Điểm mặt cây cảnh gây độc trong nhà
Các chuyên gia cảnh báo, nên thận trọng khi trồng, trưng cây cảnh chứa độc chất ở trong nhà.
Các chuyên gia cảnh báo, nên thận trọng khi trồng, trưng cây cảnh chứa độc chất ở trong nhà.
Không thể phủ nhận vẻ đẹp thẩm mỹ, phong thủy của mỗi loại cây cảnh, nhưng không phải cây nào cũng vừa đẹp lại an toàn cho sức khoẻ và môi trường. Dù đã có những khuyến cáo nhưng nhiều loại cây cảnh có thể gây độc vẫn bán tràn lan. Các chuyên gia cảnh báo, nên thận trọng khi trồng, trưng cây cảnh chứa độc chất ở trong nhà.
Nhiều cây cảnh đẹp nhưng… gây độc
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường, trường Đại học Công nghiệp TPHCM, bên cạnh những cây cảnh có lợi, công dụng giải độc không khí vẫn có nhiều loại cây cảnh chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho con người, đơn giản như nếu chạm phải nhựa của chúng, hoặc vô tình nhai phải lá, củ, quả… Vì vậy, khi trồng cây cảnh không nên chỉ chú trọng vào yếu tố đẹp, phải quan tâm đến các công dụng có lợi cho sức khoẻ.
Một số loại cây cảnh được xem là giải pháp thân thiện và ít tốn kém để hạn chế ô nhiễm trong nhà. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, khi trồng cây trầu bà vàng thì lượng formaldehyde được loại bỏ trong phòng kín với thời gian chiếu sáng 24 giờ, đạt 8.986m/2.723m2 diện tích bề mặt lá. Trồng cây trầu bà tay phật, lượng formaldehyde được loại bỏ trong phòng kín đạt 8.656m/2.373m2 diện tích bề mặt lá… Nhưng trầu bà lại rất độc nếu như vô tình ăn phải, vì lá và thân cây có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng.
Do đó, việc trồng cây trong nhà chỉ là biện pháp hỗ trợ, bởi thực vật hấp thụ khí độc chậm và thấp. Biện pháp tốt nhất vẫn là tạo sự thông thoáng, hạn chế hoặc loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm trong nhà, kết hợp trồng một số loài cây cảnh có khả năng khử khí độc với mật độ theo khuyến cáo, với diện tích nhà rộng khoảng 160m2 thì nên trồng khoảng 15 – 18 cây cảnh trong các chậu có đường kính từ 12 – 18cm.
Video đang HOT
Nhiều cây cảnh chứa chất gây độc bán tại các vựa cây cảnh.
Ma trận cây cảnh chứa độc chất
Tới nhiều vựa cây cảnh thuộc một số quận trên địa bàn TPHCM (quận Tân Bình, Hóc Môn, Gò Vấp) đều thấy bán tràn lan các loại cây cảnh chứa độc tố. Thế nhưng, đa số người bán và người mua đều quan niệm cây cảnh chỉ để trưng, trồng làm mỹ quan, ít ai quan tâm tới độc chất trong chúng.
Tại vườn cây cảnh Dì Năm, Dì Bảy trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp) có đủ loại cây cảnh, hoa nhiều màu sắc như thơm ổi, xương rồng bát tiên, môn lá lớn, hồng môn, ngoắt nghẻo, đỗ quyên… Giá chỉ 25.000 – 100.000đ/chậu cảnh. Bà Lan chủ vườn đon đả giới thiệu: “Xương rồng bát tiên dễ trồng, trồng ở đâu cũng được, có thể trồng làm hàng rào, trồng trong công viên. Còn hồng môn trưng trong phòng làm việc, phòng khách gia đình rất đẹp. Thơm ổi thì chỉ cần quẳng ra đất cũng sống…”.
Các chuyên gia cho biết, thơm ổi có tên khoa học là Lantana Camara L., quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong. Nó bị liệt kê vào danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới do Cục Môi trường đưa ra, là một trong những loài cây mà cơ quan nghiên cứu về môi trường đang tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát.
Ở cây đỗ quyên, tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 – 225g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.
Trong củ và hạt cây của cây ngoắt nghẻo có chất kịch độc colchicine và một số alkaloid khác gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê, nếu không xử lý kịp thời dẫn đến tử vong.
Hoa và hạt của cây thiên điểu, có các chất gây ngộ độc đường ruột. Môn kiểng thì tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc calcium oxalate và asparagine, ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột. Hoa loa kèn Arum (Ý lan)trong lá và củ cây đều có chất độc đường ruột calcium oxalate. Trong nhựa cây xương rồng bát tiên có chất gây bỏng rát da khi tiếp xúc…
Đa số cây cảnh có hoa, chùm quả rất đẹp, nhưng lại chứa những chất rất độc, phải tìm hiểu cây trước khi trồng tại sân nhà và trong nhà. Đã từng có trường hợp con trẻ bứt lá, quả cây cảnh để ăn, bị ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng. Triệu chứng thường thấy là nôn mửa, tim mạch, hô hấp không bình thường, khó thở, cơ thể tím tái. Cha mẹ phải đưa trẻ cấp cứu ngay khi có những bất thường như trên.
PGS Nguyễn Hữu Đức (trường Đại học Y dược TPHCM)
Quỳnh Hương
Theo_Kiến Thức
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM: Chặt cây xanh phải hỏi ý dân
Phó bí thư thường trực Thành ủy TP Võ Văn Thưởng chỉ đạo như vậy về việc xử lý cây xanh liên quan các dự án hạ tầng.
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM: Chặt cây xanh phải hỏi ý dân
Văn phòng UBND TP.HCM vừa truyền đạt ý kiến của Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín đối với Sở Giao thông vận tải về vấn đề xử lý cây xanh liên quan các dự án hạ tầng, theo chỉ đạo của Phó bí thư thường trực Thành ủy TP Võ Văn Thưởng.
Theo đó, với các cây xanh trong dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 (đường Tôn Đức Thắng, Q.1) cần nghiên cứu phương án tối ưu, khả thi để di dời, bảo dưỡng cây xanh ở vị trí công cộng mới (công viên, tuyến đường mới, trường học, khu công nghiệp...).
Trong trường hợp không thể di dời, phải thực hiện phương án chặt hạ thì hạn chế đến mức thấp nhất số cây phải chặt hạ và có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân bằng các hình thức phù hợp, tạo sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội trước khi thực hiện.
Với các cây xanh đã chặt hạ, phải thực hiện việc bảo quản, sấy khô cây để tăng thời gian sử dụng. Nghiên cứu sử dụng các loại gỗ này làm một số ghế ngồi hoặc làm nguyên liệu sáng tác tượng nghệ thuật...
Theo Tuổi Trẻ
Hối hả mang Xuân về nhà Sáng 15/2, nhiều người đã đổ về chợ hoa và những điểm bán hoa Tết để chọn cho mình những chậu hoa, cây cảnh đẹp, ưng ý mang về nhà chưng Tết với mong muốn có một cái Tết vui vẻ, hạnh phúc, no ấm. Người dân đến chợ hoa để chọn mua những chậu hoa, cây cảnh về chưng Tết Tết nay...