Điểm mặt những nữ đạo diễn quyền lực nhất thế giới
Làm công việc vốn dành cho “đấng mày râu” nhưng những nữ đạo diễn này không hề thua kém.
Đạo diễn – một ngành nặng nhọc trong thế giới điện ảnh, một ngành thường dành cho đàn ông bởi nhiều yếu tố mà phái nữ không đáp ứng được để theo đuổi. Tuy nhiên, vượt qua những rào cản và định kiến, những nữ đạo diễn dưới đây được xem là minh chứng hùng hồn về sự thành đạt trong nghề nghiệp, là sự nể phục dành cho cánh đàn ông…
Kathryn Bigelow
Kathryn Bigelow không còn là cái tên xa lạ trong giới làm phim. Lịch sử điện ảnh ghi danh bà mãi mãi với danh hiệu: người phụ nữ đầu tiên nhận được giải Oscar cho hạng mục đạo diễn xuất sắc nhất. Ngoài giải Oscar đạo diễn, năm 2009, Kathryn Bigelow còn được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ trao giải Oscar phim hay nhất cho đứa con tinh thần The Hurt Locker – tác phẩm về đề tài chiến tranh.
Năm 2009, Kathryn “ẵm” 2 tượng vàng Oscar.
Ngay khi giành được giải thưởng Oscar danh giá, Kathryn Bigelow được báo chí toàn thế giới ca ngợi vì tài năng xuất chúng. Là đạo diễn nữ nhưng bà luôn chọn những đề tài gai góc, khó thực hiện đến ngay cả đạo diễn nam cũng phải e dè.
“The Hurt Locker” là phim điện ảnh “gai góc” của Kathryn.
Kathryn đã chứng minh bản lĩnh và tài năng hơn người khi sản phẩm bà làm ra rất chắc tay. Phim của bà luôn giàu chất mỹ cảm trong từng khuôn hình, bởi bà vốn là họa sĩ trước khi dấn thân vào điện ảnh. Ngoài ra, sự tinh tế và chỉn chu trong nghề đã biến bà thành một đạo diễn đặc biệt.
Jane Campion
Nhắc đến nữ đạo diễn này, người ta không khỏi ngưỡng mộ với những gì bà đã cống hiến cho nền công nghiệp điện ảnh.
Bà là người thực hiện bộ phim nổi tiếng một thời The Piano. Đây là siêu phẩm điện ảnh giàu tính nghệ thuật, kể về nghị lực của một người phụ nữ góa chồng bị câm, dành cho tình yêu và âm nhạc. Tác phẩm xuất sắc giành được rất nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá, trong đó có 3 giải Oscar và giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes 1993.
Jane thắng giải Oscar cùng hai diễn viên “The Piano”.
Bản thân Jane Campion nhờ The Piano giành được tượng vàng Oscar Kịch bản gốc hay nhất. Ngoài siêu phẩm giàu tính điện ảnh trên, nữ đạo diễn người New Zealand này còn thực hiện nhiều tác phẩm điện ảnh có tiếng khác. Năm nay ở độ tuổi 62, bà vẫn có sức ảnh hưởng sâu rộng trong làng đạo diễn thế giới, khiến cánh mày râu phải kính nể.
Nora Ephron
Nữ đạo diễn Nora Ephron thường được khán giả gọi bằng cái tên “Người dệt những bức thư tình điện ảnh”. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi bà bằng cái tên trìu mến như vậy. Bà là đạo diễn kiêm biên kịch tài năng trong dòng phim phim hài lãng mạn.
Nora Ephron (1941-2012) nổi danh tại Hollywood nhờ tài năng vượt trội trong ngành biên kịch điện ảnh. Bà chính là người đã sản sinh ra những siêu phẩm lãng mạn về tình yêu trong vai trò biên kịch như: Silkwood, When Harry Met Sally, Sleepless in Seattle, You’ve Got Mail, Julie & Julia… Trong số những tác phẩm này có tới 4/5 phim bà kiêm luôn vai trò đạo diễn. Có đôi khi bà làm luôn vai trò nhà sản xuất và biến tác phẩm của mình trở nên ăn khách, thu hút lượng lớn khán giả đến rạp.
“When Harry Met Sally” do Nora viết kịch bản và làm đạo diễn.
Phim của Nora Ephron lãng mạn và như một bài thơ được kể lại bằng hình ảnh. Xem phim của bà, khán giả được chìm đắm trong không gian của sự dịu dàng, nhẹ nhàng và lãng mạn. Dù đã qua đời nhưng sức ảnh hưởng của bà tại Hollywood, đặc biệt là trong giới đạo diễn vẫn luôn còn.
