Điểm mặt lừa đảo qua mạng
Chỉ trong thời gian ngắn, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng tiếp nhận hàng loạt đơn tố cáo của bị hại bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tội phạm sử dụng công nghệ cao gây ra.
Lương Công Hay chuẩn bị ra tòa về hành vi lừa đảo bằng công nghệ cao – Ảnh: Nguyễn Tú
Trúng thưởng… ảo, mất tiền thật
Phổ biến nhất là việc lợi dụng mạng xã hội, trang web tung tin đến người tham gia mạng twoo.com, Beetalk, Facebook, Yahoo, game trực tuyến… trúng thưởng xe tay ga đắt tiền cùng 50-75 triệu đồng. Ai tin tưởng thì bị dụ nộp phí nhận thưởng, vận chuyển, thuế bằng cách nộp bằng card điện thoại. Bên cạnh đó, các đối tượng giả danh messenger của ban quản trị mạng facebook gửi tin nhắn rác đến điện thoại, người nhẹ dạ tin theo lời mời truy cập các trang web lừa đảo và sập bẫy, trong chiêu này nạn nhân còn bị dụ khai báo thông tin để làm thủ tục nhận thưởng và bọn chúng dùng mật khẩu xâm nhập email, tài khoản mạng xã hội, sau đó tiếp tục lừa bạn bè nạn nhân. Mới đây, Công an P.Bình Hiên, Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) phát hiện Trương Trung Hiếu (20 tuổi, ngụ xã Duy Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) là một trong các đối tượng lừa đảo kiểu này. Trước đó, chiều 25.3 Hiếu vi phạm giao thông, bị Công an phường kiểm tra hành chính thì lòi ra nghiện ma túy, tiếp tục đấu tranh, Hiếu khai nhận 2 năm qua đã lừa đảo hàng chục người chỉ với các thủ thuật rất đơn giản như nêu trên. Số mã card điện thoại bị hại nạp, Hiếu nướng vào game online hoặc bán cho các game thủ khác. Một đồng hương khác của Hiếu cũng lừa đảo tương tự là Lương Công Hay (23 tuổi, ngụ xã Duy Sơn) cũng đang chờ ngày tuyên án.
Nhiều người sập bẫy
Video đang HOT
Theo cảnh báo của Công an TP.Đà Nẵng, sau gần một năm vòi bạch tuộc lừa đảo qua điện thoại vươn ra miền Trung vẫn có thêm nhiều người sập bẫy. Ban đầu đối tượng gọi điện đòi nợ cước điện thoại, rồi chuyển máy cho đồng bọn giả công an, dọa bắt giam nếu người dân không thành khẩn khai báo (chủ yếu là số dư tài khoản) và nộp tiền vào tài khoản cho công an tạm giữ để chứng minh trong sạch do liên quan đến trọng án. Theo giải thích của Công an TP.Đà Nẵng, đối tượng sử dụng công nghệ cao mã hóa số gọi đến thành số điện thoại của cơ quan công an, nên bị hại hoảng loạn nộp tiền qua tài khoản. Các tài khoản này tội phạm mua lại từ người khác hoặc dùng tài khoản được mở bằng CMND của người khác làm mất để rút tiền và xóa vết.
Không chỉ có tội phạm trong nước, tội phạm công nghệ cao người nước ngoài cũng vươn vòi vào VN thông qua các trang mạng kết bạn, mạng xã hội với vỏ bọc doanh nhân có tài sản lớn. Sau khi xây dựng mối quan hệ, có tình cảm thân thiết với nạn nhân, đối tượng vẽ viễn cảnh tặng quà dụ bị hại chuyển tiền làm thủ tục, hoặc “nổ” đang làm thủ tục hưởng thừa kế tài sản lớn cần mượn tiền giải quyết và hứa hẹn trả lãi cao… để dụ dỗ. Trường hợp anh T.V. (45 tuổi, ngụ P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) là một ví dụ. Một người bạn ở Mỹ mới quen anh V. qua mạng bất ngờ thông báo sau khi chồng chết thì để lại tài sản thừa kế gần 11 triệu USD trong khi bà cũng đang chiến đấu với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, và hai ông bà không có con cái. “Bà này tâm nguyện để lại toàn bộ cho hoạt động nhân đạo tại VN và giao một văn phòng luật sư tại Anh liên lạc với tôi giải quyết các thủ tục”, anh V. kể. Qua email, luật sư cung cấp bản ủy quyền cho anh V. sử dụng số tiền đang gửi tại tài khoản một ngân hàng ở London, rồi một người của ngân hàng liên hệ thông báo tình trạng bà này đang nguy kịch để giục anh V. chuyển gấp gần 20 triệu đồng để hoàn tất thủ tục. Qua kiểm tra, anh V. thấy địa chỉ văn phòng luật sư và ngân hàng cũng như tên nhân viên ngân hàng là có thật, nhưng số điện thoại thì không đúng nên từ chối.
Để hạn chế tình trạng bị mất tiền oan, Công an TP.Đà Nẵng khuyến cáo cần tăng cường phổ biến để người dân nắm rõ phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này để tránh sập bẫy, quản lý chặt các tài khoản ATM cá nhân, đồng thời các ngân hàng cũng cần siết chặt khâu làm thẻ, soi kỹ các dấu hiệu thay ảnh, dùng CMND, giấy tờ giả để ngăn chặn ngay từ đầu, tránh vô tình tiếp tay cho loại tội phạm mới.
