Điểm mặt những kiểu đỗ xe gây hại cho lốp
Dưới đây là một số kiểu đỗ xe sai cách mà nhiều tài xế mắc phải khi sử dụng ôtô.
Đỗ xe kiểu “gác bánh” lên vỉa hè sẽ gây hại cho lốp. Ảnh: CMD
Đỗ xe dưới trời nắng nóng thường xuyên
Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nhựa, việc đỗ xe liên tục dưới trời nắng nóng sẽ làm tăng áp suất trong lốp. Lúc này, áp suất cao kết hợp việc tiếp xúc với mặt đường nóng sẽ khiến lốp xe dễ nổ.
Bên cạnh đó, đỗ xe dưới trời nắng dễ khiến không khí bên trong xe bị nhiễm độc. Nguyên nhân là khi ở nhiệt độ quá cao, hàng loạt hóa chất từ vật liệu trong xe bị chuyển hóa và bay hơi biến chiếc xe trở thành “phòng khí độc”, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ người dùng.
Đỗ xe sát vào thành vỉa hè
Thực tế cho thấy, các tài xế mới thường xuyên mắc phải lỗi đỗ xe sát vỉa hè do điều kiện đường xá thành phố đông đúc, chật hẹp, không đủ nơi đỗ xe.
Tuy nhiên, khi đỗ xe sát vào vỉa hè vô tình sẽ khiến cọ sát một phần lốp vào thành vỉa hè, khiến lốp bị bào mòn và mỏng dần theo thời gian, dẫn đến nguy cơ nổ lốp trong quá trình điều khiển xe. Vì vậy, tài xế không nên đỗ xe quá sát vào thành vỉa hè.
Video đang HOT
Đỗ xe kiểu “gác bánh” lên vỉa hè
Đỗ xe “gác bánh” lên vỉa hè sẽ làm áp lực dồn lên các lớp lốp không đồng đều, phần thành lốp ở phía trên bờ nghiêng chịu áp lực lớn và đè lốp biến dạng.
Trong thời gian ngắn, lốp sẽ chưa thể hiện rõ sự thay đổi, nhưng nếu tài xế vẫn duy trì thói quen đỗ xe này trong thời gian dài sẽ khiến chỗ phù trên lốp mất dần khả năng đàn hồi và không thể trở lại hình dạng ban đầu.
Đặc biệt, chỗ phù đó lâu ngày sẽ giãn mỏng hơn bình thường, dần dần sẽ thoái hoá cao su và dẫn đến tình trạng nổ lốp nếu xe vô tình cán qua các vật thể nhọn trên đường.
Tốn hàng chục triệu để khắc phục ôtô ngập nước
Hệ thống điện là phần chịu ảnh hưởng đáng kể nhất khi ôtô bị ngập, bên cạnh nguy cơ động cơ thủy kích và nội thất bị lọt nước.
Mưa lớn dẫn đến nước ngập cao, "bao vây" ôtô là một trong những nỗi lo lớn nhất của người dùng khi sử dụng ôtô tại Việt Nam. Ngoài các lưu ý khi di chuyển trên đường ngập để tránh bị thủy kích, nếu xe bị ngập qua sâu trong thời gian dài cũng là trường hợp người dùng cần lưu ý cách xử lý để hạn chế hư hỏng cho phương tiện.
Ôtô bị ngập dưới hầm sau trận mưa to tại Hà Nội ngày 11/5. Ảnh: Chu Đức Việt.
Không được khởi động xe
Đối với xe đỗ trong bãi, hầm và bị ngập cao đến nắp ca-pô thì tuyệt đối không được khởi động lại sau khi nước rút. Việc cần làm là gọi xe cứu hộ đưa ôtô đến garage để kiểm tra, cũng như xử lý các ảnh hưởng từ nước.
Trao đổi với Zing , kỹ thuật viên của một garage sửa chữa ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết khi mà nước dâng cao đến đầu xe thì gần như cả khoang động cơ đã ngâm ở trong trước. Không nổ máy nhưng do có áp lực nên nước vẫn có thể ngấm vào đến tận buồng đốt, dầu động cơ và các chi tiết của hệ thống điện.
Nếu cố gắng khởi động, động cơ có thể bị thủy kích hoặc gây chập điện, hư hỏng nặng thêm cho xe.
