Điểm mặt những tựa game sát… tay cầm nhất
Bên cạnh chuột và bàn phím, tay cầm từ lâu đã là một trợ thủ đắc lực cho các gamer và đặc biệt có một số tựa game mà bạn sẽ chẳng thể nào phát huy được hết khả năng của nhân vật nếu như thiếu chúng. Đa số các loại controller hiện nay, ngay cả những loại hàng “tàu” rẻ tiền đi nữa thì chúng đều có độ bền tương đối cao và không dễ gì phá hỏng bởi tuổi thọ của các miếng cao su lót dưới có thể lên tới hàng trăm ngàn lần bấm trước khi nát. Tuy nhiên có một số tựa game với đặc thù gameplay có thể làm quá trình này diễn ra nhanh hơn bình thường và khiến cho chiếc tay cầm của bạn chẳng mấy chốc mà dở chứng.
Devil May Cry series
“Hành động chặt chém” – chỉ nghe tới cái tên thôi là cũng đủ để hình dung thể loại này yêu cầu một chút thể lực trong việc sử dụng tay cầm, và chắc hẳn không đại diện nào xứng đáng hơn so với Devil May Cry - series nổi tiếng của Capcom.
Luân chuyển giữa ít nhất 4 loại vũ khí bao gồm cả súng và kiếm, 4 phong cách chiến đấu có thể thay đổi bất cứ lúc nào, mỗi thứ lại bao gồm hàng tá chiêu thức khác nhau của người hùng Dante đòi hỏi người chơi phải sử dụng gần như tất cả các nút bấm có trên tay cầm (ngoại trừ select/back và tạm dừng), chưa kể tới những kĩ thuật “cancel” rất khó khác. Không chỉ vậy, số lượng kẻ thù trong game luôn áp đảo cùng với đòn tấn công đa dạng luôn khiến người chơi phải thao tác thật nhanh nếu không muốn mất mạng, đặc biệt ở các độ khó cao khi chỉ cần vài hit là đã đủ để tiễn bạn lên đường.
Dù vậy vẫn có nhiều game thủ cực kì kiên nhẫn đã bỏ công khổ luyện để thực hiện những chuỗi combo nhuần nhuyễn tới mức nhân vật còn chẳng buồn chạm đất mà chỉ xem thôi cũng phải thấy hoa mắt chứ đừng nói là bắt chước. Nhưng ai biết được để có thể đạt đến đẳng cấp xứng danh “quỷ cũng phải khóc” giống như tựa đề của trò chơi ấy, họ đã phải hy sinh biết bao chiếc tay cầm?
DMC 4 Combo.
PES (thời kì PS2)
Chuyển sang cái tên tiếp theo, Pro Evolution Soccer hay thường gọi tắt là PES - một game thể thao cũng nổi tiếng và lâu đời của Konami, nghe có vẻ tương đối nhẹ nhàng nhưng đây lại là thủ phạm phá hỏng rất nhiều chiếc tay cầm trên hệ máy Playstation.
Video đang HOT
Nếu đã từng đi chơi PES ngoài quán chắc chắn bạn đã không dưới một lần phải đổi tay cầm vì không thể sử dụng được mà đa số trường hợp là do vấn đề về D-pad hoặc phím R1. Nguyên nhân là do trong thời kì của những phiên bản PES trên PS2, lối đá bóng thể lực vẫn còn đang rất thịnh hành với nhiều siêu sao chạy nhanh như ngựa như Adriano, Ronaldinho, Henry… kết quả của trận đấu phụ thuộc khá nhiều vào kĩ năng rê dắt của người điều khiển (mặt bằng người chơi nói chung), và miếng cao su dưới D-pad bị nghiền nát hay nút R1 bung ra khỏi tay cầm là hậu quả khó tránh khỏi của lối chơi mắm môi mắm lợi chạy này.
Ngoài ra tính ăn thua của game khá cao nên chiếc tay cầm cũng rất dễ trở thành nạn nhân cho “võ công” của các gamer nóng tính thay vì mặt của đối thủ ngồi cạnh.
Rất may là gameplay của PES sau này đã hạn chế các siêu nhân đi rất nhiều trong việc rê dắt nên game cũng không còn quá “sát tay cầm” nữa.
Dragon Ball Z Budokai Tenkaichi 3
Dragon Ball Z: Budokai Tenkaichi – series game đối kháng dựa theo bộ truyện tranh “7 viên ngọc rồng” đã chẳng còn gì xa lạ và được đánh giá là trò chơi ăn theo Son Goku thành công nhất trong lịch sử. Nhưng bên cạnh đó có lẽ nó cũng là một tựa game fighting hại tay cầm nhất từ trước cho đến nay.
Dragon Ball Z Budokai Tenkaichi 3 Trailer.
