Điểm mặt các ứng cử viên bộ trưởng kinh tế của Thái Lan
Tướng Prayuth Chan-ocha đã chính thức được Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn làm Thủ tướng thứ 29 của nước này, một bước tiến nữa chuẩn bị đi tới việc thành lập chính phủ nhằm giám sát các cuộc cải cách toàn diện ở đất nước này.
Nhiệm vụ cấp bách của chính phủ mới là vừa ổn định tình hình chính trị vừa nỗ lực khôi phục kinh tế đang bị sa sút sau một thời gian khủng hoảng kéo dài.
Theo ông Prayuth, trong điều hành đất nước, chính phủ và Hội đồng trật tự hòa bình sẽ trao đổi với nhau rất chặt chẽ. Hai bên sẽ không vi phạm quyền hạn và trách nhiệm của nhau mà sẽ hành động như một cơ chế kiểm tra và cân bằng để đảm bảo sự minh bạch.
Thủ tướng lâm thời Thái Lan Prayuth Chan-ocha phát biểu tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Bangkok ngày 25/8.
Dự kiến các bộ trưởng liên quan tới kinh tế trong Nội các của ông Prayuth sẽ bao gồm cả những nhân vật trong Hội đồng trật tự hòa bình như Tư lệnh không quân Prajin Juntong, Tham mưu trưởng Chatchai Sarikalaya, Narongchai Akrasanee và Pridiyathorn Devakula.
Video đang HOT
Ông Prajin sẽ làm Phó thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng giao thông. Nhiệm vụ của ông này là xem xét ngân sách và giám sát các dự án cơ sở hạ tầng giao thông 2015-2022, có mức đầu tư khổng lồ trị giá 2.400 tỷ baht.
Ông Chatchai có thể sẽ nhận vị trí Bộ trưởng Thương mại, trong khi ông Narongchai có thể làm Bộ trưởng Tài chính hoặc Năng lượng. Ông Narongchai từng là Phó thủ tướng trong chính phủ của ông Thaksin Shinawatra và hiện là cố vấn kinh tế trong Hội đồng trật tự hòa bình.
Vị trí Bộ trưởng Tài chính còn có thêm một ứng cử viên nữa là Apisak Tantivorawong, cựu Chủ tịch Ngân hàng Krungthai Bank. Ông này là bạn thân của Somkid Jatusripitak, nguyên Phó thủ tướng phụ trách kinh tế trong Chính phủ của ông Thaksin.
Ông Somkid hiện tại là cố vấn kinh tế trong Hội đồng trật tự và hòa bình. Ông sẽ không tham gia Nội các mới, nhưng sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp chính quyền quân sự hoạch định chính sách.
Ông Pridiyathorn, trưởng Ban cố vấn kinh tế của chính quyền quân sự, có thể được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng giám sát các chính sách kinh tế. Ông này từng là Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Bộ trưởng Tài chính. Dưới thời chính quyền của Thủ tướng Surayud Chulanont, ông Pridiyathorn cũng từng là Phó thủ tướng phụ trách kinh tế.
Ngoài ra, ông Chakramon Phasukavanich, cựu Bí thư thường trực Bộ Công nghiệp có thể sẽ được đưa vào chiếc ghế người đứng đầu bộ này.
Theo các chuyên gia, chính phủ mới sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế. Do vậy, họ phải có được các chính sách rõ ràng và có hướng đi ủng hộ khu vực tư nhân cũng như thu hút đầu tư nước ngoài./.
Theo Vietnam
Kỳ vọng và thách thức đối với tân Thủ tướng Thái Lan
Dư luận Thái Lan cho rằng, quyền lực càng cao thì sự kỳ vọng và thách thức càng lớn đối với tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha
Với việc vừa được bầu làm Thủ tướng lâm thời, Đại tướng Prayuth, người đứng đầu Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia và là Tư lệnh Lục quân Thái Lan, đã trở thành nhân vật có quyền lực nhất của chính trường Thái Lan hiện nay.