Tại khu vực nội thành Hà Nội, thông thường mỗi lượt gọi xe cứu hộ có chi phí trung bình khoảng 700.000 đồng đến 1 triệu đồng. Khi nhu cầu tăng cao và lượng xe cứu hộ không đủ đáp ứng thì mức giá có thể cao hơn.
Ôtô bị ngập cần được đưa đến garage bằng xe cứu hộ. Ảnh minh họa: Chí Hùng.
Các hạng mục cần xử lý
Theo chia sẻ từ nhân viên kỹ thuật, đối với xe bị ngập nước trong thời gian dài có nhiều chi tiết phải kiểm tra và vệ sinh. Tùy theo đơn vị và garage, mỗi công đoạn kiểm tra có thể tốn từ một đến 2-3 triệu đồng.
Liên quan đến hệ thống nạp khí của động cơ, đội kỹ thuật sẽ cần tháo và vệ sinh hết đường ống hút khí nạp, thay lọc gió, vệ sinh turbo/super charge (nếu có), kiểm tra bướm ga, bugi, các cảm biến không khí...
Ngoài ra, để tránh bị thủy kích thì cần dùng camera nội soi để soi vào buồng đốt xem có nước hay không. Nếu không có nước hoặc rất ít nước thì có thể xử lý đơn giản, còn lương nước lọt vào buồng đốt nhiều thì phải hạ động cơ để vệ sinh chi tiết. Ngoài ra, ống xả bị ngập cũng phải tháo ra để xả nước, làm vệ sinh và kiểm tra nước có lọt vào đường xả của động cơ hay không.
Các bộ phận truyền động như cầu, hộp số thường có van thông hơi ở nên dễ bị nước xâm nhập vào. Vì vậy, dầu cầu dẫn động và dầu hộp số cũng nên được xả và thay mới. Cùng với đó là thay dầu và lọc dầu động cơ nếu có nước lọt vào cacte. Khoảng này sẽ tùy thuộc vào dòng xe, loại nhớt và và giá phụ tùng, có thể ngốn mất 2-3 triệu đồng hoặc hơn.
Khoang máy cần được kiểm tra toàn diện nếu xe bị ngập nước. Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn.
Đối với hệ thống điện, kỹ thuật viên sẽ xác định mực nước ngập đến đâu và các bộ phận nào đã bị ảnh hưởng. Những hộp điều khiển, cảm biến, giắc điện nào ngâm trong nước thì phải vệ sinh khô, làm sạch và kiểm tra lại khi xe nổ máy. Các thiết bị điện ngâm trong nước đều phải tháo ra vệ sinh sạch nước như củ đề, máy phát...
Theo nhận định của kỹ thuật viên, phần kiểm tra động cơ và các bộ phận cơ khí không quá khó, phức nhất là phần điện.
Vì khi các hộp ngâm trong nước có thể không hỏng ngay và vẫn hoạt động được. Tuy nhiên, việc bị nước xâm nhập dẫn đến tình trạng oxy hóa dần dần và một thời gian sau các phần điện mới bắt đầu hỏng. Tương tự, các giắc điện nếu không vệ sinh sạch theo thời gian oxy hóa sẽ dẫn đến tiếp xúc kém, làm chập chờn hệ thống điện.
Sau cùng, nước ngập sâu lọt vào khoang lái nên nội thất cũng phải được dọn vệ sinh, xử lý nước thấm sàn và các bộ phận khác. Công đoạn này trên thị trường có chi phí từ khoảng 2 triệu đồng đối với xe 4 chỗ và cao hơn với những dòng ôtô khác.
Tổng thể, chủ xe có thể phải chi trả đến chục triệu đồng nếu phương tiện bị ngập nước sau và kéo dài. Để tránh việc mất tiền không đáng có và ôtô bị hư hại do nước ngập, chủ xe nên tính toán nơi đỗ cao ráo trong mùa mưa, lũ. Đối với các hầm để xe, nên chuẩn bị phương án chống ngập, chẳng hạn như cửa ngăn nước hoặc hệ thống bơm thoát nước.
Những lưu ý sử dụng ôtô khi mưa lớn Bật đèn cảnh báo hay tăng khoảng cách với xe trước là những lưu ý khi lái xe trong thời tiết xấu. Bước vào mùa mưa, ôtô và các phương tiện di chuyển khác gặp không ít khó khăn khi vận hành so với điều kiện thời tiết khô ráo. Các vấn đề thường gặp khi sử dụng xe mùa mưa có thể...