“Điểm mù” trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Theo dõi VGT trên

Mỹ duy trì quan hệ lâu dài với nhiều nước ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng sự khác biệt về mối quan tâm của 2 bên đang hạn chế ảnh hưởng của Washington nhằm kiềm chế Bắc Kinh trong khu vực.

Các đảo quốc ở Thái Bình Dương trong cạnh tranh địa chính trị Mỹ – Trung

Cuối tháng 8/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (khi đó còn đương chức) có chuyến thăm lịch sử tới Palau và Ngoại trưởng Pompeo sau đó vào cuối tháng 10 vừa qua cũng đã dừng chân tại các đảo quốc MaldivesSri Lanka. Điều này phần nào phản ánh tầm quan trọng của các đảo quốc nhỏ với kế hoạch của Mỹ nhằm đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Chuyến thăm Palau của ông Esper là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới đây, mặc dù Mỹ “đã duy trì sự hiện diện quân sự liên tục ở đây kể từ năm 1969″.

Điểm mù trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương - Hình 1
Thủy quân lục chiến Mỹ ở Koror, Palau ngày 22/11/2018. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Tổng thống Palau Tommy Remengesau đã chào đón ông Esper với một lời đề nghị cụ thể, đó là yêu cầu quân đội Mỹ “xây dựng các cơ sở chung, sau đó hãy đến và sử dụng chúng thường xuyên”. Ông Remengesau đã lặp lại yêu cầu này khi Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite ghé thăm Palau hồi tháng 10.

“Một số yêu cầu về cơ sở hạ tầng mà những người đứng đầu Palau đưa ra, cũng sẽ là những cơ hội thúc đẩy khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ”, ông Remengsau nhận định.

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Braithwaite đã trả lời trong một sự kiện sau chuyến thăm Palau của ông rằng: “Palau là một đồng minh tận tâm. Họ đang ở tuyến đầu trước ảnh hưởng của Trung Quốc và họ đã cam kết với chúng ta”.

Các đảo quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang trở thành nơi diễn ra sự cạnh tranh Mỹ – Trung khi cả hai đều đánh giá cao vị trí chiến lược cũng như sự ủng hộ về mặt ngoại giao của các quốc gia này.

Mỹ có các vùng lãnh thổ trong khu vực này, chẳng hạn như Guam, cũng như duy trì quan hệ đối tác với các nước ở đây. Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall đã ký các Thỏa thuận hợp tác tự do với Mỹ, vốn “thậm chí còn thân thiết hơn cả các liên minh theo một cách nào đó”, Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Tập đoàn Rand cho hay. Theo các thỏa thuận này, “Mỹ có quyền tiếp cận “gần như độc quyền” tới một khu vực có diện tích bằng với diện tích đất liền của nước này”, ông Grossman khẳng định.

“Đây thực sự là một thỏa thuận lớn” mà nhờ đó “quân đội Mỹ có thể duy trì quyền tiếp cận gần như độc quyền tại khu vực này”.

Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ chịu trách nhiệm ở khu vực này đã chuyển từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương sang thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương năm 2018 nhằm phản ánh sự liên kết giữa các khu vực ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Video đang HOT

Chiến lược an ninh của Mỹ tại khu vực này “không chỉ dừng lại ở Eo biển Malacca”, Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell nhận định trong một cuộc họp báo trước chuyến thăm của ông Pompeo.

Mỹ, giống như Ấn Độ, thận trọng với sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, đặc biệt là tại Maldives và Sri Lanka.

Ở Sri Lanka, ông Pompeo đã nhấn mạnh rằng Mỹ “sẽ không phô diễn sức mạnh bằng những gói nợ mà một quốc gia không có khả năng chi trả”, khi nhắc đến một thỏa thuận với Sri Lanka giúp Trung Quốc có quyền tiếp cận dài hạn với một bến cảng ở đây.

Trong khi đó, tại Maldives, ông Pompeo đã thông báo sẽ mở một Đại sứ quán Mỹ đầu tiên ở nước này.

