“Điểm mặt” quán vỉa hè có thâm niên, hút khách ở Hà Nội
Bún ốc Hàng Chai, bún ngan Nhàn, phở Bát Đàn, bún chả Hàng Quạt là những món ăn có thâm niên và được lòng thực khách khi đến Hà Nội.
Bún chả Hàng Quạt
Bún chả vẫn luôn là món ăn giản dị mà thấm đượm hương vị của làng quê Bắc bộ. Ai đến Hà Nội cũng nên thử một lần nhưng nhất định phải đến đúng địa chỉ mới có thể cảm nhận đúng bún chả chuẩn vị.
Một suất bún chả thông thường gồm đĩa bún rối, rau sống, nước chấm có su hào, cà rốt và đặc biệt không thể thiếu chả viên cùng chả miếng thơm ngon đậm đà. Sự hòa hợp tuyệt vời giữa hương thơm vị ngậy của chả thịt, chua ngọt của nước chấm và tươi xanh từ các loại rau sống tạo nên một món ăn tinh tế khó quên.
Bún chả là món dễ ăn, dễ được lòng thực khách khi đến Hà Nội. Ảnh: I.T
Bún chả Hàng Quạt ra đời từ rất lâu và lúc nào cũng tấp nập. Ban đầu quán chỉ kê vài bàn sát tường, cho đến nay số lượng bàn tăng lên và trải dài khắp con ngõ số 74 nhỏ hẹp.
Bún ngan Nhàn
Nằm sâu trong ngõ Trung Yên, quán bún ngan hơn chục năm thường xuyên có cảnh tượng khách xếp hàng dài đến lượt. Nhiều người cho rằng món ngan ở đây có sức hút riêng biệt, ăn một lần nhất định sẽ quay lại. Nước dùng được ninh từ xương ngan, thêm một ít nấm khô nên khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt, lại có mùi thơm của nấm. Miếng thịt ngan được ninh mềm, ăn kèm với mọc, măng khô. Ngoài ra, tùy vào sở thích bạn có thể gọi thêm quẩy nóng để ăn kèm.
Quán bán từ 10h đến 14h, đông nhất là lúc 12h trưa. Một bát bún măng ngan bình thường có giá 40.000 đồng. Nếu muốn ăn thêm thịt ngan, quẩy, khách cũng có thể gọi thêm.
Bún ốc Hàng Chai
Gánh bún ốc ba thế hệ của cô Thêm là địa chỉ ẩm thực nổi tiếng khu phố cổ. Chuyện xếp hàng 15-20 phút để đến lượt ăn bát bún ốc rất bình thường với những người đã trót mê hương vị bún ốc này. Điều đặc trưng của tô bún Hàng Chai là chỉ gồm có bún, ốc và vài gia vị đi kèm như hành lá, cà chua. Nước dùng trong vắt, có phần chua hơn so với bún ốc khác nhưng vẫn rất thanh, đậm đà và vừa miệng.
Bún ốc hấp dẫn thực khách bởi vị nước dùng thanh thanh. Ảnh: Foody
Quán mở cửa từ 7h đến 13h. Đến với hàng bún lúc nào cũng tấp nập này, bạn phải tự tìm cách để xe, xếp hàng. Một tô bún chuẩn của quán giá 30.000 đồng.
Bún ốc ngõ Chợ Đồng Xuân
Nhắc đến ngõ chợ Đồng Xuân là nhắc đến một thế giới ẩm thực đường phố đa dạng và đặc trưng của khu phố cổ. Quán nào ở đây cũng đông khách dù là quán hủ tíu hay bánh giò. Nhưng bún ốc có lẽ vẫn là món được yêu thích nhất bởi nó gắn liền với thói quen ăn uống của người dân Hà Nội. Nhìn bát bún ốc có cả chuối đậu đúng kiểu xưa khiến cho mọi thực khách đều không thể cầm lòng.
Phở Bát Đàn
Video đang HOT
Nhắc đến phở Hà Nội là người ta chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến phở Bát Đàn, thứ quà sáng “sang chảnh” và hội tụ đầy đủ tinh hoa của ẩm thực Việt xứ Bắc. Từ hàng mấy chục năm nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, phở Bát Đàn vẫn chưa một ngày vắng khách. Cho đến ngày nay cách phục vụ tự bưng bát xếp hàng chờ đến lượt kiểu thời bao cấp vẫn được áp dụng bởi quán quá đông.
