Điểm mặt các lực lượng của Trung Quốc quấy đảo quanh giàn khoan
Để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong tại thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã duy trì một lực lượng lớn các tàu, máy bay thuộc nhiều lực lượng khác nhau ở vùng biển này.
1. Ngư chính
Tăng huyêt áp là kẻ giết người thầm lặng.
Đây là lực lượng chấp pháp lớn nhất của Trung Quốc tại những vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, thuộc Tổng cục Ngư nghiệp/Bộ Nông nghiệp. Nhiệm vụ của Ngư chính là giám sát đánh bắt thủy sản, bảo vệ tàu cá, các cấu trúc xây dựng trên biển, rạn, ghềnh đá; cản phá tàu nước ngoài đánh bắt tại các vùng biển bị coi là có “xâm phạm”.
Dưới Tổng cục Ngư nghiệp là các Cục địa phương trực thuộc. Trong số này có Cục Ngư nghiệp Hải Nam, Ngư chính Hải Nam – lực lượng thường xuyên gây ra những vụ quấy rối liên quan đến tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Trong một thập kỉ qua, Ngư chính được đầu tư mạnh, với nhiều tàu tuần tra đóng mới, tàu quân sự cải hoán.
2. Hải giám
Hải giám thuộc Cơ quan Hải dương Quốc gia, là một lực lượng chấp pháp trên biển nòng cốt của Trung Quốc. Hải giám được thành lập năm 1998, với chức năng chính là thực thi chấp pháp trên biển, bảo đảm an ninh hàng hải tại các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Hải giám là lực lượng bán vũ trang, được trang bị nhiều tàu tuần tiễu, trực thăng. Đây chính là lực lượng “tích cực nhất” trong vụ suýt gây ra đụng độ với tàu USNS Impeccable (Mỹ) hồi năm 2009, cũng như tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines (2012).
3. Hải cảnh
Lực lượng này tiền thân là một bộ phận của Biên phòng Trung Quốc thuộc Bộ An ninh. Năm 2013, Hải cảnh được sáp nhập vào Cơ quan Hải dương Quốc gia. Nhiệm vụ của Hải cảnh là tuần tra các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và bờ biển, bảo vệ môi trường biển, các nguồn tài nguyên, tham gia việc tìm kiếm và cứu nạn…
Là lực lượng mới, Hải cảnh Trung Quốc được đầu tư mạnh về phương tiện, trang bị, với nhiều tàu tuần tra lượng choán nước 4.000-5.000 tấn. Trung Quốc cũng đang đóng mới tàu tuần tra lớn nhất thế giới, lượng choán nước 10.000 tấn và sẽ biên chế tàu này cho Hải cảnh.
4. Các chính quyền địa phương
Video đang HOT
Chủ yếu là 3 tỉnh duyên hải là Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây. Đây là những địa phương giáp Biển Đông, có can dự ở nhiều cấp độ khác nhau trong những tranh chấp ở vùng biển này. Chính quyền 3 tỉnh trên đều muốn thúc đẩy các hoạt động kinh tế, nhất là du lịch và đánh bắt hải sản ở những vùng có tranh chấp. Hải Nam tỏ ra là địa phương “xông xáo” nhất trong việc làm này, với việc thường cho ban hành lệnh “cấm đánh bắt cá” ở Biển Đông nhằm vào nhiều nước trong khu vực.
5. Hải quân Trung Quốc
Dù đẩy mạnh hiện diện ở Biển Đông trong những năm gần đây, nhưng hải quân Trung Quốc (PLAN) lại ít khi lộ diện trong các tranh chấp ở vùng biển này. Khi xảy ra vụ việc, các lực lượng chấp pháp dân sự, bán vũ trang sẽ can dự trước. Hạm đội Nam Hải, một thời được xem là yếu kém nhất của PLAN, hiện đã được đầu tư mạnh, trở thành hạm đội hùng hậu, vượt cả hạm đội Đông Hải. Đây được xem là lực lượng then chốt giúp Trung Quốc thể hiện “sức mạnh quân sự” trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
6. Bộ Ngoại giao
Là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết những tranh chấp về mặt ngoại giao, đưa ra các định hướng chính sách và hướng lái hoạt động của các cơ quan khác ở những vùng biển tranh chấp.