Không rõ 2 phiên bản Tenkaichi trước ra sao, nhưng với Tenkaichi 3 thì game có một cơ chế rất thú vị đó là tuyệt chiêu của các nhân vật. Khi đối thủ bắt đầu “xuất chưởng” như Kamehameha chẳng hạn, bạn sẽ có một khoảng thời gian ngắn nhưng đủ để đáp lễ bằng cách thi triển chiêu tương tự của mình, và khi chúng chạm nhau game sẽ buộc người chơi phải thực hiện một QTE để phân định thắng thua, đó là thi… xoay analog. Nếu đã từng nhìn 2 đấu thủ so kè nhau trong màn đấu chưởng này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tội nghiệp cho 2 chiếc cần analog trước cảnh liên tục bị quay với đủ các tư thế sao cho nhanh nhất có thể, chưa kể đến tính năng giảm sát thương khi bị dính đòn cũng dựa trên QTE đầy “dã man” vừa đề cập.
Mỗi lần tung chưởng là lại “hành” tay cầm.
Một số quán game PS2 cũng vì lý do này mà đã phải ngưng phục vụ DBZ: Budokai Tenkaichi 3, đủ để thấy mức độ thiếu thân thiện của nó đối với những chiếc tay cầm như thế nào.
Kinniku Banzuke: Road to Sasuke
Khác với những cái tên nổi tiếng đã giới thiệu ở trên, Road to Sasuke là một tựa game có lẽ rất ít người biết đến và người viết cũng tình cờ mới có được trò chơi này bởi nó hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật. Về nội dung đại khái bạn sẽ điều khiển nhân vật luyện tập, quản lý chế độ ăn uống để giành chiến thằng trong các cuộc thi vượt chướng ngại vật.
Một tựa game khá hiếm gặp từ thời PS1.
Và Kinniku Banzuke: Road to Sasuke quả thật đúng như cái tên của nó đòi hỏi cơ bắp không chỉ của nhân vật ảo trong game mà còn cả của người điều khiển nữa. Gameplay của trò chơi chủ yếu là các QTE thử thách cả sự khéo léo lẫn trâu bò, nhưng phần trâu bò có vẻ chiếm ưu thế hơn và mỗi khi chúng xuất hiện thì thật sự khiến bàn tay bạn phải khóc thét. Mức độ thì giống như những trường đoạn “giãy giụa” trong Metal Gear Solid, chỉ có điều cứ vài phút lại xuất hiện một lần buộc bạn phải đè tay cầm ra mà bấm.
Kinniku Banzuke: Road to Sasuke Gameplay.
Còn tựa game nào mà bạn cảm thấy xứng đáng nằm trong danh sách này? Hãy chia sẻ qua phần bình luận bên dưới.
Theo GameK
DmC tung hàng loạt gameplay mới
Có vẻ như khi thời điểm phát hành đang ngày một đến gần, tần suất những thông tin về DmC - phiên bản reboot của series Devil May Cry đã được tăng lên đáng kể. Sau video giới thiệu combo bằng kiếm và lưỡi hái lần trước, Capcom lại tiếp tục tung ra thêm 3 đoạn gameplay của trò chơi, tuy nhiên không rõ thứ tự các nhiệm vụ này ra sao. Trước tiên hãy đến với màn chơi mang tên "Home Truths". Khác với bối cảnh thành phố có phần hiện đại trước đây, level này có thiết kế đậm chất gothic truyền thống với trần cao và cửa sổ kính màu, tuy nhiên khung cảnh có vẻ hơi chói khi cả môi trường xung quanh lẫn ánh sáng phát ra từ đòn thế của Dante đều chứa rất nhiều màu đỏ.
DmC - Home Truth Footage.
Một điểm đáng chú ý nữa là sự xuất hiện của cái tên Sparda. Những fan hâm mộ của Devil May Cry đều đã biết rằng ông là cha của 2 anh em Dante và Vergil trong các phiên bản trước, và có vẻ như trong DmC điều này vẫn đúng mặc dù Dante không nhận ra ngay khi nhìn vào bức chân dung. Kết hợp với tựa đề có từ "nhà" của màn chơi, liệu đây có phải là hành trình tìm về quá khứ của Dante?
Tiếp đến là "Bloodline", màn chơi có sự xuất hiện của Ravager - một con quỷ với vũ khí là chiếc cưa máy.
DmC - Bloodline Footage.
Cuối cùng, chúng ta sẽ đến với "Virility", nhiệm vụ thứ 5 của game. Qua cả 3 màn chơi, Dante đều không sử dụng thêm một vũ khí mới nào, có lẽ Capcom chưa muốn tiết lộ quá nhiều về trò chơi của mình.
DmC - Virility Footage.
DmC sẽ được phát hành vào ngày 15/11 trên Xbox 360 và PS3 còn PC sẽ phải chờ một thời gian sau đó nhưng chưa có thời điểm cụ thể. Bản chơi thử của game có thể được tải về qua Xbox Live và PSN bắt đầu từ ngày 20/11 tới đây.
Theo GameK
"Quý tộc lạnh lùng" trở lại trong Devil May Cry Các fan hâm mộ của Devil May Cry chắc hẳn vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của Vergil - người anh song sinh không kém phần cá tính của Dante. Trái ngược hẳn với tính cách tưng tửng nhí nhố của Dante, Vergil toát lên một vẻ lạnh lùng và lịch lãm với mái tóc vuốt ngược ra sau cùng với...