Sofia Coppola
Sofia Coppola luôn có tên trong danh sách những nữ đạo diễn tài năng và thành công nhất của lịch sử điện ảnh thế giới. Cô chính là con gái rượu của huyền thoại điện ảnh, đạo diễn Francis Ford Coppola.
Sofia Coppola bên ông bố huyền thoại.
Khởi động nghề diễn dưới sự giúp sức của người cha, song Sofia Coppola không có duyên với nó và nhanh chóng bỏ nghề. Và cũng với sự chỉ dẫn của người cha kiệt xuất, Sofia Coppola chập chững bước vào con đường biên kịch – đạo diễn và rồi thành công với nó.
Năm 2003, Sofia gặt hái vinh quang vang dội nhờ bộ phim tâm lý giàu tính nghệ thuật Lost in Translation. Tác phẩm đánh dấu bước chuyển mình của Sofia trong sự nghiệp điện ảnh đầy chông gai. Cô giành được nhiều giải thưởng lớn nhờ tự tay viết kịch bản và đạo diễn bộ phim này, trong đó có một giải Oscar dành cho công tác biên kịch. Trong đêm nhận Oscar, người cha vĩ đại của Sofia có mặt ở hàng ghế khán giả. Francis Coppola nhảy lên sung sướng và vỗ tay liên hồi vì cuối cùng người con gái rượu của ông đã có được giải thưởng mà bất kỳ nghệ sĩ điện ảnh nào cũng mong muốn.
Video đang HOT
Chưa dừng lại ở thành công đó, Sofia Coppola còn thực hiện một số tác phẩm nổi tiếng khác, trong đó phải kể đến Somewhere và The Bling Ring.
Phyllida Lloyd
Là một đạo diễn quyền lực đến từ xứ sở xương mù Anh quốc, Phyllida Lloyd được nhìn nhận như một quý bà danh giá và thành công nhất trong làng điện ảnh thế giới đầu thể kỷ XXI.
Năm 2008, bà gây tiếng vang lớn trong làng phim thế giới khi thực hiện bộ phim ca nhạc cực kỳ ăn khách Mamma Mia. Tác phẩm nhạc kịch này thu về hơn 600 triệu USD doanh thu phòng vé, lọt top những phim lãi suất nhất năm 2008.
Vào năm 2011, Phyllida Lloyd được nhà sản xuất chọn thực hiện tác phẩm về tiểu sử nhân vật cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher có tên là The Iron Lady. Phim giành được một số thưởng quan trọng, trong đó có 2 giải Oscar danh giá.
Phyllida Lloyd bên “nàng thơ” của mình – Meryl Streep.
Phyllida Lloyd rất được giới trong nghề yêu mến và trân trọng, đặc biệt là những đồng nghiệp nữ. Bà có mối quan hệ tốt đẹp với minh tinh Meryl Streep – “nàng thơ” trong phim của bà. Nữ diễn viên Meryl Streep chính là người thể hiện vai chính trong hai tác phẩm kể trên của Phyllida Lloyd.
Jennifer Lee
Jennifer Lee có quyền tự hào về bản thân và tài năng của mình khi trở thành nữ đạo diễn đầu tiên chỉ đạo một bộ phim có doanh thu hơn 1 tỉ USD. Và tác phẩm tỉ đô đó là siêu phẩmFrozen – phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Trước khi thực hiện Frozen vào năm 2013 trong vai trò đồng đạo diễn (người thực hiện cùng bà là Chris Buck), Jennifer Lee là một biên kịch tài năng. Cô là “mẹ đẻ”, đồng tác giả tác phẩm hoạt hình cũng rất nổi tiếng Wreck-It Ralph, công chiếu vào năm 2012.
Hiện tại, nữ đạo diễn sinh năm 1971 này đang cùng cộng sự thực hiện Frozen 2, trong vai trò biên kịch chính và đồng đạo diễn. Tác phẩm dự đoán cũng sẽ ăn khách, tạo nên một làn sóng hâm mộ như phần một.
Jennifer xúc động nhận Oscar trên sân khấu cùng đồng nghiệp.
Theo Minh Lê / Trí Thức Trẻ
Những "thánh nhọ" cũng cần được "đòi công bằng" như Leonardo DiCaprio
Leonardo DiCaprio được cho là "nhọ" nhất Oscar vì chờ lâu, chịu khổ mới nhận giải, thế nhưng còn nhiều diễn viên... bi đát hơn thế.
