Điểm mặt những tàu hải cảnh ‘dữ dằn’ của Trung Quốc
Trong số nhiều tàu hải cảnh của Trung Quốc (TQ) đang ngang nhiên hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam (VN) có những chiếc thuộc vào loại ‘dữ dằn’ khi sẵn sàng va chạm, truy đâm đến cùng lực lượng chấp pháp của VN.
Những tàu hải cảnh TQ cỡ lớn mang số hiệu 3411, 3210 thường xuất hiện để cản phá với mục đích gây xáo trộn đội hình tuần tra của tàu Cảnh sát biển VN
Theo tàu Cảnh sát biển (CSB) VN mang số hiệu 4033 làm nhiệm vụ tuần tra, tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 trong nhiều ngày, PV Thanh Niên Online đã ghi lại nhiều hình ảnh về hoạt động ngang ngược của tàu TQ.
Pháo lớn trước mũi tàu hải cảnh TQ số hiệu 31101 đã tháo bạt, đe dọa tàu VN
Trong đó, có nhiều con tàu hải cảnh TQ cỡ lớn thường xuyên áp sát tàu VN để uy hiếp. Thậm chí, tung ra những “đòn gió” hòng gài bẫy tàu của CSB VN.
Tàu hải cảnh TQ mang số hiệu 31101 là con tàu thường gây ra những tình huống hết sức nguy hiểm khi cố tình tăng tốc để đâm vào tàu VN
Trong suốt những ngày 13-17.5, đội tàu CSB VN với 2 biên đội tuần tra, trên đường vào đến vị trí giàn khoan Hải Dương-981 đã vấp phải sự cản phá hung hãn từ phía tàu TQ.
Một tàu hải cảnh TQ lao vào cản phá biên đội tàu CSB VN
Không nao núng hay sợ hãi nhưng để thể hiện thiện chí hòa bình và tránh các cuộc đâm va gây hư hỏng tàu, các thuyền trưởng tàu CSB VN buộc phải tăng tốc, né tránh.
Video đang HOT
Tàu hải cảnh 3411 có độ dài rất lớn, uy hiếp tàu CSB VN
Trong đó, có thể “điểm mặt” một số con tàu hải cảnh TQ hung hãn, đâm lao một cách thô bạo vào các tàu CSB VN như: 3411, 31101, 33101, 32101, 37101, 34101, 45051, 46001,
Tàu 3211 của TQ chĩa mũi vào tàu của CSB VN
Đây là những con tàu lớn, vận tốc cao nên khi phát hiện đội hình tàu tuần tra của tàu CSB VN thì ngay lập tức lao ra cản phá. Thậm chí, có nhiều tàu hải cảnh mở bạt che pháo, súng phun nước để giương oai.
Tàu lớn, tàu nhỏ của TQ với trên cả trăm chiếc được “đổ” xuống biển Đông để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển VN
Khi tiếp cận các tàu CSB VN, những tàu TQ thường tỏ ra nguy hiểm khi cho pháo xoay tự động chĩa về phía tàu VN.
Tàu hải cảnh TQ số hiệu 2112 cũng là một con tàu “sát thủ” sẵn sàng tấn công tàu VN
Điển hình là cuộc truy đuổi nghẹt thở xảy ra vào sáng 17.5, khi tàu hải cảnh TQ lao vào đội hình tàu CSB VN để đe dọa.
Ngày 16.5, trên biển Hoàng Sa tàu hải cảnh TQ uy hiếp tàu CSB VN
Lức 9 giờ 15 phút ngày 16.5 tàu hải cảnh TQ số hiệu 33101 lao vào tàu CSB 2013. Bất ngờ khoảng 5 phút sau đó lại chĩa mũi sang tàu CSB 4033 nơi PV Thanh Niên Online đang có mặt.
Liên tiếp nhiều lần, con tàu số hiệu 31101của TQ áp sát tàu CSB VN
Con tàu 33101 hết sức manh động và mở công suất máy lớn để bám bằng được tàu 4033, vừa chạy vừa giương pháo vào tàu VN.
Con tàu này là một trong những “sát thủ” có thể gây nguy hiểm cho nhiều tàu CSB VN
Tuy nhiên, do có kinh nghiệm dày dặn nên thuyền trưởng, thượng úy Lê Trung Thành trên tàu 4033 đã lách tránh và thoát sự đeo bám.
Sau khi cản phá tàu 2013, con tàu TQ 31101 lại chĩa mũi vào tàu CSB VN 4033
“Để ý có thể thấy, TQ chia rõ việc đeo bám và chặn đường tiến vào giàn khoan theo cấp rõ ràng. Ví dụ, tàu hải cảnh cỡ lớn số hiệu 3411 thường chặn tàu CSB VN cỡ lớn là 8003. Các tàu loại nhỏ của TQ lại được chia để bám theo các tàu CSB 2013, 2016…”, thượng úy Thành nhận định.
Một hành động ngang ngược khi bạt pháo trên tàu đã được mở
Tàu hải cảnh TQ mã số 46101, một con tàu cực kỳ manh động trong lần chạm trán với tàu CSB VN vào sáng 17.5
Con tàu xé sóng với tốc độ không dưới 25 hải lý/giờ hòng bắt kịp tàu CSB 4033
Có lúc, tàu 46101 của TQ đã tiến rất sát tàu của VN
Tuy nhiên, con tàu này sau đó phải bỏ cuộc và quay vào nơi đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép
Theo TNO
Việt Nam gửi thông cáo về tình hình Biển Đông lên Liên Hợp Quốc
Ngày 20.5, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và gửi đến Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, các tổ chức quốc tế cùng các cơ quan báo chí có trụ sở tại Geneva.
Tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam - Ảnh: Công Định-Hữu Trung - TTXVN
Sau khi liệt kê cụ thể những động thái của Trung Quốc kể từ ngày 2/5, thời điểm Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thông cáo nêu rõ hành vi của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận cấp cao hai nước.
Thông cáo nhấn mạnh trên cơ sở kiên trì đối thoại tìm kiếm các biện pháp hòa bình, Việt Nam đã công khai liên lạc với Trung Quốc hơn 20 lần về vụ việc, bao gồm các kênh liên lạc giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, các giao tiếp giữa Giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) và Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC )... Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã 8 lần liên lạc với phía Trung Quốc ở Hà Nội và Bắc Kinh, đáng chú ý vào chiều 6/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Thông cáo kèm theo bản đồ xác định vị trí của giàn khoan Hải Dương-981; Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24; Báo cáo của các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về các diễn biến hiện nay ở Biển Đông; Những điểm nổi bật của phản ứng quốc tế với hành động gây hấn bất hợp pháp của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 cùng một loạt tàu hỗ trợ ra khỏi vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đề nghị chính phủ tất cả các nước lên tiếng chỉ trích hành vi sai trái của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, tôn trọng quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia ven biển phù hợp với UNCLOS 1982. Hành động sai trái của Trung Quốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh hàng hải và an toàn trong Biển Đông và trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới
Theo TNO
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại họp báo với Tổng thống Philippines Xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu tại họp báo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều 21.5. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi họp báo sau Hội đàm Việt Nam-Philippines chiều 21.5 - Ảnh: VGP - Nhật Bắc Tôi và Ngài Tổng thống Aquino vừa có buổi hội đàm rất thực chất và đạt nhiều kết quả...