“Vai trò của các bạn tại Ấn Độ – Thái Bình Dương, cũng như trong cộng đồng quốc tế đang ngày càng gia tăng và chúng tôi muốn vẫn là một đối tác tốt”, ông Pompeo khẳng định.

Các đảo quốc ở Ấn Độ Dương sẽ “đóng vai trò quan trọng” trong cuộc cạnh tranh địa chính trị khu vực và thúc đẩy sự hợp tác với các nước này sẽ là “một ưu tiên với nhiều quốc gia”, Darshana Baruah, một chuyên gia về khu vực tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế đánh giá.

Nhà phân tích Baruah nhận định chuyến thăm của ông Pompeo cũng như thỏa thuận quốc phòng Mỹ – Maldives được thông báo hồi tháng 9 đã “phản ánh lợi ích ngày càng gia tăng của Washington”, song cũng lưu ý rằng sự hiện nói chung của Mỹ ở khu vực này vẫn “khá mỏng”.

“Tập trận, huấn luyện hay thậm chí những lần ghé cảng của Hải quân Mỹ… đặc biệt bên ngoài Maldives vẫn yếu. Với những ưu tiên của Washinton ở Thái Bình Dương và Trung Đông, chúng tôi vẫn chưa thấy mức độ và cách thức mà Mỹ sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ Dương”, ông Baruah bình luận.

Điểm mù chiến lược

Trong những tuần sau chuyến thăm của ông Esper và ông Pompeo, chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh đến sự hợp tác kinh tế và các sáng kiến phát triển trong khu vực. Sự hợp tác về mặt quân sự cũng được tiếp tục thúc đẩy.

Tuy nhiên, sự hợp tác đó vẫn bị hạn chế bởi nhiều nước trong các quốc gia này nhận thấy Mỹ thiếu quan tâm đến biến đổi khí hậu, vốn là vấn đề hiện hữu mang tính sống còn với nhiều nước trong khu vực.

“Đó (Biến đổi khí hậu-ND) là một điểm mù lớn của chúng ta. Đó một vấn đề hiện hữu với nhiều quốc gia. Họ đang chứng kiến mực nước biển tăng lên. Họ có lẽ không còn ở đây trong 50 – 100 năm tới do tình trạng này”, ông Grossman nhận định.

Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi nhậm chức là rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, một thỏa thuận mà ông Pompeo gọi là “trò đùa”. Trong khi đó, ở Maldives, biến đổi khí hậu đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống họ.

Australia – một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, vẫn nằm trong Thỏa thuận Paris nhưng đã không còn hoạt động nhiều. Việc thiếu các động thái cần thiết đã làm tổn hại đến vị thế của cả Mỹ và Australia trong khu vực, ông Herve Lemahieu, một chuyên gia tại Viện Lowy của Australia đánh giá.

“Mối đe dọa hiện hữu ở Thái Bình Dương không phải là Trung Quốc. Đó là biến đổi khí hậu”, chuyên gia Lemahieu nhận định với Insider trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 10.

Ông Joe Biden đã cam kết sẽ tái gia nhập Thỏa thuận Paris. Các đảo quốc ở Thái Bình Dương chắc chắn sẽ hoan nghênh việc này nhưng một chính phủ Mỹ đã chia rẽ có lẽ sẽ cản trở ông Biden làm nhều việc nhiều việc.

Theo ông Lemahieu, các chính phủ nếu muốn nhận được sự ủng hộ của các đảo quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương thì cần phải thể hiện này rằng họ đang quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc.

Quốc đảo 22.000 dân mời Mỹ xây dựng căn cứ quân sự đối phó 'tác nhân gây bất ổn'

Quốc đảo ở Thái Bình Dương Palau mời gọi quân đội Mỹ xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình trong bối cảnh Trung Quốc cấm dân tới đây tham quan du lịch.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã tới thăm đảo quốc này và cáo buộc Bắc Kinh có "các hoạt động gây bất ổn đang diễn ra" ở khu vực Thái Bình Dương.

