Điểm mặt khả năng rớt hạng ở V-League
Có đến sáu đội bóng phải đá chung kết ngược để chọn một CLB xuống hạng Nhất mùa sau nhưng yếu nhất không chắc đi dễ nhất.
Khác với các mùa giải V-League trước thường sớm nhận diện đội phải rớt hạng do điều kiện kinh tế khó khăn và thiếu niềm tin, động lực khiến cho cuộc chơi gần ngã ngũ, mùa này một suất rớt hạng dự báo khắc nghiệt hơn. Nguyên do các đội bóng đều muốn trụ lại V-League mùa sau để giữ lại niềm tự hào cho địa phương và bằng mọi giá phải tồn tại.
Sau giai đoạn 1 V-League 2020, có sáu đội xếp từ hạng chín đến hạng 14 vẫn giữ nguyên điểm số cũ và phải đá vòng tròn một lượt để chọn đội xếp cuối cùng rơi xuống hạng Nhất mùa bóng 2021. Thứ tự hiện tại của các đội lần lượt là SHB Đà Nẵng (16 điểm), Thanh Hóa (15 điểm), SL Nghệ An (15 điểm), Nam Định (13 điểm), Hải Phòng (13 điểm), Quảng Nam (9 điểm).
Lý thuyết Quảng Nam chính là CLB yếu bóng vía và kém nội lực nhất trong nhóm chạy trốn rớt hạng. Nội bộ bất ổn khiến họ phải thay HLV giữa mùa nhưng phó tướng Đào Quang Hùng vẫn chưa có những điều kiện tốt nhất để thay đổi phần số của nhà vô địch V-League mùa 2017.
Thanh Hóa, đội bóng nhiều bất ổn nhất trong cách làm bóng đá và liên tục thay tướng nếu không kịp củng cố sẽ có nguy cơ xuống hạng. Ảnh: PHƯƠNG NGHI
Tuy nhiên, Quảng Nam thực tế không phải gặp nhiều nguy cơ rớt hạng nhất, bởi sự trợ giúp vô hình và hữu hình từ một số thế lực để giữ vững truyền thống, duy trì món ăn tinh thần lẫn một tình yêu bóng đá mãnh liệt.
Nếu dửng dưng với một kết cục xấu, CLB Quảng Nam đã không sốt sắng tái ký hợp đồng với hơn 10 cầu thủ nội như một bảo chứng cho tương lai của họ và sớm tăng cường ngoại binh để vào cuộc đua trụ hạng. Họ gặp bất lợi nhất ở điểm số nhưng lại có ưu thế nhất từ những mối quan hệ gần gũi, cả về khoảng cách địa lý cùng sự bảo bọc của một ông chủ.
Video đang HOT
Quảng Nam sẽ càng dễ thở hơn khi CLB láng giềng SHB Đà Nẵng vừa có uy vừa có lực sớm hoàn thành mục tiêu trụ hạng trước thời gian quy định. Bởi thầy trò HLV Lê Huỳnh Đức có chơi tất tay để thắng cả năm trận còn lại, điểm số cộng dồn của giữa hai giai đoạn, ví dụ có hơn Hà Tĩnh ở nhóm trên, vẫn là vô nghĩa khi giải đấu đã tách tốp.
Tương tự, Thanh Hóa hay SL Nghệ An có nội lực mạnh mẽ hơn nhóm còn lại, khiến đường đua gần như chỉ là cuộc tranh chấp của Nam Định, Hải Phòng và đội yếu nhất lại có nhiều lợi thế nhất Quảng Nam. Mỗi cuộc gặp gỡ giữa ba đội cuối bảng này đều là một trận cầu 6 điểm nhưng nếu có một sự lơi lỏng có chủ ý của ba đội nhóm trên, ngân hàng điểm cho họ càng dày thêm.
Thanh Hóa gặp nhiều nguy cơ
Trong các cuộc đối đầu trực tiếp giữa nhóm đua trụ hạng, Hải Phòng có nhiều ưu thế tâm lý nhất khi giành 10 điểm sau năm trận đấu. Tiếp theo là SHB Đà Nẵng, Nam Định (cùng có 9 điểm), Quảng Nam (7 điểm). Hai đội SL Nghệ An và Thanh Hóa chỉ thu hoạch 4 điểm với năm lần gặp gỡ trong nhóm này. Những con số tham khảo cho thấy sự phân biệt hơn thua giữa họ và quan trọng hơn là tính ổn định của sáu đội bóng. Trong đó, Thanh Hóa đang đối diện với nhiều nguy cơ nhất về cách thức tổ chức và quản lý CLB thiên về sự cứng nhắc hành chính hơn là củng cố về chuyên môn. Ở đấy, ông chủ tịch CLB có thể can thiệp vào cách sắp xếp đội hình hoặc gây sức ép khiến HLV phải mất ghế như trường hợp HLV Nguyễn Thành Công vừa qua. Nếu không kịp chấn chỉnh nội bộ, Thanh Hóa dễ bị phân hóa nội bộ và rơi vào vòng xoáy nguy cơ xuống hạng nhất.
Bầu Đức chơi lạ!
Hơn một ngày sau trận làm khách thua SL Nghệ An 0-2 trên sân Vinh, bầu Đức lạnh lùng thông báo đưa hai trợ lý Dương Minh Ninh và Nguyễn Văn Đàn làm đồng HLV đội bóng HA Gia Lai.
Ông bầu phố núi chơi lạ khi cho HLV Lee Tae-hoon lên ngồi ghế Giám đốc kỹ thuật HA Gia Lai nhưng thực chất là không còn quyền điều hành các cầu thủ ở V-League mùa này nữa. Động thái này của bầu Đức giống với hai mùa trước từng đẩy HLV Chung Hae-seong nhận vị trí cao hơn và sau đó chính ông tự nghỉ việc xuống CLB TP.HCM.
