Điểm mặt những khu công nghiệp là ‘điểm sáng’ thu hút đầu tư ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam đã thu hút 223 dự án vào các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 75.545 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD); trong đó 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.
Theo Ban Quản lý các Khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tính đến đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 13 KCN đang triển khai hoạt động. Trong đó: 10 KCN thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là 2.711,89 ha); 3 KCN nằm ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là 716,76ha).
Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đang thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng 2 KCN (Tam Thăng mở rộng, Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng) với tổng diện tích 363ha. Đồng thời, Ban Quản lý cũng đang thực hiện lập đề xuất dự án 3 KCN mới gồm KCN Nam Thăng Bình (499,43ha), KCN Bắc Thăng Bình (239ha) và KCN Phú Xuân (108ha).
Tổng vốn đăng ký đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh là hơn 8.157 tỷ đồng, tổng vốn thực hiện khoảng là 3.600 tỷ đồng (đạt 44% tổng vốn đăng ký đầu tư).
Trong đó: 10 KCN vừa đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng vừa thu hút các dự án đầu tư thứ cấp, gồm: KCN Điện Nam Điện Ngọc, KCN Bắc Chu Lai, KCN cảng và hậu cần cảng Tam Hiệp, KCN Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải, KCN Cảng và hậu cần cảng Chu Lai Trường Hải, KCN Đông Quế Sơn, KCN Thuận Yên, KCN Tam Thăng, KCN Tam Thăng 2, KCN Tam Anh Hàn Quốc.
Tính đến đầu năm 2022, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các KCN. Ảnh: Thành Vân.
2 KCN đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng gồm: KCN Tam Anh 1, KCN Thaco Chu Lai và 1 KCN được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 3/2021, đang thực hiện các thủ tục tiếp theo là KCN Tam Anh – An An Hòa.
Theo quy hoạch thì 13 KCN có tổng cộng hơn 2.087ha đất công nghiệp, đến nay đã cho thuê hơn 930ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 42%. Hiện nay còn khoảng hơn 334ha đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng, hạ tầng đầy đủ có thể cho thuê.
Tính đến đầu năm 2022, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các KCN, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 75.545 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD) với 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.
Hiện tại 10 KCN đang hoạt động thì chỉ có KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải thuộc loại hình KCN hỗ trợ ngành cơ khí, các KCN khác đang theo mô hình hỗn hợp, đa ngành, chưa xác định mô hình cụ thể.
Video đang HOT
Các KCN ở Quảng Nam giải quyết việc làm cho người dân. Ảnh: Thành Vân.
KCN Điện Nam Điện Ngọc
KCN này do Công ty CP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng là chủ đầu tư hạ tầng, có quyết định đầu tư vào năm 1996. KCN có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 429 tỷ đồng, đã thực hiện hơn 491 tỷ đồng. Tổng diện tích hơn 357ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 78%.
Tính đến đầu năm 2022, tổng số dự án tại KCN Điện Nam Điện Ngọc là 68 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 15.633 tỷ đồng, tương đương gần 679,72 triệu USD, trong đó có 39 dự án trong nước là 38, 29 dự án nước ngoài. KCN thu hút đa ngành như: may mặc, cơ khí, chế biến thủy hải sản…
Đa số các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho địa phương. Giải quyết việc làm cho 22.545 lao động.
KCN cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải
KCN này do Công ty TNHH MTV đầu tư Phát triển hạ tầng KCN và đô thị Chu Lai – Trường Hải làm chủ đầu tư hạ tầng, được cấp chủ trương đầu tư vào năm 2008. Tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 982 tỷ đồng, đã thực hiện hơn 989 tỷ đồng. KCN có tổng diện tích hơn 243ha, hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 74%.
Đến đầu năm 2022, KCN cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải đã thu hút 31 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 30.903 tỷ đồng, tương đương 1,39 tỷ USD, trong đó có 27 dự án trong nước, 4 dự án nước ngoài. Hiện có 8 dự án sản xuất ô tô, 1 dự án sản xuất mô tô, 18 dự án công nghiệp phụ trợ và 4 dự án dịch vụ hỗ trợ (xây dựng, logistics).
Hầu hết các dự án triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo ra giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách tỉnh. Giải quyết việc làm cho 6.803 lao động.
KCN Tam Thăng do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai là chủ đầu tư hạ tầng. Ảnh: Thành Vân.
KCN Tam Thăng
KCN này do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai là chủ đầu tư hạ tầng, được cấp chủ trương đầu tư vào năm 2015. Tổng vốn đăng ký đầu tư là 361 tỷ đồng, tổng vốn đã thực hiện là 254 tỷ đồng. Tổng diện tích KCN gần 200ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%. Giải quyết việc làm cho 12.200 lao động.
Hiện tại, KCN có 24 dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư 12.583 tỷ đồng, tương đương 552 triệu USD, trong đó có 19 dự án nước ngoài, 5 dự án trong nước. KCN này thu hút chủ yếu các dự án may mặc và công nghiệp hỗ trợ ngành may mặc, ngoài ra còn có một số dự án thuộc các ngành nghề khác (phụ trợ ô tô).
KCN Bắc Chu Lai
KCN này do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai (Cidizco) làm chủ đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 1/2009. Tổng vốn đăng ký hơn 367 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện 371 tỷ đồng. Tổng diện tích hơn 371ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60%.
KCN đã thu hút 27 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 5.798 tỷ đồng, tương đương 332 triệu USD, trong đó có 19 dự án trong nước, 8 dự án nước ngoài. KCN có nhiều ngành nghề khác nhau gồm sản xuất kính, linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, nội thất và hàng tiêu dùng… Giải quyết việc làm hơn 6.346 lao động.
KCN Cảng và hậu cần Cảng Tam Hiệp
KCN này do Trung tâm Phát triển hạ tầng trực thuộc Ban Quản lý quản lý và đầu tư hạ tầng làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đã thực hiện khoảng 156 tỷ đồng. Tổng diện tích KCN hơn 417ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 62%.
Tổng số dự án thứ cấp tại KCN là 28, với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 7.885 tỷ đồng, tương đương 393,87 triệu USD; trong đó có 26 dự án trong nước, 2 dự án nước ngoài. Giải quyết việc làm cho 1.123 lao động.
KCN thu hút nhiều ngành nghề khác nhau gồm chế biến thủy hải sản, sản phẩm từ cát, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, nước giải khát…
Điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
Khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc 1/2 thời hạn hoạt động của khu công nghiệp... là một trong các điều kiện.
Ảnh minh họa.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Đáng chú ý, nghị định này quy định các điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ gồm:
Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
Thời gian hoạt động từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc 1/2 thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên 2/3 số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi, trừ các trường hợp: Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự; dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường. Việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ được thực hiện đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích khu công nghiệp.
Ngoài ra, sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần diện tích của khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ thì chủ đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tin vui: Hà Nội được tách thửa thành dự án độc lập nhưng nhất định phải có điều kiện này
Quảng Trị thành lập Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá có quy mô 214,77ha, tổng mức đầu tư 925 tỷ đồng, là khu công nghiệp thứ 5 tại Quảng Trị. Ngày 23/5, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa ký quyết định số 1355/QĐ-UBND về việc thành lập Khu công nghiệp (KCN) Tây...