Theo Dân Việt
Đến Quảng Nam không thưởng thức 9 loại "đặc sản" này thì phí đời
Từ lâu, xứ Quảng đã nổi tiếng gần xa với nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Và nhắc tới đặc sản Quảng Nam không thể không kể tới mì Quảng, cao lầu, cá chuồn xanh nướng Núi Thành, cháo don, bê thui Cầu Mống...
1. Cá chuồn xanh nướng Núi Thành
Trong tất cả các loại cá chuồn, cá chuồn xanh được cho là ngon nhất bởi thịt đậm ngọt và dai. Những con cá tươi rói, vảy bạc óng ánh trên những chiếc thuyền về từ biển chính là niềm tự hào của người dân xứ Quảng. Loài cá chuồn sống nhiều ở miền biển Nam Trung Bộ nhưng thơm ngon nhất phải kể tới khu vực Núi Thành.
Cá chuồn là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân Quảng Nam mỗi độ hè về. Mùa cá chuồn thường bắt đầu độ tháng ba, tháng tư, có nhiều loại: cá chuồn xanh, cá chuồn khơi, cá chuồn cánh gián, cá chuồn lộng, cá chuồn gành...
Cá chuồn xanh nướng có mùi vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại cá nào. Khi ăn cá chuồn xanh nướng cũng không cầu kỳ, cứ cầm hẳn trên tay, bẻ đôi chấm vào nước mắm nguyên chất hoặc muối sống ớt xanh thì không gì thú vị bằng, vừa ăn vừa xuýt xoa, mằn mặn đầu môi vị muối của đại dương...
Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu cá chuồn nướng quấn trong bánh tráng lề (bánh tráng cuốn) kèm rau sống, chấm nước mắm ớt. Đặc biệt thú vị hơn, khi bạn vừa thưởng thức món cá chuồn nướng, vừa tận hưởng những làn gió biển thổi vào, tận hưởng những khoảng thời gian bình yên của cuộc sống.
2. Bê thui Cầu Mống
Bê thui Cầu mống là đặc sản nổi tiếng của xứ Quảng, món ăn mà bất cứ du khách nào khi đến Quảng Nam - Đà Nẵng cũng muốn thử một lần.
Cầu Mống là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu bắt qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có rất nhiều quán ăn phục vụ món bê thui ngon nổi tiếng, có chất lượng mà không nơi nào có thể sánh được bởi mang đậm hương vị xứ Quảng.
Rất nhiều nơi như Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ đều có phục vụ món bê thui, nhưng chỉ có ở những hàng quán bán bê thui tại Cầu Mống là nơi khách sành ăn tìm đến nhiều nhất.
3. Ram tôm
Những khoanh rôm vàng rộm bắt mắt với đầy ắp thịt và tôm bên trong được cuốn kèm với bánh tráng Đại Lộc, rau sống và nước mắm tỏi ớt chua ngọt sẽ là món ăn đầy hứa hẹn.
4. Mì Quảng
Ở miền Trung có "ngũ Quảng" nhưng món mì lại định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Món dân dã ấy đã "vinh dự" được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.
Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn Mì Quảng rất dân dã và bình dị nhưng nay trở thành đặc sản Quảng Nam. Được chế biến từ gạo tuy nhiên hương vị và sắc thái lại có nét riêng biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi. Nhân mì thì khá đa dạng thường được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, cá....
Ăn mì Quảng không thể thiếu rau sống. Mà rau sống để ăn cùng mì Quảng cũng phải được chuẩn bị cầu kì không kém. Nếu như với những món ăn bình thường khác chỉ cần một dĩa rau với ít cọng bạc hà, xà lách để ăn kèm thì rau sống cho món ăn này cần tới 9 loại: bắp chuối, rau muống chẻ, giá, cải cay...Cũng có lẽ vì thế mà mì Quảng ăn không bị ngán hay cảm giác khô dù ít nước dùng. Một đĩa rau sống đủ loại, tươi non mát mắt góp phần không nhỏ làm nên vị ngon cho bát mì.
5. Gỏi Bòn Bon Tiên Phước
Qua năm tháng, với bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, trái bòn bon được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, cả ngâm rựu để bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt, có một món ăn dân giã, trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của huyện Tiên Phước đó là gỏi bòn bon.
Để làm gỏi bòn bon, người dân phải chọn loại quả to đều, chín mềm có màu vàng tươi, đó là lúc bòn bon chín cây thơm nức, cùi dày và giòn để làm gỏi. Một số nguyên liệu đi kèm để làm nên món gỏi bòn bon là: thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, hành phi và một bắt nước mắm ngon.