Theo báo chí Thái Lan ngày 22/8, dư luận chính giới và xã hội Thái Lan bày tỏ hy vọng tân Thủ tướng Prayuth sẽ tiếp tục phát huy được vai trò nhà lãnh đạo quyết đoán với sự hỗ trợ đắc lực của Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia và các cơ chế chính trị liên quan để giải quyết hiệu quả những khó khăn về đời sống của nhân dân và tạo cơ sở thuận lợi cho kinh tế Thái Lan tiếp tục phát triển.
Thủ tướng lâm thời, Đại tướng Prayuth (Ảnh AP)
Dư luận cũng mong muốn tân Thủ tướng Prayuth thúc đẩy lộ trình cải cách theo đúng tiến độ trong vòng 1 năm tới và đảm bảo Thái Lan sẽ có một chế độ dân chủ hoàn thiện, phát triển bền vững hơn; đồng thời khôi phục và tăng cường sự đoàn kết, hòa giải dân tộc. Nếu đáp ứng được những kỳ vọng nêu trên, tân Thủ tướng Prayuth sẽ có vị trí xứng đáng trong lịch sử của Thái Lan và người dân nước này có thể sẽ đánh giá toàn diện, thực tế hơn về sự nghiệp chính trị của ông.
Tuy nhiên, trong bối cảnh "không bình thường" của Thái Lan, các mâu thuẫn chính trị ở nước này vẫn chưa được giải quyết, thì tân Thủ tướng lâm thời Prayuth sẽ phải gánh vác những trọng trách to lớn và phải đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức.
Theo một số nhà chính trị, học giả và nhà kinh doanh hàng đầu của Thái Lan, công việc quan trọng đầu tiên của tân Thủ tướng Prayuth là phải lập ra một Nội các lâm thời đủ năng lực và uy tín.
Do đó, sự bất cập, quá tải của Chính phủ lâm thời có thể xảy ra, nếu các thành viên Nội các đa số là những tướng lĩnh quân đội hay là những nhân vật được coi là thân tín của tân Thủ tướng Prayuth trong khi lại thiếu những chuyên gia hàng đầu; đồng thời Chính phủ lâm thời không huy động, tập hợp được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của người dân và giới công chức.
Trong lĩnh vực kinh tế, tân Thủ tướng Prayuth và Chính phủ lâm thời sẽ phải khẩn trương giải quyết một số vấn đề quan trọng, cấp bách như: Khắc phục tình trạng giá cả nông sản đang sụt giảm, đảm bảo cho nông dân Thái Lan có thu nhập và điều kiện sản xuất ổn định. Chính phủ phải thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường sức mua của người tiêu dùng; khôi phục lòng tin của giới kinh doanh để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh một số chính đảng lớn như đảng Vì nước Thái, đảng Dân chủ không tham gia Hội đồng cải cách quốc gia, nếu Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia vẫn duy trì thiết quân luật và hạn chế sự phản biện của xã hội, thì điều này sẽ có thể dẫn tới nguy cơ tiến trình cải cách bị chệch hướng, không giải quyết được các mâu thuẫn chính trị và không đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích của đa số nhân dân Thái Lan. Đây có thể sẽ là thách thức lớn nhất đối với tân Thủ tướng Prayuth./.
Theo VOV
Thái Lan sắp có Quốc hội lâm thời Đại tướng Prayuth cho biết, Hội đồng Lập pháp quốc gia sẽ hình thành trước khi tháng 7 kết thúc. Hôm nay (28/7), Ủy ban Bảo vệ trật tự quốc gia Thái Lan (NCPO) họp với các Bộ, Ngành liên quan dưới sự chủ trì của Tư lệnh lục quân, Đại tướng Prayuth Chan-ocha. Tại cuộc họp, Đại tướng Prayuth cho biết, Hội...