Điểm mặt côn trùng có chất độc, mùa hè bạn cần tránh xa
Hầu hết côn trùng là bạn của loài người. Tuy nhiên, cũng có một số côn trùng có chất độc. Bạn hãy ghi nhớ các loài này để tránh xa.
Rết thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành nhiều chân (Myriapoda) là một trong số côn trùng có chất độc. Khi cắn, rết tiết chất độc qua hai răng phía trước, nọc độc rết làm vết cắn bị sưng tấy và đau nhức, trường hợp nặng sẽ kèm theo triệu chứng nôn mửa và sốt, nôn, ù tai, co giật…
Bọ cạp tên khoa học là Scorpiones, loài côn trùng chứa chất độc phá hủy thần kinh. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi. Thật may, lượng độc tố không nhiều để gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên, nó gây ra các phản ứng nguy hiểm như đau, sưng nề, tê cứng, hoại tử tế bào.
Sâu róm tên khoa học là Arna pseudoconspersa. Loài côn trùng này không có chất độc, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm sẽ tiết ra chất gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, kèm theo triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng…
Bọ xít hút máu tên khoa học là Triatoma rubrofasciata. Bọ xít hút máu xuất hiện ở giường ngủ, khe kẽ, những nơi tối, ẩm thấp. Thức ăn của chúng là máu người hoặc động vật. Vết đốt của chúng có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người, gây nên bệnh ngủ chaga khiến nạn nhân mệt mỏi, buồn ngủ, mất khả năng miễn dịch…
Kiến lửa tên khoa học là Solenopsis. Nọc độc của kiến lửa có thể gây chóng mặt, thở gấp, hoa mắt hay sốc. Kiến lửa là nguyên nhân gây ra khoảng 80 cái chết trên toàn nước Mỹ, làm tiêu tốn khoảng 5 tỉ USD mỗi năm để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi hư hỏng, và kiểm soát sức tàn phá của loài côn trùng này.
Video đang HOT
Nhện độc tên khoa học là Araneae. Đa số nọc của các loài nhện độc trên thế giới là rất nguy hiểm. Nạn nhân bị nhện độc cắn thường bị sưng viêm, đau nhức. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có dị ứng, triệu chứng phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng,…
Ong vò vẽ tên khoa học là Vespa affinis. Nọc độc của ong vò vẽ chứa trong 2 tuyến nọc dẫn đến kim chích nằm ở cuối phần thân sau của ong. Khi chích, nọc cắm sâu vào vết chích và truyền nọc nhanh chóng vào cơ thể nạn nhân. Độc tính của ong vò vẽ vô cùng nguy hiểm, có thể dễ dàng gây tổn thương da, để lại sẹo ở vùng bị đốt, thậm chí gây tử vong.
Kiến ba khoang tên khoa học là Paederus fuscipes. Trong cơ thể của loài côn trùng này cũng chứa chất cực độc Pederin, độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. May mắn là tuy độc tính cực cao, nhưng với lượng nhỏ và tiếp xúc ngoài da nên không đủ để gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nọc độc của kiến ba khoang gây đau, ngứa, sưng tấy, sốt…
Những loài côn trùng nhỏ bé nhưng 'có võ' nguy hiểm khó lường
Chúng ta thường chủ quan và lơ là cảnh giác đối với những loài côn trùng bé nhỏ mà không biết rằng, nhiều loài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng con người nếu chúng ta không cẩn thận.
Kiến lửa là loài côn trùng vô cùng quen thuộc với chúng ta. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vết cắn của chúng gây cảm giác nhói buốt dai dẳng rất khó chịu.
Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc..., phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.
Sâu róm có thể khiến những người nhìn thấy nó phải rùng mình vì cơ thể đầy lông. Sâu róm là ấu trùng của bướm. Chúng không đốt người, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm tiết ra chất làm ngứa rát da khi con người chạm phải.
Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2-3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Bọ chét, rận, ve chó có kích thước rất nhỏ. Những loài côn trùng nhỏ này có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
Bọ chét chuột còn là vật trung gian truyền bệnh hạch, từng gây nên dịch làm chết hàng chục triệu người ở châu Âu.
Dù nhện ở Việt Nam không độc như giống loài của chúng sinh sống tại Châu Âu, nhưng vết đốt của loài côn trùng này thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng vô cùng sợ hãi với 8 chiếc chân gớm ghiếc của chúng. Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Bọ cạp là một loài động vật rất quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là những ai sống ở khu vực nông thôn, cạnh đồi núi. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu.
Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Đôi khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Bọ xít hút máu còn được gọi là "bọ hôn", chúng có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga.
Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.
Ruồi trâu có tên khoa học là Tabanidae. Là 1 họ thuộc bộ 2 cánh Diptera. Hiện nay trên trái đất có rất nhiều họ ruồi trâu đang sinh sống. Chúng thường đốt và và hút máu gia súc nhưng cũng không tha cho cả con người.
Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
Rệp đốt, bệnh hay gặp vào mùa xuân hè và cách xử lý triệt để Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các loài côn trùng phát triển mạnh, do đó các tổn thương do côn trùng đốt thường hay gặp vào cuối mùa xuân và mùa hè Rệp đốt, bệnh hay gặp mùa xuân hè (Ảnh minh hoạ) BSCKI. Nguyễn Thị Thùy My, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, thời tiết nóng...