Điểm mặt những ông chủ nước ngoài sừng sỏ nhất Premier League
Đội hình siêu khủng gồm những ông chủ nước ngoài đầu quân cho Premier League vừa mới bổ sung thêm một thành viên mới khi Shahid Khan chính thức sở hữu CLB Fullham.
Shahid Khan, tỷ phú người Mỹ gốc Pakistan, vốn đang là chủ sỡ hữu của một đội bóng thuộc giải bầu dục quốc gia Mỹ – NFL sau khi chi ra 150 triệu bảng (4.875 tỷ đồng) đã chính thức sở hữu đội bóng chủ sân Craven Cottage từ tay ông bầu cũ người Ai Cập là Mohamed Al Fayed.
Sở hữu đội bóng thủ đô London, Shahid Khan đã gia nhập hàng ngũ những ông chủ nước ngoài quyền lực nhất xứ sở Sương mù bằng việc nắm quyền khiểm soát mọi hoạt động của những CLB hàng đầu Premier League. Hãy cùng điểm qua những gương mặt sừng sỏ này.
Arsenal – Stan Kroenke, người Mỹ
Stan Kroenke là người nắm giữ 67% cổ phần đầu tư của Arsenal nhưng vai trò của người có cổ phần lớn nhất Arsenal này không bao giờ được phát huy một cách tuyệt đối bởi tỷ phú dầu mỏ Alisher Usmanovvốn là đồng sở hữu Arsenal với ông luôn có tiếng nói trong việc giải quyết các vấn đề của CLB. Cả hai từng nhận được lời đề nghị mua lại Arsenal với số tiền khổng lồ 1,5 tỷ bảng (48.750 tỷ đồng) từ một tập đoàn tài chính ở Ả Rập nhưng bây giờ, Arsenal vẫn là con cưng của Stan Kroenke. Giống với Shahid Khan, Kroenke cũng đang là chủ sỡ hữu của một CLB ở giải nhà nghề Mỹ là St Louis Rams.
Aston Villa – Randy Lerner, người Mỹ
Video đang HOT
Năm 2006, Randy Lerner chính thức tiếp quản Aston Villa sau khi phải bỏ ra một khoản tiền là 300 triệu bảng (9.750 tỷ đồng). Năm 2011, ông đã đưa Alex McLeish lên làm HLV trưởng của Aston Villa từ CLB Birmingham City. Nhưng chỉ 1 năm sau, McLeish bị sa thải và người thay thế cho vị trí đó là HLV của Norwich City, Paul Lambert.
Cardiff City – Vincent Tan, người Malaysia
Ông chủ người Malaysia Vicent Tan đã từng bị người hâm mộ khinh ghét với quyết định thay đổi màu sắc áo đấu từ màu xanh truyền thống trước đây sang màu đỏ vào năm 2012. Bên cạnh đó, ông cũng thay đổi cả biệt danh của CLB từ “Bluebirds” chuyển thành “Red Dragons”, ngoài ra ông còn cho thay luôn cả huy hiệu đội bóng. Mặc dù vậy, những sự thay đổi đó không ảnh hưởng đến chức vô địch Championship và giúp cho Cardiff dành quyền thăng hạng ở mùa giải năm sau.
Chelsea – Roman Abramovich, người Nga
Roman Abramovich chính thức nắm giữ Chelsea vào năm 2003 và ông đã cứu sống đội bóng này khỏi nguy cơ giải thể do lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính trầm trọng. Suốt 10 năm ngồi trên chiếc ghế chủ tịch ở Chelsea, để có được 3 chức vô địch Premier League, 1 chiếc cúp Champions League và những danh hiệu khác, tỷ phú người Nga đã phải chi ra một số tiền khổng lồ là 1,5 tỷ bảng (48.750 tỷ đồng).
Hull City – Assem Allam, người Ai Cập
Vị doanh nhân người Ai Cập đã cứu Hull khỏi cơn khủng hoảng tài chính khi mua lại đội bóng vùng Yorkshire vào tháng 12/2010. Hơn 10 triệu bảng (325 tỷ đồng) được đầu tư đã giúp Hull thoát khỏi nhóm xuống hạng để kết thúc mùa giải 2010/11 ở vị trí thứ 11. Kèm theo đó là kế hoạch mở rộng sân KC lên 40.000 chỗ, giảm giá vé tối đa cho CĐV… Allam quyết tâm đưa Hull trở lại Premiership sớm nhất có thể với 66 triệu bảng (2.145 tỷ đồng) đầu tư tính đến thời điểm này. Và cuối cùng, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, đội bóng của ông đã được đền đáp bằng việc trở lại với giải đấu danh giá Premier League sau 3 năm vắng bóng.
Liverpool – John W Henry, người Mỹ
John Henry, người đứng đầu tập đoàn thể thao Fenway đã chính thức sở hữu Liverpool vào năm 2010 từ tay 2 ông chủ người Mỹ là Tom Hicks và George Gillet. Tiếp quản The Kop hơn 2 năm và những dấu ấn mà ông trùm người Mỹ tại Anfied cho tới thời điểm này là vô cùng mờ nhạt. Những khoản chi mà ông bỏ ra vẫn chưa thể giúp cho Liverpool tìm lại ánh hào quang năm xưa, ngay cả khi đã đưa huyền thoạiKenny Dalglish về dẫn dắt CLB vào năm 2012.
Manchester City – Sheikh Mansour, người Abu Dhabi
Sheikh Mansour đã thay đổi hoàn toàn “quỷ xanh” thành Manchester kể từ khi sỡ hữu The Citizens từ tay cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra vào năm 2008. Bằng sự hào phóng và mạnh tay trong thị trường chuyển nhượng, Man City của Sheikh Mansour bỗng chốc biến thành một thế lực thực sự ở Premier League. Bằng chứng là sau 34 năm chờ đợi, Man City đã lên ngôi vô địch tại giải đấu cao nhất nước Anh vào năm 2012.
Manchester United – Malcolm Glazer, người Mỹ
Năm 2005, Malcolm Glazer – một doanh nhân người Mỹ đã đưa ra lời đề nghị mua lại câu lạc bộ Man United với giá khoảng 800 triệu bảng Anh (26.000 tỷ đồng). Sau khi tiếp quản đội chủ sân Old Trafford,Glazer ngay lập tức trở thành ông chủ bị ghét nhất tại MU. Các cổ động viên không hài lòng và tỏ ra giận dữ khi giá vé vào sân ngày càng tăng, trong khi đó công việc làm ăn của ông chủ người Mỹ đã khiến cho CLB bị rơi vào cảnh nợ nần. Mặc dù vậy, với những thành công đã được và mới đây là chức vô địch lần thứ 20 trong lịch sử, những đóng góp mà Glazer đối với “bầy quỷ” là không thể bàn cãi.
Sunderland – Ellis Short, người Mỹ
Năm 2009, sau khi mua lại tất cả cổ phần của các cổ đông, chủ sở hữu người Mỹ Ellis Short đã chính thức kiểm soát tất cả các hoạt động của CLB Sunderland. Ông đã sa thải Steve Bruce sau chuỗi thành tích tệ hại vào năm 2011 và Martin O’Neill trở thành người thay thế xứng đáng cho vị trí HLV trưởng của “Mèo đen”. Năm 2013, Ellis Short đã bổ nhiệm huyền thoại người Ý Di Canio giữ chức thuyền trưởng của CLB.
Theo VNE