Bầu Đức đưa hai trợ lý Dương Minh Ninh và Nguyễn Văn Đàn lên thay HLV Lee Tae-hoon. Ảnh: ANH MINH.
Làng bóng nghĩ bầu Đức chơi lạ bởi gần như không thấy ông ngồi trên sân bóng xem cầu thủ HA Gia Lai thi đấu, lại rất dứt khoát ra quyết định thay thế HLV khi giai đoạn một V-League 2020 chỉ còn một lượt đấu nữa khép lại.
Nguyên do các cầu thủ của ông ở vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng với 17 điểm, nhưng nếu sơ sẩy trận cuối lượt đi tiếp CLB TP.HCM ngày 1-10, nguy cơ lớn HA Gia Lai sẽ rơi xuống nhóm 6 đội đá chung kết ngược giai đoạn hai. Hiện có SHB Đà Nẵng xếp sau chỉ kém 1 điểm và hai đội tiếp theo SL Nghệ An, Hà Tĩnh ít hơn 2 điểm nên luôn chờ chực cơ hội thay mặt HA Gia Lai nhảy vào tốp 8 đội xếp trên đua vô địch.
Đúng là đội bóng phố núi đang gặp rất nhiều khó khăn, dù mùa này họ tiến bộ hơn các mùa trước ở cùng thời điểm. Tuy nhiên, trước khả năng bị rơi khỏi nhóm 8 đội mạnh, bầu Đức buộc phải ra tay điều chỉnh chiếc ghế HLV trưởng, bất chấp ông Lee Tae-hoon trợ lý của HLV Park Hang-seo cầm quân không tệ sau 11 vòng đấu.
Ở thời điểm này, HA Gia Lai không còn cách nào khác là phải thay tướng. Nó khỏa lấp đi sự chăm chú của dư luận về phía các nội binh, hay sự chưa hòa hợp hoặc còn yếu kém của ngoại binh. Họ cũng hy vọng hai HLV nội hợp sức trong khu vực kỹ thuật sẽ giúp đổi vận CLB, dù con người trên sân vẫn thế.
Ông bầu phố núi quyết định rất nhanh về nhân sự của HA Gia Lai...
... sau trận thua SL Nghệ An đã thay đổi vị trí của ông thầy người Hàn Quốc. Ảnh: ANH MINH.
Chẳng ai lạ gì kiểu... chơi lạ của bầu Đức, như lúc ngẫu hứng kéo lão tướng Anh Đức thất nghiệp hơn nữa năm về HA Gia Lai với lý do dìu dắt cầu thủ trẻ. Và chưa biết cựu tiền đạo B. Bình Dương có giúp đỡ các đàn em ra sao, nhưng phải cảm ơn bầu Đức vì có công làm ông Park đỡ khó xử. Bởi chỉ cần 20 phút ra sân trong màu áo HA Gia Lai ở vòng 11 V-League, chân sút 35 tuổi có ngay suất lên tuyển quốc gia.
Lần này, không nhiều người bất ngờ với việc bầu Đức thay tướng giữa dòng và đưa những cái tên đóng thế chia nửa ghế HLV trưởng để giải cứu đội bóng. Động tác vô hiệu hóa HLV Lee Tae-hoon theo phán đoán của người trong cuộc là giúp cho thầy nội dễ gần gũi cầu thủ và hiểu đối thủ hơn trong việc đối phó với trận cuối gặp TP.HCM là khép lại nửa mùa V-League.
Chỉ cần thắng vòng 13, đội bóng của bầu Đức chắc chắn nằm trong tốp 8 và lần đầu tiên sau 6 mùa bóng có cửa tranh ngôi vô địch trên lý thuyết. Thuận lợi của HA Gia Lai là nhờ có mối quan hệ mật thiết với CLB TP.HCM. Bầu Đức từng nói ông muốn giúp đội bóng của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng và HLV Chung Hae-seong không vụ lợi, qua việc đưa Công Phượng về sân Thống Nhất, không ngoài mục đích kéo khán giả đến sân.
Cầu thủ HA Gia Lai mùa nào cũng vất vả ở V-League. Ảnh: ANH MINH.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa HA Gia Lai và TP.HCM ngày 1-10 sắp tới chắc chắn bị "soi" rất nhiều, bởi nó gây ra những sự nghi ngờ quanh mối ân tình giữa họ. Thực tế CLB TP.HCM không dễ thắng HA Gia Lai trên sân Pleiku nhưng thói quen dị nghị từ nhiều sự cố trong quá khứ của làng bóng Việt Nam chưa thể bắt người ta nghĩ khác đi, vô tư hơn.
Thử thách cho HA Gia Lai là rất lớn, khi thắng trận sẽ giải tỏa đi nỗi lo cùng sự bình phẩm về kiểu chơi lạ cao tay ấn của bầu Đức. Ngược lại, người ta dễ phán xét đấy là một sai lầm cũ từng nhiều mùa khiến đội bóng phố núi ì ạch.
HLV Quảng Nam tự tin sau trận hòa Hà Nội FC Tại vòng 12 V-League diễn ra vào tối qua 26/9, CLB Quảng Nam đã xuất sắc cầm chân nhà ĐKVĐ Hà Nội với tỷ số hòa 2-2. Sau trận đấu này, ông Đào Quang Hùng - HLV trưởng CLB Quảng Nam đã tỏ ra khá hài lòng về kết quả của đội nhà. HLV Đào Quang Hùng hài lòng về trận hòa trước...