Điểm mặt những tác hại của đèn ngủ đến trẻ nhỏ
Nhiều bố mẹ có thói quen bật đèn khi con đi ngủ vì tin rằng sẽ giúp con cảm thấy an toàn hơn và bố mẹ cũng dễ dàng chăm sóc khi con cần. Tuy nhiên, thói quen này lại có ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
1. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy ánh sáng của đèn ngủ tạo ra một áp lực cho trẻ nhỏ. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, bồn chồn, dễ dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, đèn ngủ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tự đánh thức cơ thể của trẻ.
2. Ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ
Bật đèn khi trẻ ngủ sẽ khiến cho cơ mi mắt của bé không được thư giãn, nghỉ ngơi do vẫn có sự kích thích của ánh sáng. Vì vậy, mắt của trẻ phải hoạt động liên tục, dẫn đến sự suy yếu của thị giác, gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn.
Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ trẻ sử dụng đèn khi đi ngủ bị cận thị cao gấp 30 lần trẻ không dùng đèn.
3. Tăng nguy cơ ung thư và trầm cảm
Theo tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư tại trường Đại học Y khoa New York cho biết : “Ánh sáng ức chế việc tiết ra melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên. Ngay cả khi bạn thiếp đi, ánh sáng vẫn lọt qua mí mắt của bạn và bộ não sẽ không sản xuất melatonin nếu nó lẫn lộn giữa ngày và đêm”.
Một báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ công bố cũng đã chỉ ra việc sử dụng đèn khi đi ngủ có liên quan đến bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ bị mù chỉ bằng gần một nửa so với những phụ nữ bình thường, cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết ở nam giới bình thường cao gấp đôi so với những người bị mù.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, công nhân làm ca đêm có tỉ lệ bệnh tật cao hơn người làm ca ngày.
Video đang HOT
Qua những nghiên cứu trên, các nhà khoa học khuyến cáo bố mẹ không nên bật đèn sáng khi các con đang ngủ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
4. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Một giấc ngủ ngon và sâu không chỉ giúp trẻ thúc đẩy sự tăng trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của trẻ. Chính vì thế, khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, sự tăng trưởng, phát triển của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Chính vì thế, việc bật đèn khi ngủ sẽ làm cản trở sự tiết hormone tăng trưởng của trẻ. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường.
Theo Phunutoday
Hướng dẫn mẹ đo nhiệt độ cho trẻ
Việc đo thân nhiệt cho trẻ khi bé bị sốt và khóc lóc, không cho đo, khiến nhiều mẹ bối rối. Việc nắm vững một số nguyên tắc khi sử dụng nhiệt kế sẽ giúp bé xác định được chính xác nhiệt độ của bé.
Đo thân nhiệt cho trẻ em là việc rất cần thiết, nhất là khi bé bị sốt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị để đo nhiệt độ như: Nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế điện tử.
Mỗi loại nhiệt kế đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Mẹ cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng. Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế thông dụng nhất, giá thành rẻ, tuy nhiên, do cấu thành từ thủy tinh dễ vỡ và thủy ngân sẽ rất nguy hiểm khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Còn nhiệt kế điện tử thường đo được nhiệt độ nhanh chính xác mà không phải lo lắng vỡ thủy tinh và thủy ngân độc hại. Bạn có thể đo nhiệt độ ở tai, trán, miệng, nách, hậu môn với nhiều loại hình dáng, kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, như bất kỳ nhiệt kế nào, sử dụng đúng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng để có được nhiệt độ chính xác nhất.
Hướng dẫn cách đo nhiệt độ cho trẻ chuẩn nhất
- Đo ở nách
Hãy vệ sinh nách của trẻ trước khi đo. Đặt đầu đo nhiệt kế vào giữa nách sao cho mặt hiển thị xoay vào phía trong người. Hướng dẫn trẻ giiữ nhiệt kế bằng cách ép cánh tay lại. Nếu là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bố mẹ cần giữ nhẹ cánh tay để tránh bé cử động cánh tay. Để chếch 1 góc 45 độ.
Do ảnh hưởng nhiều bởi môi trường nên khi đọc kết quả, cha mẹ cần /- 0,5 độ sai số khi đo nhiệt độ tại nách
- Đo nhiệt độ ở miệng
Với kiểu đo này thì chỉ nên sử dụng nhiệt kế dạng bút. Hướng dẫn trẻ ngậm miệng trong khoảng 5 phút trước khi đo. Đặt nhiệt kế dưới lưỡi sao cho đầu đo của nhiệt kế ở bên trái hoặc phải của cuống lưỡi. Ép lưỡi xuống để giữa nhiệt kế ở nguyên vị trí, không để nó trượt trong miệng.
Sau khi nhiệt kế phát tin hiệu đo xong ( bíp...bíp...bíp) giữ nhiệt kế trong miêng trẻ thêm khoảng 5 giây rồi mới rút nhiệt kế ra đọc kết quả.
- Đo nhiệt độ ở tai
Đo nhiệt độ ở tai không nên dùng cho trẻ sơ sinh vì lỗ tai của bé quá nhỏ hoặc những trẻ mức bệnh lý về tai như viêm tai giữa.
Khi đo mẹ nên kéo nhẹ tai bé sao cho vành tai thẳng và để đầu đo đặt vào trong vành tai cho khít, đầu đo hướng về phía màng nhĩ để cho kết quả đo chính xác.
- Đo nhiệt độ ở trán
Mẹ lưu ý không lau trán con khô, vén hết tóc trên trán. Sử dụng nhiệt độ hồng ngoại, đặt đầu dò tại giữa trán không quá 5 cm.
- Đo ở hậu môn
Mẹ hãy đặt nhẹ đầu đo vào khoảng ít hơn 1,3 cm trong hậu môn. Không cố cho đầu đo vào hậu môn nếu trẻ cố kháng cự và phải vệ sinh nhiệt kế sau khi sử dụng.
Lưu ý khi mua nhiệt kế hậu môn nên chọn loại có một đầu nhọn linh hoạt và tay cầm rộng để đầu nhọn của nhiệt kế đi vào hậu môn của bé vài cm là được. Bởi với loại nhiệt kế có đầu nhọn dài, còn tay cầm hẹp thì khi bé quấy khóc, đầu nhọn của nhiệt kế dễ đi sâu vào hậu môn, có thể gây nguy hiểm.
Ngoài các yếu tố kỹ thuật đo, bạn cần lưu ý:
- Không nên đo nhiệt độ ngay sau khi tắm, tập thể dục, ăn hoặc uống vì sẽ làm cho kết quả đo sai. Nên đợi ít nhất 30 phút trước khi đo.
- Nếu có sự khác biệt giữa nhiệt độ nơi để nhiệt kế và nhiệt độ nơi đo, bạn nên để nhiệt kế trong phòng đo để ổn định môi trường trong khoảng 30 phút cho mới tiến hành đo.
- Kết quả đo có thể hiển thị thấp hoặc cao khi bạn đo ngay khi vừa ở bên ngoài trời mùa đông, trời nắng nóng về.
- Nên đo nhiệt kế 3 lần và lấy nhiệt độ cao nhất.
- Luôn giữ sạch vị trí đo và đầu hồng ngoại của nhiệt kế.
Theo Phunutoday
Mẹo dùng quạt và điều hoà để trẻ không ốm Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mội trường xung quanh, vì thế các bậc cha mẹ hãy thật chú ý khi sử dụng các thiết bị làm mát để tránh bệnh tật cho bé. Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh,...