Chờ 21 năm mới thắng giải Oscar đầu tiên, Leonardo DiCaprio được người hâm mộ mệnh danh là "thánh nhọ". Thế nhưng xét ở góc độ khác, nam tài tử The Revenant thực chất may mắn hơn nhiều đồng nghiệp trong nghề, bởi ít ra "sự nhọ" của anh vẫn là tâm điểm.
Trong khi đó, nhiều diễn viên hoạt động miệt mài nhưng vẫn chưa một lần chạm tay vào tượng vàng, hay may mắn xuất hiện trong hạng mục đề cử nhưng liên tục bị "nẫng tay trên". Và còn gì "nhọ" hơn khi bản thân họ còn không có vinh dự như Leonardo DiCaprio: Được mọi người nhớ đến và thậm chí là kêu gọi đúc tượng giả nếu anh tiếp tục thua?
Johnny Depp
Vốn "chuyên trị" nhiều loại vai diễn từ nghiêm túc, lập dị đến... "tửng tửng", Johnny Depp luôn khiến khán giả ngạc nhiên vì khả năng "thiên biến vạn hóa" của mình.
Đặt chân đến Hollywood phồn hoa từ năm 1984, song mãi đến 19 năm sau, Johnny Depp mới lần đầu tiên nhận đề cử cho hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất nhờ phần đầu củaCướp biển Ca-ri-bê (2003). Một năm sau, anh tiếp tục được Viện hàn lâm cân nhắc nhờ vai diễn trong Finding Neverland, và đến năm 2007 cho Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street.
Nâng ly cho Johnny Depp vì không khiến Leonardo trở thành diễn viên giỏi duy nhất không có Oscar
Sau hơn 32 năm đóng phim và là "chủ xị" của series phim có tổng doanh thu tỉ đô, Johnny Depp vẫn chỉ mới được Oscar để mắt đến 3 lần. Có lẽ, vốn biết mình sẵn "vô duyên" với tượng vàng, Johnny Depp chắc nịch khẳng định: "Tôi không muốn thắng một trong những giải thưởng ấy... Thắng giải đồng nghĩa với việc bạn đang tranh đua với người khác, còn tôi thì chẳng đang cạnh tranh với ai cả".
Tuyên bố không muốn thắng Oscar, Johnny Depp... không thắng thật!
Brad Pitt
Từng cầm tượng vàng danh giá nhờ tham gia sản xuất 12 Years A Slave, ít ai biết rằng Brad Pitt thực chất đã có tới 6 lần được đề cử giải Oscar gồm 3 lần trong vai trò sảnxuất và 3 lần khác trong hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Như vậy, dù gia nhập làng điện ảnh trước Leonardo DiCaprio 2 năm nhưng Brad Pitt cũng phải chờ 21 năm mà chưa "rinh" được tượng vàng nào nhờ diễn xuất của mình trên màn ảnh. Các phim giúp anh được Viện hàn lâm lưu tâm là 12 Monkeys (1995), The Curious Case of Benjamin Button (2008) và Moneyball(2011), song cùng tranh tượng với anh những năm ấy đều là các tên tuổi nặng kí.
Nhờ thay đổi vai trò (từ diễn viên sang tham gia sản xuất) mà Brad Pitt có cơ hội chạm tay đến giải Oscar danh giá, song cũng vì thế mà đến nay, tài năng diễn xuất của nam diễn viên chưa được vinh danh.
Brad Pitt được ghi nhận tài năng trong vai trò sản xuất chứ không phải là diễn viên.
Bù lại, Brad Pitt ít nhất cũng có một khoảnh khắc "để đời" tại lễ trao giải Oscar ngay cả khi không chiến thắng. Ở mặt nào đó, anh đã... may mắn hơn những diễn viên trong danh sách này vì ít ra vẫn còn "nổi trội" và được dân mạng chế ảnh, chuyền tay.
Bức ảnh Brad ngấu nghiến ăn pizza trở thành một trong những khoảnh khắc "huyền thoại" tại Oscar.
Amy Adams
Bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1995, Amy Adams nhận được giải đề cử Oscar đầu tiên cho Junebug (2005) sau 10 năm diễn xuất. Tiếp đến, nữ diễn viên lại xuất hiện trong bảng vàng cho các vai diễn trong Doubt (2008), The Fighter (2010), The Master (2012) vàAmerican Hustle (2013). Tuy thế, lần nào Amy Adams cũng phải ngậm ngùi ra về trắng tay, bởi cô phải "đối đầu" với nhiều cái tên nặng kí hơn như Penelope Cruz, Melissa Leo hay Cate Blanchett.