Gỏi bòn bon đúng điệu Quảng Nam phải có vị chua chua, ngọt ngọt và vị cay ấm nồng. Làm bạn với món gỏi bòn bon này sẽ là bánh phồng tôm giòn tan hoặc bánh tráng nướng.
6. Măng núi trộn Quảng Nam
Mùa hái măng từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch), các phụ nữ, cô gái Cơ tu ở đây vào rừng từ sáng sớm để hái măng. Nguyên liệu làm món ăn này đương nhiên là những búp măng to bằng cổ chân được hái ở những vùng đồi núi, sau đó bóc vỏ, chỉ còn lại lớp thân trắng ngần. Đặc điểm của măng núi là mùi rất thơm, không đắng và luộc qua nước sôi vẫn không ngả sang màu vàng.
Điều đặc biệt ở món măng núi trộn này là không cần nước xốt, nước tương, tôm, thịt hay bất cứ thứ gì khác. Chỉ cần làm một bát nước mắm tỏi, ớt xiêm (loại ớt trái nhỏ, hạt nhiều, thường có ở vùng đồi núi Quảng Nam) thật cay nồng là đã đủ sức hấp dẫn. Để món ăn thêm mùi thơm và vị béo, lấy ít dầu phộng phi thơm với củ nén giã dập, đến khi nén ngả sang màu vàng là được.
Măng trộn là thực phẩm ưa thích của người dân Đông Giang (Quảng Nam). Bữa cơm dân dã cùng với đĩa măng trộn mang đầy hương vị quê nhà mà ai đã được thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên.
7. Gà Đèo Le
Trong các loại gà được xếp vào bậc ngon có tiếng của Việt Nam, người sành ăn không thể không nhắc tới gà đèo Le. Muốn ăn gà đèo Le đúng chuẩn, chắc chắn bạn phải đến đèo Le (gần suối Nước Mát - huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) để thưởng thức.
Gà đèo Le là giống gà tre, nuôi thả bộ tự nhiên hoàn toàn, mỗi con chỉ nặng khoảng 0,6 - 0,8 kg. Các món ăn từ gà khá đa dạng như nướng, hấp hành và rô ti... nhưng phổ biến nhất vẫn là luộc bởi món này nấu nhanh và đơn giản.
Tuy không phục vụ đến tận... răng nhưng việc tự mình cắt hoặc xé gà thành miếng, trộn cùng rau răm rồi chấm muối tiêu và thưởng thức chắc chắn sẽ khiến món gà trở nên ngon hơn.
8. Cháo don
Được xem la môt trong nhưng mon ăn đăc san Quảng Nam, cháo don vốn đã chiếm được nhiều sự quan tâm và yêu thích của nhiều du khách. Don vốn là món ăn dân dã Quảng Nam chỉ gồm nước, hành tây và những con don nhỏ xíu. Khi ăn, thực khách bẻ bánh tráng gạo nướng giòn thành nhiều phần nhỏ rồi cho vào tô don nóng.
Không chỉ có món cháo don tuyệt ngon, ngoài ra còn có thê đươc chê biên thanh cac mon như don xao khô, canh don.
9. Cao lầu
Cao Lầu là sự kết hợp giữa sợi cao lầu vàng ruộm cùng với nạc đùi heo xá xíu, da heo hay sợi cao lầu chiên giòn, bánh tráng, đậu phộng rang và một ít rau thơm trà quế. Hương vị chính định vị cho món ăn này phải kể đến phần nước dùng, có vị mặn ngọt đậm đà và bùi béo.
Đây chính là nước tẩm gia vị khi làm thịt xá xíu ướp cùng với ngũ vị hương. Vì thế, nếu thịt xíu và nước sốt càng đậm đà chuẩn vị, món Cao Lầu càng trở nên hấp dẫn.
Cao Lầu cần được thưởng thức nhân lúc còn đang nóng, trộn đều tất cả mọi thứ lên và cảm nhận được vị dai dai sật sật của sợi cao lầu kết hợp với hương vị thơm ngon từ thịt xíu và nước dùng.
Theo Dân Việt
Hằng ngày đi chợ khỏi phải đau đầu chọn món nhờ thực đơn cả tuần cực phong phú này Bạn chưa biết nên nấu món gì cho bữa cơm gia đình? Thì đây là một trong những bữa cơm không những ngon mắt mà rất ngon miệng lại đầy đủ dưỡng chất để bạn tham khảo cho thực đơn cả tuần nên ăn gì nhé! Thứ 2: Khổ qua xào trứng Canh cua rau mướp Thịt kho dừa Xà lách nhà trồng....