Sau cuộc gặp, Tổng thống Palau Tommy Remengesau tiết lộ người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã hoan nghênh việc mời gọi, xây dựng các cơ sở quân đội ở Palau - quần đảo cách Philippines khoảng 1.500 về phía Đông.

"Yêu cầu của Palau đối với quân đội Mỹ vẫn rất đơn giản - xây dựng các cơ sở sử dụng chung, sau đó đến và sử dụng chúng thường xuyên", ông Tommy Remengesau cho biết trong bức thư gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, được Văn phòng Tổng thống bố trong tuần này.

Quốc đảo 22.000 dân mời Mỹ xây dựng căn cứ quân sự đối phó tác nhân gây bất ổn - Hình 1

Quốc đảo ở Thái Bình Dương Palau mời gọi, thúc giục quân đội Mỹ xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình. (Ảnh: Yahoo)

Trong bước thư, Tổng thống Tommy Remengesau nhấn mạnh đến việc quốc gia 22.000 người này sẵn sàng cung cấp các căn cứ đất liền, cơ sở cảng và sân bay cho quân đội Mỹ.

Bên cạnh đó, Tổng thống Remengesau cũng đề xuất sự hiện diện của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ ở Palau để giúp tuần tra khu bảo tồn biển rộng lớn của quốc đảo này, nơi có diện tích đại dương bằng Tây Ban Nha. Với diện tích đó, rất khó để quốc gia nhỏ bé này giám sát toàn bộ các biến động trên các vùng thuộc chủ quyền của mình.

Palau là một quốc gia độc lập, không có quân đội và Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ theo một thỏa thuận với Washington được gọi là Hiệp ước Tự do. Theo thỏa thuận, quân đội Mỹ có quyền tiếp cận các hòn đảo ở Palau, tuy nhiên, hiện Mỹ không có quân thường trực ở đó.

"Chúng ta nên sử dụng các cơ chế của Hiệp ước để thiết lập sự hiện diện quân sự thường xuyên của Mỹ ở Palau. Quân đội Mỹ đã không sử dụng hết quyền trong việc thiết lập các địa điểm phòng thủ ở Cộng hòa Palau theo Hiệp ước", ông Remengesau nhấn mạnh.

Ông Remengesau cho biết, các căn cứ ở Palau sẽ không chỉ tăng cường khả năng tác chiến cho quân đội Mỹ mà còn giúp nền kinh tế địa phương, vốn đang gặp khó khăn khi đại dịch COVID-19, khiến du lịch - ngành công nghiệp chính của nước này ngừng hoạt động.

Palau là hiện trường của các cuộc giao tranh đẫm máu giữa quân đội Mỹ và Nhật Bản trong Thế chiến II. Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh, Washington tập trung vào các căn cứ ở Philippines và Guam. Một cơ sở radar quân sự của Mỹ đã được lên kế hoạch xây dựng ở Palau nhưng bị đình chỉ vì đại dịch COVID-19.

Quốc đảo 22.000 dân mời Mỹ xây dựng căn cứ quân sự đối phó tác nhân gây bất ổn - Hình 2

Palau lo sợ ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực ngày càng gia tăng. (Ảnh: Rappler)

Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, đã cố gắng lôi kéo các đồng minh của Đài Bắc ở Thái Bình Dương, thuyết phục quần đảo Solomon và Kiribati đổi bên vào năm ngoái. Trước đó, Palau đã từ chối lời kêu gọi của Bắc Kinh, khiến Trung Quốc ra lệnh cấm khách du lịch đến thăm đất nước này vào năm 2018.

Không nêu tên Trung Quốc, song Tổng thống Remengesau nói với Bộ trưởng Quốc phòng Esper rằng "các tác nhân gây bất ổn đã đi lên phía trước để tận dụng" các cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến dịch bệnh mà các quốc đảo nhỏ đang phải vật lộn để chống chọi.

"Thưa Bộ trưởng, thật nhẹ nhõm khi nghe ông và các quan chức hàng đầu khác của Mỹ nhận ra thực tế phức tạp của an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - nơi đang bị đe dọa bởi kinh tế học cũng như xâm lược quân sự", Tổng thống Remengesau viết trong thư.

