Điểm mặt tất cả nguyên nhân khiến kinh nguyệt của chị em không bình thường chút nào
Kinh nguyệt phản ánh sức khỏe của cơ thể nên mọi người cần chú ý quan sát và nhận biết dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt kịp thời để phòng tránh những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Angela Chaudhari, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Northwestern Memorial, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 2-8 ngày và khoảng thời gian giữa hai lần rụng trứng là 21-35 ngày. Các hiện tượng như ra máu bất thường, chu kỳ kéo dài hoặc tắc kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề.
Mọi người cần đi khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt nếu tình trạng này xảy ra liên tục và kéo dài. Nếu vẫn cảm thấy mơ hồ về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, bạn hãy tham khảo các nguyên nhân dưới đây:
Tuyến giáp là nơi sản sinh hormone nội tiết tố quan trọng. Khi hoạt động bình thường, bộ phận này sẽ cân bằng năng lượng, kiểm soát khẩu vị và giảm stress. Jessica Shepherd, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Baylor ở Dallas cho hay, hormone tuyến yên giúp tuyến giáp hoạt động được sản sinh kèm với hormone kích thích buồng trứng. Do đó, bất kì hormone nào gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng tới loại còn lại.
Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể đến nhờ sự trợ giúp từ các bác sĩ nội tiết và thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra hoạt động của tuyến giáp. Bác sĩ sẽ kê thuốc nếu tuyến giáp là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt. Khi hormone trong cơ thể cân bằng, chu kỳ của bạn sẽ diễn ra bình thường.
Theo Petra Casey, tiến sĩ kiêm bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện Mayo, lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Bệnh đặc trưng với sự hiện diện của các mô trong tử cung nằm ngoài tử cung. Thông thường, các tế bào nội mạc tử cung sẽ nằm trong tử cung và ra ngoài vào thời kỳ rụng trứng. Ở những người mắc bệnh, tế bào này sẽ di chuyển ra khỏi tử cung tới các bộ phận khác như buồng trứng, ruột và gây nên những cơn đau khó chịu trong chu kỳ. Nếu không điều trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn tới vô sinh.
Việc đầu tiên bạn cần làm là đi khám và siêu âm nếu nghi ngờ mắc bệnh này. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm tiểu tiện nhiều lần, đau vùng chậu và gặp vấn đề về đường ruột. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra biện pháp chữa bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể kê thuốc nội tiết tố, progestin IUD, sử dụng biện pháp cấy ghép hoặc tiêm thuốc nhằm ngăn ngừa mô lạc nội mạc tử cung phát triển.
Stress
Video đang HOT
Khi bạn cảm thấy rất căng thẳng, cơ thể sẽ tiết hormone cortisol để giảm và ức chế sản sinh hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Stress có thể tác động tới thời gian rụng trứng, khiến khoảng cách giữa các chu kỳ gần nhau hơn.
Drew Ramsey, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia cho biết, căng thẳng là tình trạng khó thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa stress bằng cách thư giãn mỗi ngày với 10 phút tập yoga. Nếu có điều kiện, hãy tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ trước khi bắt tay vào thực hiện những dự án lớn. Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc không chỉ giúp giảm stress mà còn đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường.
U nang buồng trứng là bệnh rất phổ biến và hầu hết phụ nữ đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Theo thống kê, mất cân bằng hormone có thể phát triển những u nang nhỏ trong buồng trứng, làm rối loạn chức năng sinh sản. Rocío Salas-Whalen, chuyên gia y khoa kiêm nhà nội tiết học tại Phòng khám Manhattan cho biết, phụ nữ mắc u nang buồng trứng thường sở hữu nhiều hormone nam tính androgens. Mất cân bằng hormone khiến buồng trứng không sản sinh đủ nội tiết tố nữ, làm cơ thể khó chịu trong kỳ rụng trứng.
Bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân và phương án điều trị khi gặp phải các triệu chứng bất thường như kinh nguyệt không đều, lông mọc rậm, lượng đường huyết tăng cao và khó sinh con. Nếu u nang buồng trứng là nguyên nhân chủ yếu đứng sau, họ có thể tư vấn bạn sử dụng thuốc, liệu pháp điều trị hormone hoặc phẫu thuật cắt bỏ u nang.
Thay đổi trọng lượng
Thiếu hay thừa cân đều có khả năng ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể. Nếu sở hữu ngoại hình thon gọn, cơ thể bạn sẽ làm việc tối đa để sản sinh đủ estrogen cho buồng trứng. Trái lại, tăng cân có thể khiến nồng độ hormone này sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, thường xuyên vận động, sở hữu chế độ ăn lành mạnh là biện pháp đơn giản và hiệu quả đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường.
U xơ tử cung
U xơ tử cung có biểu hiện đặc trưng là sự tăng trưởng bất thường các mô ở thành tử cung. Dù lành tính và hiếm khi phát triển thành ung thư, các mô này có thể cản trở ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh polyp tử cung tác động xấu tới các mô nội mạc tử cung hay còn gọi là lớp niêm mạc tử cung. Giống u xơ tử cung, bệnh thường lành tính và ít phát triển thành ung thư.
Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri khuyên, bạn nên đi siêu âm để xác định nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu u xơ tử cung hoặc bệnh polyp là thủ phạm chính, các bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp điều trị hormone, sử dụng thuốc hoặc tiến hành cắt bỏ khối u tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp.
Ung thư tử cung
Ung thư tử cung, còn được biết đến với tên gọi ung thư nội mạc tử cung, phát sinh khi niêm mạc tử cung tăng trưởng vượt quá kiểm soát, gây chảy máu bất thường. Theo Viện Ung bướu Hoa Kỳ, hơn 63.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh này mỗi năm, khoảng 11.000 người trong số đó đã tử vong.
Phái đẹp ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc ung thư tử cung dù bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh từ 45-74 tuổi. Các triệu chứng cơ bản bao gồm ra nhiều máu bất thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và chảy máu giữa chu kỳ.
Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm âm đạo kết hợp với liệu pháp sinh thiết nhằm chẩn đoán ung thư tử cung. Mọi người có thể sử dụng thuốc ức chế ung thư hoặc phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu cần thiết.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
Chóng mặt khi đứng dậy có nguy hiểm không?
Đầu váng, mắt hoa, mất thăng bằng - bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại cảm thấy một hoặc nhiều triệu chứng này khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi hoặc ra khỏi giường?
Nếu cảm giác chóng mặt nặng lên thay vì giảm đi sau khi đứng dậy, thì có lẽ nên nói chuyện với bác sĩ.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn choáng váng sẽ giảm dần trong vòng vài giây. Và trong những trường hợp này, thật may mắn là cảm giác đó không có gì đáng lo.
"Trái tim giống như một máy bơm, và khi bạn đứng lên đột ngột, lượng máu vào tim bị giảm", BS. Phillip Low, giảng viên thần kinh tại bệnh viện Mayo ở Minnesota giải thích. "Điều này có thể gây giảm huyết áp tạm thời, và phải mất một khoảng thời gian ngắn để các cơ chế điều chỉnh khởi động và sửa chữa nó".
Trong y học, điều này được gọi là tụt huyết áp tư thế đứng, huyết áp giảm sẽ trở lại bình thường. Nếu thỉnh thoảng bạn gặp phải sự chậm trễ ngắn như vậy, nó có thể có nguyên nhân cụ thể được sửa chữa dễ dàng.
Ví dụ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ăn không đủ thức ăn hoặc uống không đủ nước. Bỏ bữa có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu, trong khi không uống đủ nước có thể dẫn đến mất nước, làm chậm lưu thông máu. Các nguyên nhân khác bao gồm tập luyện, kiệt sức do nóng, mang thai, uống rượu và thiếu ngủ.
Tuy nhiên, bạn có thể cần phải đi khám bác sĩ nếu cơn chóng mặt diễn ra thường xuyên và không giảm, nghĩa là nếu chóng mặt thực sự nặng lên khi bạn đứng lâu.
BS. Christopher Gibbons, giảng viên ngành thần kinh tại Trường Y Harvard, cho biết: "Điều này cho thấy huyết áp bị giảm và không hồi phục".
Tụt huyết áp tư thế đứng sẽ trở nên phổ biến hơn khi có tuổi, BS. Gibbons cho biết, 5 đến 10% số người cao tuổi phát triển tình trạng này tại một thời điểm nào đó khi họ vượt quá 60 tuổi. Các nghiên cứu đã liên hệ tụt huyết áp tư thế đứng với tăng nguy cơ ngã và gãy xương ở người lớn tuổi trung niên.
Nếu căn phòng có vẻ quay quay, bạn có thể có một vấn đề khác - một bệnh ở tai trong được gọi là chóng mặt. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng trong tai hoặc chấn thương đầu và sẽ cần chăm sóc y tế.
Và một dấu hiệu khác của bệnh nghiêm trọng? Nếu bạn cũng mất ý thức sau khi đứng lên, ngay cả khi chỉ trong vài giây. Một đánh giá y tế là cần thiết để tìm kiếm bất kỳ rối loạn tiềm tàng nào liên quan đến tim, hệ thần kinh, hoặc hệ nội tiết.
Nhiều bệnh nhân thấy thuốc đang dùng (trực tiếp làm giảm huyết áp hoặc có tác dụng phụ làm giảm huyết áp) là thủ phạm. Trong những trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để thay đổi liều hoặc tìm hiểu các lựa chọn thay thế. Không bao giờ ngừng uống thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ vì nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Đừng bỏ qua: Thời điểm bạn thức dậy mỗi đêm tiết lộ bạn đang gặp rắc rối ở bộ phận nào trong cơ thể Khi bạn có vấn đề về sức khỏe, có thể có sự tắc nghẽn khí trong một cơ quan nội tạng nào đó. Và điều này có thể khiến bạn thức dậy vào ban đêm. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, rối loạn giấc ngủ mãn tính thường được gây ra bởi sự mất cân bằng âm-dương do sự gián đoạn dòng...