“Điểm mặt” vũ khí mới của quân đội Việt Nam
Nhằm giữ vững chủ quyền lãnh thổ, duy trì môi trường hòa bình để phát triển đất nước, thời gian qua QĐND Việt Nam đã được trang bị thêm nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại…
Thời gian gần đây, nhờ đầu tư chiều sâu và đẩy mạnh hợp tác về kỹ thuật quân sự-quốc phòng với các đối tác nước ngoài, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu mới. Việt Nam đã tự sản xuất, chế tạo thành công thành phần nhiên liệu tên lửa, sơn tàng hình, tàu pháo TP-400, máy bay không người lái…Ảnh: Một số loại vũ khí quân dụng do Việt Nam tự sản xuất
Nhiều chủng loại thiết bị thông tin, liên lạc hiện đại cũng do trong nước “tự trồng”
Quân chủng hải quân ra quân huấn luyện với nhiều vũ khí, khí tài mới
Tàu DN 2000 trang bị cho lực lượng cảnh sát biển – sản phẩm hợp tác chế tạo cùng với tập đoàn Damen (Hà Lan)
Xuồng “cá mập” cỡ nhỏ rất linh hoạt do Việt Nam tự chế tạo rất thích hợp cho việc tuần tra ở khu vực cửa biển hoặc khu vực giữa các đảo ở Trường Sa
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam được trang bị ngày càng hiện đại
Các phi công Hải quân Việt Nam đang tham gia huấn luyện trên thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter tại Canada.
Việt Nam đã đặt mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter rất thích hợp cho việc tuần tra, giám sát biển..
Chiến hạm tàng hình Gepard 3.9 Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng là những “tân binh” của quân chủng hải quân. Việt Nam cũng đã nhập thêm 2 tàu tuần tra Svetlyak mới từ Nga, mua giấy phép để tự đóng trong nước thêm 10 tàu cao tốc tên lửa Molnya “Tia chớp”. Dự án hợp tác với Nga để tự sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35 cũng đã được khởi động.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kiểm tra một số loại vũ khí sản xuất trong nước như súng cối cá nhân…
…và súng phóng lựu ổ quay bắn liên thanh, thích dụng cho chống chiến thuật “biển người” và tác chiến trong đô thị
Súng chống tăng vác vai RPG-29 và các loại đạn chống tăng và bộ binh kiểu mới do Việt Nam tự chủ sản xuất. .
Quân chủng phòng không quân tiến thẳng lên hiện đại với việc mua sắm thêm nhiều máy bay tiêm kích Su-30MK2 cực kỳ tối tân.
Loại phi cơ hiện đại này sẽ góp phần tăng cường sức mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
“Hổ mang chúa” SU- 30MK2 bay tuần phòng bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Lực lượng hải quân đánh bộ được trang bị nhiều loại súng của Israel
“Sát thủ” diệt tăng mới của lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam.
Lính trẻ làm chủ vũ khí mới trang bị
“Lá chắn thép”, hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P hiện đại hàng đầu thế giới góp phần tăng cường phòng thủ chiều sâu từ hướng biển.
Việt Nam cũng chuẩn bị tiếp nhận chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên trong loạt 6 tàu ngầm mua của Nga. Tàu ngầm Kilo “hố đen’ của Việt Nam có kích thước dài hơn thế hệ trước, được trang bị thiết bị sonar, thiết bị tác chiến đêm tinh vi, ngoài ngư lôi tàu còn trang bị tên lửa phòng không, tên lửa Club-S đối hạm và đối đất…Hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ tạo sự răn đe cần thiết đối với bất cứ kẻ thù manh động nào dám xâm phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Pháo phòng không được cải tiến đặt trên xe nhằm tăng tính cơ động, tối ưu hóa kết quả chỉ thị mục tiêu nhờ tự động hóa và công nghệ cao, đáp ứng nguyên tắc chiến thuật “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”.
Một số phương tiện mới dành cho công binh
…..
Xe tăng T-54/55 được “lên đời” với sự hợp tác của Israel , tăng thêm uy lực vũ khí, có phiên bản bắn được cả tên lửa qua pháo nòng trơn, lắp đặt thêm súng cối chống bộ binh, thiết bị đo xa , tác chiến ban đêm, giáp bảo vệ…
Theo vietbao
Nâng cấp sức mạnh 'thần chết' SA-6 của Việt Nam
Một số quốc gia đã đưa ra chương trình nâng cấp sức mạnh cho tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (SA-6).
Các gói nâng cấp của Nga và Cộng hòa Czech trang bị đạn tên lửa có tầm bắn xa đến 35km, tầm cao 20km (khi chưa nâng cấp là 24 và 14km).
2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) là một trong những thành phần quan trọng trong lưới phòng không tầm trung bảo vệ bầu trời tổ quốc Việt Nam. 2K12 Kub có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly từ 4-24km với tầm cao từ 50-14.000m.
