vietnam, chi phí nguyên vật liệu tăng và việc siết tín dụng tiếp tục đẩy mặt bằng giá sơ cấp tăng lên, mức tăng ghi nhận từ 10 - 20% so với giai đoạn mở bán trước đó (mỗi giai đoạn cách nhau 3 - 5 tháng), kèm theo đó là các chính sách bán hàng ưu đãi, chiết khấu, ân hạn nợ gốc... nhằm hỗ trợ dòng tiền cho khách hàng.
Đơn vị này chỉ ra, tỷ lệ tiêu thụ chung toàn thị trường nhà phố, biệt thự vùng phụ cận Tp.HCM phục hồi tốt, chiếm khoảng 63% số lượng căn mở bán. Đồng Nai dẫn đầu về tỷ lệ tiêu thụ 48% toàn thị trường. Tp.HCM và BR-VT tỷ lệ hấp thụ kém, cùng ghi nhận mức tiêu thụ lần lượt 4% và 2% trên tổng nguồn cung mới toàn thị trường.
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, hiện nhiều dự án BĐS tại Bình Dương đang chào bán với giá cao vẫn được hấp thụ rất tốt. Dù thị trường Bình Dương giá tăng nhanh nhưng so với TP.HCM nhưng giá vẫn còn dễ chịu. Vậy nên, người mua nhà không thể tiếp cận thị trường TP.HCM sẽ chọn cách dịch chuyển về đây định cư. Một khi nhu cầu mua tăng đồng nghĩa với giá trị BĐS sẽ tăng theo.
Về lâu dài rất khó để phán đoán nhưng với nhu cầu nhà ở cùng sự phát triển của tỉnh Bình Dương, xu hướng giãn dân của TP.HCM, tác động từ việc hình thành Tp.Thủ Đức, sân bay Long Thành... thị trường BĐS khu Đông khó có chuyện đứng yên và Bình Dương vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Theo ông Kiệt, giá thị trường Bình Dương có thể sẽ tiếp tục tăng và thiết lập các mặt bằng giá mời trong thời gian tới.
Trong báo cáo mới đây về thị trường nhà liền thổ, JLL cũng cho biết lượng mở bán mới của cả thị trường miền Nam (bao gồm TP.HCM Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An) đạt gần 2.100 căn, trong đó Tp.HCM chỉ đóng góp 223 căn. Nếu so với trước đây, nguồn cung này đã sụt giảm đáng kể.
Theo đại diện JLL, nhu cầu đầu tư nhà phố, biệt thự tăng cao ngay sau khi biện pháp giãn cách được nới lỏng và kế hoạch phát triển hạ tầng tập trung tại các tỉnh phía Nam được đẩy mạnh. Nhiều chủ đầu tư các dự án tích hợp quy mô lớn tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương tăng giá 5-10% so với đợt mở bán trước.
JLL dự báo giá bán sơ cấp các tỉnh ven Tp.HCM sẽ tiếp tục tăng do có sự thúc đẩy từ kế hoạch phát triển hạ tầng vùng ven Tp.HCM. Đặc biệt là dự án đường Vành Đai 3, 4, Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Cao tốc Biên Hòa - VũngTàu, cùng với tốc độ gia tăng dân số đô thị, sẽ thúc đẩy cả nguồn cung và cầu từ các khu vực trung tâm Tp.HCM đến khu vực ngoại thành hoặc các tỉnh vệ tinh vùng ven.
Dự kiến từ nay đến hết năm 2022 có khoảng 11.400 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn sẽ được chào bán tại 4 thị trường vùng ven Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng Tp.HCM, nguồn cung khá khiêm tốn, chỉ khoảng 1.500-2.000 căn.
Khu công nghiệp Bình Dương thu hút 2,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài Trong 6 tháng đầu năm 2022, các khu công nghiệp tại Bình Dương đã thu hút 2,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 192% kế hoạch năm 2022. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, các khu công nghiệp tại Bình Dương đã thu hút 2,3 tỷ...