Dĩ nhiên, nói về tuổi nghề lẫn thời gian chờ đợi Oscar, Amy Adams quả thật "không có tuổi" với Leonardo DiCaprio. Song, nếu xét về mặt "cứ đề cử là hụt", thì nữ diễn viên không hề thua kém anh chút nào.
Amy Adams: Có nhiều đề cử hơn Leo và không thắng lần nào, vậy mà chẳng ai quan tâm đến cô ấy.
Tom Cruise
Tuy vướng nhiều tranh cãi trong suốt sự nghiệp diễn xuất nhưng tài năng của Tom Cruise là không thể phủ nhận. Bắt đầu đóng phim từ năm 1980, nam diễn viên đã có nhiều thành tích khiến ai cũng "mắt tròn mắt dẹt" như: 16 phim có doanh thu trên 100 triệu đô (chỉ tính riêng tại Mỹ), 22 phim có doanh thu cán mốc 200 triệu đô (toàn thế giới), nhận mức cát-sê cao nhất năm 2012 và được đề cử nhiều giải thưởng uy tín.
Tom Cruise lắm tài, "nhiều tật" và... không có Oscar.
Song, dù hội tụ đủ yếu tố khiến phái nữ phải "đổ rạp" dưới chân mình, Tom Cruise không thoát khỏi "số vô duyên" với giải thưởng điện ảnh danh giá nhất hành tinh. Anh đã 3 lần xuất hiện trong danh sách đề cử Oscar cho Born on the Fourth of July (1989), Jerry Maguire(1996) và Magnolia (1999), song tượng vàng với anh vẫn là giải thưởng nằm ngoài tầm với.
Tom Cruise chạm tay vào "tượng vàng nhà người ta" nhưng cũng chỉ được cầm ở... đế tượng.
Ở tuổi 53, Tom Cruise vẫn miệt mài làm phim hành động, ngay cả khi thể loại này hiếm lắm mới có được kịch bản đủ "chất" để lọt vào tầm ngắm của Oscar. Đến nước này, người hâm mộ anh chỉ còn biết tự nhủ: Tom Cruise không Oscar nhưng vẫn phà phà kiếm tiền tỉ!
Ed Harris
Với hơn 40 năm diễn xuất, Ed Harris đã có 4 lần được đề cử Oscar cho hai hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (1 lần) cho Pollock (2012) và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (3 lần) cho Apollo 13 (1995), The Truman Show (1998) và The Hours (2002). Dẫu vậy, nam tài tử gạo cội cũng chịu chung số phận với các tên tuổi trên là ra về trắng tay và không được ai nhớ đến.
Đối với khán giả Việt, Ed Harris được biết đến nhiều nhất nhờ vai phản diện Mitch Wilkinson trong National Treasure: Book of Secrets (2007) đóng cùng Nicolas Cage.
Ed Harris trong "National Treasure".
Nick Nolte
3 lần đề cử giải Oscar cho các phim The Prince of Tides (1991), Affliction (1998) và Warrior (2011), trong đó có hai giải Nam chính và 1 giải Nam phụ xuất sắc nhất, Nick Nolte chưa được trao cơ hội lên sân khấu nhận giải. Về tuổi đời và tuổi nghề, nam tài tử gạo cội "ăn đứt" các diễn viên trong danh sách này, song thật may mắn là anh chưa phải là người "ngóng" Oscar lâu nhất.
Một điều khá thú vị về Nick Nolte là ông đã xếp hàng chờ nhận Oscar được 25 năm, trong khi một người bạn gái cũ mà ông từng hẹn hò (và cũng có mặt trong danh sách "thánh nhọ") đã phải đợi khoảng... 34 năm.
Glenn Close
Vốn thuộc hàng "lão làng" nhờ bề dày kinh nghiệm diễn xuất là hơn 40 năm, Glenn Close là nữ diễn viên còn hoạt động tại Hollywood dẫn đầu danh sách "kém duyên với Oscar" với số lần đề cử là 6. Đến nay, nữ diễn viên đã chờ 36 năm (kể từ lần đề cử đầu tiên) mà không biết phải tiếp tục trông ngóng tới khi nào. Ngoài ra, Glenn Close cũng có 3 lần đề cử giải Grammy và 1 giải BAFTA song cũng... không thắng giải nốt.
Glenn Close sẽ mãi là cái tên xa lạ với giới trẻ 9, 10x nếu cô không nhận lời đóng trongGuardians of the Galaxy cùng với Chris Pratt và Zoe Saldana. Nếu không, ở thời điểm hiện tại, hẳn cô chỉ được nhắc đến với tư cách là một trong những nữ diễn viên "dễ chế tên" nhất.