Harker mạo danh Doanh nghiệp
Thủ đoạn mới mà Công an TP.Đà Nẵng vừa phát hiện, đó là hacker đột nhập email cá nhân, doanh nghiệp ăn cắp thông tin làm ăn, nắm rõ hợp đồng, thời gian giao dịch sau đó tạo email giả có địa chỉ gần giống email thật, mạo danh để giao dịch và yêu cầu đối tác chuyển tiền thanh toán hoặc tạm ứng. Tội phạm lợi dụng việc doanh nghiệp chỉ trao đổi giao dịch thanh toán qua email mà không gặp trực tiếp hoặc gọi điện xác nhận số tài khoản chuyển tiền; lợi dụng các doanh nghiệp nước ngoài không rành tiếng Việt, khó phân biệt địa chỉ email thật và giả vì có tên tiếng Việt gần giống nhau, từ đó chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp nước ngoài. Theo Công an TP.Đà Nẵng, kẻ lừa đảo bịa ra các chương trình trúng thưởng như Vòng quay trúng thưởng, Tri ân khách hàng, Tri ân facebook, Tuần lề vàng…, lập trang web giả mạo và bịa ra công ty nhận thưởng tại 66 Võ Văn Tần, 45 Tôn Thất Đạm, 183 Nguyễn Tri Phương, 06 Trần Cao Vân, 108 Nguyễn Thị Minh Khai (TP.Đà Nẵng) là những địa chỉ ma.
Hữu Trà – Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Nhiều người sập bẫy lừa trúng thưởng của nhóm thiếu niên
Nhóm thiếu niên ở Quảng Nam đã gửi tin nhắn trúng thưởng xe máy xịn đến tài khoản của nhiều người rồi yêu cầu họ nộp thẻ cào điện thoại để thanh toán phí làm hồ sơ nhận giải.
Ảnh minh họa
Ngày 5/11, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) cho biết, thời gian qua, trên cả nước liên tục xảy ra nhiều vụ lừa đảo với thủ đoạn gửi tin nhắn đến các tài khoản mạng xã hội của mọi người, thông báo họ trúng thưởng xe máy Honda Air Blade và phiếu quà tặng 50 triệu đồng. Để nhận được giải, khách hàng phải mua thẻ cào điện thoại gửi cho "nhà tổ chức" nộp tiền phí làm hồ sơ nhận giải, phí vận chuyển, thuế giá trị giải thưởng... Tuy nhiên, sau khi chuyển các mã thẻ cào điện thoại, không ai liên lạc được với nhóm người này.
Tại Hà Nội, trong tháng 8 có tám nạn nhân. Chị Thơm ở quận Thanh Xuân nhận được tin trúng thưởng xe máy Liberty, 50 triệu đồng và một phiếu sử dụng xăng miễn phí trong vòng một năm. Sau khi truy cập, điền thông tin cá nhân vào bảng thông tin dành cho người trúng giải, chị này được yêu cầu đóng phí làm hồ sơ nhận giải, lệ phí trước bạ... bằng thẻ cào điện thoại. Tổng số tiền chị Thanh đã nộp là 49,5 triệu đồng.
Tương tự, một phụ nữ ở quận Đống Đa, cũng nhận được tin nhắn với nội dung: "Tri ân khách hàng - Quý III", với giải thưởng một chiếc Honda Air Blade, phiếu quà tặng 50 triệu đồng. Chị này cũng làm các thao tác giống chị Thanh và bị lừa mất 59,5 triệu đồng.
Sau gần hai tháng điều tra, PC50 phát hiện tại địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có nhiều thiếu niên bỏ học, thường xuyên tụ tập tại các quán Internet công cộng, mở hàng trăm tài khoản trên các mạng xã hội như Twoo, Beetalk, Facebook... gửi tin nhắn giả trúng thưởng tới các nạn nhân.
Thượng tá Ngô Minh An, Phó phòng PC50 cho biết đã xác định được 3 thiếu niên dưới 16 tuổi thực hiện hành vi lừa đảo. Hồ sơ vụ việc đã được chuyển cho Công an huyện Duy Xuyên xử lý.
Thượng tá An cũng cảnh báo người dân bảo mật thông tin cá nhân và thận trọng khi tham gia vào mạng xã hội. "Cơ quan chức năng đang xây dựng kế hoạch và tổ chức các biện pháp ngăn chặn trang web giả trúng thưởng như: traoigiai.XXX, hosonhangiai.XX... để người dùng các mạng xã hội không bị lừa", Thượng tá An cho hay.
Việt Dũng
Theo VNE
Giả nhặt được vàng rơi trên đường, vợ chồng cùng vào tù Ngày 16.4 TAND H.Hòa Vang TP.Đà Nẵng tuyên phạt Nguyễn Hữu Minh (55 tuổi) 42 tháng tù và Nguyễn Thị Phước (53 tuổi, ngụ P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 36 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vợ chồng lừa đảo lãnh án Theo cáo trạng, mặc dù cả hai đã có tiền án về tội cướp tài sản...