Trong chuyến thăm của Esper vào tuần trước tới Palau, kéo dài chưa đầy 3 giờ, ông Remengesau cho biết, Trung Quốc đang cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các quốc đảo để giành lấy lòng trung thành của họ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"
14:02:49 20/11/2024

Tin mới nhất

Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

19:23:42 20/11/2024
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL

18:58:06 20/11/2024
Argentina trở thành quốc gia tài trợ đầu tiên cho UNIFIL rút quân khỏi phái bộ gìn giữ hòa bình này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Israel - Liban và các cuộc tấn công vào các vị trí của UNIFIL.

Campuchia có Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao mới

18:29:44 20/11/2024
Ông Sokhonn, 70 tuổi, trước đó từng giữ cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Tại phiên bỏ phiếu, toàn bộ 112 nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Hun Manet, đã nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Sokhonn.

Căng thẳng tại Trung Đông: Trở ngại trong viện trợ nhân đạo của LHQ

18:27:23 20/11/2024
Cơ quan này cũng kêu gọi chính quyền Israel mở thêm cửa khẩu chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza và cho phép sử dụng các tuyến đường mới trong Dải Gaza để vận chuyển hàng viện trợ.

LHQ: Trên 420.000 người phải di dời ở Somalia trong 10 tháng đầu năm

18:24:59 20/11/2024
UNHCR nhấn mạnh việc tìm ra các giải pháp lâu dài cho người tị nạn, người xin tị nạn, người tị nạn hồi hương với sự hợp tác của Chính phủ Somalia và các đối tác khác, vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cơ quan này.

Trí tuệ nhân tạo: Anh chấp thuận khoản đầu tư của Google vào Anthropic

18:21:07 20/11/2024
Tháng 10/2023, Google đã đồng ý đầu tư 2 tỷ USD vào Anthropic, bao gồm khoản tiền mặt ban đầu là 500 triệu USD và thêm 1,5 tỷ USD theo thời gian.

COP29: Điều gì đang cản trở các cuộc đàm phán cho đến nay?

18:18:42 20/11/2024
Thứ hai, vấn đề tài chính khí hậu đang là điểm nghẽn chính. Theo một nghiên cứu mới, các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc) sẽ cần khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với khủng hoảng khí hậu đến cuối thập kỷ này.

Tổng thống Ukraine đề cập tới kịch bản tệ nhất trong xung đột với Liên bang Nga

18:16:03 20/11/2024
Nhưng quá trình vận động tranh cử, Ông Trump, với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà đã nhiều lần cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh nhưng không nói rõ chi tiết cách thức thực hiện.

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

16:29:06 20/11/2024
Bên cạnh đó, ông Lavrov đánh giá quan điểm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về vấn đề này là có trách nhiệm. Trước đó, ông Scholz đã tái khẳng định lập trường của Berlin về việc không cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới

16:27:38 20/11/2024
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã phản đối cách WHO ứng phó đại dịch COVID-19 và khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi tổ chức này.

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

G20 và nhiệm kỳ chống đói nghèo

15:28:14 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà nước Chủ tịch đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm

Danh tính hai nữ VĐV là ngôi sao nổi tiếng, kiếm tiền tỉ vẫn quyết tâm đi học để trở thành cô giáo

Sao thể thao

19:22:05 20/11/2024
Hai nữ vận động viên tất bật với công việc, thi đấu vẫn đi học để viết ước mơ thành cô giáo. Hai cái tên Nguyễn Thị Ánh Viên và Huỳnh Như không còn xa lạ với người hâm mộ thể thao Việt Nam.

Điều ước giản dị của giáo viên vùng khó: Mong trò ăn no ngủ ấm, đi học đầy đủ

Netizen

19:18:28 20/11/2024
Chẳng mong ước gì cho riêng mình, thầy cô chỉ trăn trở được làm thêm nhiều cho học trò, để các em có môi trường giáo dục và tương lai tốt đẹp hơn.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

Tin nổi bật

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.