Glenn Close trong "Guardians of the Galaxy"
Hụt Oscar, Grammy lẫn BAFTA, Glenn Close còn là "nạn nhân" của trò chế tên phổ biến.
Các phim mà Glenn Close được đề cử gồm có The World According to Garp (1982), The Big Chill (1983), The Natural (1984), Fatal Attraction (1987), Dangerous Liaisons (1988) vàAlbert Nobbs (2011).
Debra Winger
Debra Winger là "người tình nhỏ bé" của Nick Nolte, nam tài tử gạo cội 3 lần vô duyên với Oscar được đề cập trước đó. Bà không chỉ hoạt động trong vai trò diễn viên mà còn tham gia khâu sản xuất, hậu kì. Phim gần nhất của Debra Winger có gây chú ý với truyền thông là Rachel Getting Married (2008) do Anne Hathaway đóng vai chính.
Debra trong "Rachel Getting Married".
Khởi nghiệp từ năm 21 tuổi, Debra Winger sở hữu danh sách các phim tham gia kéo dài dằng dặc và nhiều lần được đề cử ở các giải thưởng uy tín. Song, nữ diễn viên chỉ mới 3 lần có mặt trong bảng vàng Oscar nhờ An Officer and a Gentleman (1982), Terms of Endearment (1983) và Shadowlands (1993). Với sự nghiệp diễn xuất đằng đẵng, Debra Winger có lẽ cũng dần quen với việc không được Viện hàn lâm để mắt tới, và kể từ năm 2012, tần suất đóng phim của bà cũng giảm đáng kể.
Sigourney Weaver
Bất kì khán giả nào yêu phim Hollywood hẳn cũng sẽ biết Sigourney Weaver - "diễn viên trông quen quen mà không nhớ tên gì, đóng phim nào". Ở tuổi 66, Sigourney góp mặt trong nhiều phim điện ảnh được giới trẻ yêu thích như Avatar, Abduction, Exodus: God and Kings hay Chappie. Song, ít ai biết là Sigourney đã có thành tích 30 năm chờ Oscar "mỏi cổ" nhưng chưa có vinh dự chạm tay vào tượng vàng.
Sigourney khá quen mặt với khán giả Việt nhờ các vai diễn gần đây.
Thời hoàng kim của Sigourney là vào những năm 80s khi nhận các đề cử cho hạng mục Nữ chính/phụ xuất sắc nhất cho vai diễn trong Aliens (1986), Working Girl (1988) hay Gorillas in the Mist (1988). Về sau, Sigourney được khán giả trẻ biết đến nhiều hơn nhờ lời tham gia các phim hành động bom tấn, song cũng vì rẽ lối như thế mà bà không còn "lọt vào mắt xanh" của Viện hàn lâm.
Michelle Pfeiffer
Nếu là fan của dòng phim giả tưởng lãng mạn và từng xem qua Stardust (2007), khán giả hẳn sẽ nhớ đến "mụ phù thủy ham sắc đẹp mặc tình nghĩa" Michelle Pfeiffer. Ngoài ra, nữ diễn viên U60 còn khá quen mặt với khán giả Việt nhờ Batman Returns (1992), What Lies Beneath (2000) và Hairspray (2007).
Michelle trong "Stardust"
Michelle Pfeiffer là biểu tượng sắc đẹp của thập niên 80s và có năng khiếu diễn xuất thiên bẩm. Tuy nhiên, mãi đến năm 20 tuổi, bà mới lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh nhờ được các công ty truyền thông nâng đỡ sau khi đăng quang Hoa hậu Orange County (1978) và tiếp tục đứng thứ sáu trong cuộc thi Hoa hậu California cùng năm.
Song, dù đã đóng hơn 50 phim điện ảnh và truyền hình nhưng Michelle Pfeiffer chỉ mới được đề cử Oscar 3 lần cho các vai diễn trong Dangerous Liaisons (1988), The Fabulous Baker Boys (1989) và Love Field (1992). Dĩ nhiên, bà đã không thắng giải lần nào vì "thua đau" trước Geena Davis, Jessica Tandy và Emma Thompson.
Theo Leslie Salmon / Trí Thức Trẻ
Những khoảnh khắc đẹp - hài nhất Oscar 2016 Oscar lần thứ 88 không chỉ có những khoảnh khắc đẹp và "đắt", mà còn có những phút giây hài hước và thú vị. Những khoảnh khắc đẹp và "đắt" Chris Rock "đòi" công bằng cho diễn viên da màu: Hơn 2 tháng trước khi Oscar diễn ra, tranh cãi xoay quanh vụ việc "Oscar quá trắng" (OscarSoWhite) bùng nổ. Nhiều tên tuổi...