“Điểm mặt” những tình huống khẩn cấp khi lái xe ôtô và cách xử lý
Dưới đây là 4 tình huống khẩn cấp thường gặp khi lái xe ôtô và cách xử lý an toàn.
Các tình huống khẩn cấp xảy ra khi lái xe ôtô và cách xử lý. Ảnh: CT
Nổ lốp
Đây là một trong những tình huống nguy hiểm, đòi hỏi lái xe phải giữ bình tĩnh để xử lý an toàn. Tài xế cần giữ vô lăng thẳng và chặt. Theo đó, hiện nay đa số xe ôtô hiện đại đều được trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử, hệ thống cân bằng điện tử… nên khi tình trạng nổ lốp xảy ra, những hệ thống này sẽ can thiệp và đảm bảo an toàn cho xe.
Khi kiểm soát được tốc độ, tài xế hãy nhanh chóng di chuyển xe vào khu vực an toàn và dừng lại để kiểm tra. Đặc biệt, cần chú ý bật tín hiệu xin đường như xi nhan hoặc sử dụng hệ thống đèn pha nếu trời quá tối hoặc thiếu sáng. Cuối cùng, nếu có lốp dự phòng và dụng cụ thay lốp thì có thể tiến hành thay lốp ngay.
Video đang HOT
Đây là tình huống khẩn cấp nguy hiểm có thể xảy ra đột ngột trên đường, cũng chính là nguyên nhân gây ra những tai nạn thảm khốc.
Khi xe mất phanh, tài xế phải thật bình tĩnh, lập tức quan sát 4 phía, ước đoán độ rộng của đường và lượng xe đang lưu thông phía trước.
Tiếp đến, tài xế hãy cố gắng tìm đường cứu sinh được thiết kế dành cho xe mất phanh. Trong trường hợp không tìm được đường cứu sinh thì cần hành động theo trình tự sau: liên tục đạp mạnh chân để ép không khí ra khỏi hệ thống dầu. Khi thấy phanh sát sàn, hệ thống ABS sẽ kích hoạt. Trong nhiều trường hợp, hệ thống phanh sẽ hoạt động trở lại.
Xe chạy lệch khỏi làn đường
Nhiều tài xế có thể gặp trường hợp này khi vào cua hoặc tránh xe đối diện trên đường nhỏ. Lúc này, bạn không nên dùng phanh, thay vào đó là từ từ giảm ga, đồng thời đánh lái với góc nhỏ để đưa xe trở lại đúng làn.
Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều ôtô được trang bị tính năng hỗ trợ giữ làn đường. Nếu phát hiện lái xe đi chệch làn đường thì hệ thống sẽ cảnh báo.
Khói bốc lên từ nắp capo
Tình huống này xảy ra có thể do nước làm mát chảy vào động cơ hoặc do cổ xả của động cơ bị dầu xâm nhập.
Nếu bạn có thể kiểm tra và thấy đúng một trong hai lý do trên, bạn có thể tự điều khiển cho xe chạy tiếp về gara. Nếu không, bạn nên cho xe dừng khẩn cấp và gọi cứu hộ.
Đề nghị tiếp tục thử nghiệm các thiết bị quản lý đào tạo lái xe
Với việc đưa vào ứng dụng các thiết bị quản lý đào tạo lái xe, công tác sát hạch lái xe đầu ra sẽ được đảm bảo nâng cao về chất lượng cho học viên.
Học viên thi sát hạch lái xe trên sa hình ở một trung tâm sát hạch lái xe tại Hà Nội. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ đề nghị tiếp tục thực hiện thử nghiệm các thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe.
Thời gian qua, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, một số địa phương đã tạm dừng công tác đào tạo lái xe dẫn đến việc thử nghiệm thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe ôtô-cabin học lái của Tổng cục Đường bộ bị gián đoạn.
Để đảm bảo lộ trình trang bị các thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe theo quy định, Tổng cục Đường bộ đề nghị các Sở Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện quá trình thử nghiệm đến tháng 9/2021 đối với thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và tháng 12/2021 đối với thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe ôtô-cabin học lái xe ôtô; đảm bảo nhận dạng, giám sát thời gian, quãng đường học thực hành lái xe của tối thiểu 50 học viên (trong đó, có ít nhất 3 học viên hoàn thành khóa học) đối với thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và sử dụng cabin học lái xe để thử nghiệm dạy môn học thực hành lái xe cho học viên của các khóa học mới khai giảng.
Các Sở Giao thông Vận tải phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị đánh giá, báo cáo quá trình triển khai, nội dung thử nghiệm, ưu nhược điểm của thiết bị và đề xuất (nếu có) gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 5/8 để tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải.
Được biết, Thông tư 01/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2021) cho phép lùi thời điểm bắt buộc cơ sở đào tạo lái xe trang bị và sử dụng ca-bin học lái, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên thêm một năm.
Theo đó, thời điểm bắt buộc cơ sở đào tạo lái xe trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2022 và trang bị, sử dụng cabin học lái ôtô để đào tạo lái xe ôtô từ ngày 1/7/2022.
Trước đó, để thống nhất các quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, tại Điều 3 Thông tư 38/2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 1/12/2019 quy định các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
Cụ thể, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ôtô (trừ hạng B1) theo lộ trình quy định. Dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo...
Ngoài ra, thông tư còn bổ sung hai nội dung các học viên phải học khi tham gia đào tạo lái xe hạng B1, B2 và C gồm đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông./.
Thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ôtô năm 2021 Dưới đây là thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ôtô được quy định chi tiết tại Nghị định 65/2016/NĐ-CP. Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ôtô. Ảnh: ĐT Trường hợp cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ôtô Theo quy định tại Điều 15 Nghị định...