Tuy nhiên, được chế tạo theo công nghệ những năm 1960 nên 2K12 Kub bộc lộ nhiều điểm yếu trong chiến tranh công nghệ cao hiện đại ngày nay.
Nhằm nâng cao sức mạnh cho "3 ngón tay thần chết" 2K12 Kub, một số quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến (Nga, Hungary, Cộng hòa Czech) đã thực hiện một số chương trình nâng cấp. Các gói nâng cấp này tập trung chủ yếu hiện đại hóa hệ thống radar điều khiển hỏa lực 1S91.
2K12 Kvadrat (Nga)
Quốc gia khai sinh ra 2K12 Kub - Nga đã giới thiệu gói nâng cấp 2K12 Kvadrat giai đoạn 1 được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự, các khu vực quan trọng trước các cuộc tấn công tốc độ cao của các loại máy bay chiến thuật, trực thăng tấn công, tên lửa hành trình trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.
Trọng tâm của gói nâng cấp tập trung vào cải thiện radar điều khiển hỏa lực 1S91 với các tính năng gồm:
- Trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu kỹ thuật số, hệ thống phân loại và theo dõi mục tiêu (máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và các mục tiêu đường không khác), tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống.
- Mở rộng băng thông kênh CW chiếu rọi mục tiêu từ 6-12 kênh tần số, thay thế các đèn chân không bằng bóng bán dẫn, thay thế các thiết bị điện áp cao bằng các thiết bị điện áp thấp.
- Buồng điều khiển được trang bị màn hình hiển thị LCD đa chức năng tăng số lượng dữ liệu hiển thị và kéo dài tuổi thọ của hệ thống từ 10.000-15.000 giờ, giảm mức tiêu thụ điện năng.
Hệ thống sử dụng tên lửa đối không 3M9 đã qua nâng cấp đạt tầm bắn hiệu quả 35km, tầm cao 20km.
Ngoài gói nâng cấp này, Nga còn phát triển một gói nâng cấp hiện đại hơn cả là Kub-M3. Tuy nhiên từ gói nâng cấp này lại rẽ nhánh ra thành sự phát triển của một hệ thống hoàn toàn mới được gọi là Buk (NATO định danh là SA-11 Gadfly).
"Lắp mắt hồng ngoại cho 2K12"
Hungary đưa ra một gói nâng cấp khá thú vị, mặc dù nó không được đặt một tên riêng nhưng điểm nhấn của gói nâng cấp này là trang bị bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại WZU-2 hoạt động bất kể ngày đêm.
WZU-2 được lắp bên cạnh radar chiếu rọi mục tiêu 1S31 (thuộc đài điều khiển 1S91). Buồng điều khiển được bổ sung thêm màn hình hiển thị kỹ thuật số cung cấp các dữ liệu về mục tiêu do hệ thống quang - hồng ngoại thu được.
Hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại WZU-2 (dấu đỏ).
Việc bổ sung thêm hệ thống chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại mang lại khả năng tấn công mục tiêu trong điều kiện đêm tối hoặc trong trường hợp radar điều khiển hỏa lực bị gây nhiễu nặng.
Ngoài ra, các thành phần hệ thống (radar, tên lửa) của 2K12 Kub vẫn giữ nguyên.
"Mắt thần" 1S91 có tên mới
Cộng hòa Czech cũng đưa ra một gói nâng cấp khác chủ yếu tập trung vào radar điều khiển hỏa lực. Gần như toàn bộ đài điều khiển hỏa lực 1S91 đã được nước này thiết kế lại, với cái tên dài hơn 1S91SURN CZ.
Toàn bộ các thành phần của hệ thống 1S91SURN CZ đều được chuyển sang sử dụng công nghệ bán dẫn, các tần số hoạt động đều được thay đổi. Hệ thống hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số hoàn toàn trong phát hiện, bám bắt và chiếu xạ mục tiêu dẫn hướng cho tên lửa.
Buồng điều khiển với 2 màn hình kỹ thuật số.
Buồng điều khiển rất hiện đại với 2 màn hình hiển thị kỹ thuật số cung cấp đầy đủ các tham số về mục tiêu. Ê kíp chiến đấu giảm xuống chỉ còn 3 người.
Hệ thống sau nâng cấp sử dụng đạn tên lửa đối không 3M9M với tầm bắn tăng lên 35km, tầm cao 20km.
Theo xahoi
Tàu sân bay thứ 2 TQ xuất hiện năm 2020? Tạp chí Military-Industrial Courier (trụ sở tại Moscow) dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ tự sản xuất một tàu sân bay đầu tiên từ nay cho đến năm 2020. Năm 2012, Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào biên chế. Xét về chiến lược lâu dài, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tàu sân bay kích thước lớn...