“Điểm mặt” những nguyên nhân khiến ôtô mất phanh
Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, tài xế nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra tình trạng ôtô mất phanh.
Những nguyên nhân khiến xe ôtô mất phanh. Đồ họa: Ánh Nhiên
Mất áp suất dầu phanh
Hệ thống phanh ôtô hoạt động dựa vào áp suất dầu phanh. Nếu xe bị mất áp suất dầu phanh sẽ khiến phanh bị chậm, thậm chí mất phanh.
Nguyên nhân xe bị mất áp suất dầu phanh đa phần vì xe bị thiếu dầu phanh. Điều này xuất phát từ xe bị rò rỉ dầu hoặc đã lâu không được thêm dầu. Theo đó, tài xế cần kiểm tra bình chứa dầu phanh. Nếu mức dầu quá thấp so với quy định nên châm thêm dầu vào.
Không khí lọt vào đường ống dẫn dầu phanh
Video đang HOT
Nếu bạn cố gắng đạp phanh nhưng phanh yếu hoặc không có tác dụng thì có thể đường ống dẫn dầu phanh bị lọt khí vào trong.
Khí lọt vào đường ống dẫn dầu sẽ làm tắc nghẽn đường ống, khiến xe không tạo đủ áp suất để hệ thống phanh hoạt động. Để xử lý xe mất phanh trong trường hợp này, tài xế cần tiến hành xả gió hệ thống phanh để loại bỏ các bọt khí trong đường ống dầu.
Xy lanh chính đảm nhận vai trò tạo áp suất dầu phanh để hệ thống phanh ôtô hoạt động. Vì vậy, nếu xy lanh chính gặp trục trặc, hỏng hóc nặng sẽ khiến xe bị mất áp suất dầu phanh, dẫn đến xe bị mất phanh.
Phanh ABS là hệ thống hỗ trợ chống bó cứng phanh, giúp đảm bảo an toàn khi xe phanh gấp. Hiện nay, hệ thống ABS được trang bị trên hầu hết các dòng xe ôtô hiện đại.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS đôi khi cũng xảy ra lỗi. Điều này làm ngăn cản van nạp/xả thực hiện thao tác đóng/mở khiến xe bị mất phanh. Đây là trường hợp khá hiếm gặp.
Những tính năng an toàn trên ôtô tài xế cần nắm rõ
Dưới đây là 4 tính năng an toàn cơ bản trên ôtô, giúp tài xế có những chuyến đi an toàn.
4 tính năng an toàn cơ bản trên ôtô. Đồ họa: Trang Thiều
Dây an toàn
Dây an toàn có tác dụng cố định lái xe cũng như hành khách vào ghế, giữ cho người ngồi không bị văng ra ngoài, giúp giảm va chạm khi ôtô dừng đột ngột.
Tất cả các loại ôtô hiện nay đều được trang bị dây đai an toàn 3 điểm. Ngoài ra, hầu hết mẫu xe hiện đại đều được trang bị thêm hệ thống cảnh báo không thắt dây an toàn.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng.
Gương chiếu hậu bên ngoài
Gương chiếu hậu bên ngoài thường được sử dụng một cách thường xuyên, nó được bố trí ở trên trụ A hoặc trên cánh cửa phía trước.
Gương chiếu hậu bên ngoài có tác dụng là giúp lái xe quan sát phía sau cả ở bên trái và bên phải, đồng thời trở thành một trang bị an toàn không thể thiếu mỗi khi lái xe rẽ hoặc thực hiện chuyển làn.
Gương chiếu hậu bên trong
Gương chiếu hậu bên trong xe được lắp ở phía trên kính chắn gió, ngay trước mặt của lái xe. Chức năng của gương chiếu hậu bên trong xe là giúp lái xe quan sát được phía sau ôtô một cách trực diện.
Cùng với gương chiếu hậu ở hai bên thân xe, khi được điều chỉnh chuẩn xác, gương chiếu hậu trong xe sẽ giúp bạn quan sát tốt toàn bộ phía sau xe và lái xe an toàn.
Đèn xi nhan
Công dụng chính của đèn xi nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ là để báo hiệu cho các phương tiện cùng tham gia lưu thông biết được xe chuẩn bị rẽ. Ngoài ra, đèn xi-nhan còn được sử dụng trong trường hợp xin vượt, chuyển làn, cảnh báo nguy hiểm...
Lỗi không bật đèn xi nhan khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 1-3 tháng (theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Nguyên nhân khiến xe ô tô mất phanh Trong quá trình di chuyển trên đường, xe bị mất phanh là một trong những trường hợp cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tổn thương hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của tài xế. Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra tình trạng mất phanh khi...