7. Các công ty dầu khí
Giàn khoan Hải Dương 981 của CNOOC hạ đặt trái phép trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đây là những thực thể quan trọng, ngầm mang tính chất đại diện nhà nước trong vấn đề Biển Đông. Nổi bật trong số đó là Tập đoàn dầu khí Quốc gia (CNPC), Tổng công ty Hóa dầu (Sinopec) và Tổng công ty dầu khí Hải dương (CNOOC). Can dự chủ yếu của những tập đoàn này là tìm cách hiện diện mạnh mẽ hơn tại các vùng biển tranh chấp, thông qua việc chào thầu các lô dầu khí. Năm 2012, chính CNOOC đã mời thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Việc CNOOC hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông vừa qua cũng là biểu hiện khác của tính chất đại diện này.
8. Các cơ quan khác:
- Tổng cục Du lịch: Với nhiệm vụ phát triển du lịch, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thông qua các dự án đầu tư ở Hoàng Sa, khuyến khích khách nội địa đi du lịch ở những điểm này, như là cách thức để tuyên truyền về cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc”.
- Cục chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan: Cũng là một đầu mối chấp pháp, chủ yếu là hoạt động chống buôn lậu trên biển. Cục này thường xuyên phối hợp với các cơ quan khác trong việc giám sát, kiểm tra tàu thuyền.
- Cơ quan an toàn hàng hải: Trực thuộc Bộ Giao thông, chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề vận tải hàng hải ở Biển Đông. Từ năm 2006 trở lại đây, lực lượng này cũng được đầu tư mạnh mẽ về trang bị, vật chất, với nhiều tàu có lượng choán nước trên 1.000 tấn, cá biệt có tàu “Hải tuần 11″ lượng choán nước lên đến 3.249 tấn.
Theo TTXVN (tổng hợp)
Tường thuật từ Hoàng Sa: Đấu tranh trên Biển Đông hôm nay vẫn căng thẳng
Tàu Trung Quốc hung hãn, nhưng với sự mưu trí, dũng cảm, tàu CSB Việt Nam đã tránh được đâm va, xử lý đúng đối sách trên biển.
Phóng viên Thu Lan đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho biết, tình hình trên vùng biển nơi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép vẫn tiếp tục có diễn biến căng thẳng.
Đứng cách xa giàn khoan khoảng 7-10 hải lý vẫn quan sát được Trung Quốc cho duy trì số lượng lớn tàu các loại, bao gồm tàu quân sự, tài hải cảnh, hải giám. Các tàu này được bố trí 4 lớp để bảo vệ giàn khoan. Mỗi khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiếp cận giàn khoan, ngay lập tức các tàu Trung Quốc đều tăng tốc hướng về tàu Cảnh sát Biển Việt Nam để thực hiện những hành vi ngăn cản.
Sáng nay ngày 15/5, các tàu của Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng lớn tàu để bảo vệ giàn khoan mà Trung Quốc đang cho hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Nhưng tàu Cảnh sát Biển Việt Nam đã dừng và lùi máy kịp thời. (ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam)
Vào lúc 8h sáng nay, tàu Cảnh sát Biển 8003 hướng về giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép, song vẫn bị lực lượng tàu của Trung Quốc ngăn cản.
Lúc 8h30, khi tàu Cảnh sát Biển 8003 cách giàn khoan 7,5 hải lý, ngay lập tức tàu 3411 của Trung Quốc tiếp tục theo sát tàu Cảnh sát Biển 8003 để thực hiện ngăn cản.
Lúc 8h40, tàu 3411 của Trung Quốc theo sát tàu Cảnh sát Biển 2016, sau đó thực hiện cắt mũi tàu CSB 8003.
Lúc này biên đội tàu Cảnh sát Biển Việt Nam bị rất nhiều tàu của Trung Quốc theo sát.
Theo trung tá Phan Duy Cường, trợ lí tác chiến Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, hôm qua và hôm nay, tàu Trung Quốc liên tục tăng cường thêm lực lượng ra bảo vệ giàn khoan mà Trung Quốc đang cho hạ đặt trái phép với phương thức hoàn toàn mới.
Nhưng với sự tỉnh táo, mưu trí, dũng cảm, kiên quyết, lực lượng tàu Cảnh sát Biển Việt Nam đã tránh được đâm va, xử lý đúng đối sách trên biển.
Trung tá Phan Duy Cường, Trợ lí tác chiến bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam sẽ thông tin thêm về những diễn biến mới và hành vi của tàu Trung Quốc thực hiện ngăn cản tàu của Việt Nam khi mà lực lượng tàu của Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong những ngày gần đây:
Trung tá Phan Duy Cường: Trong 3 ngày gần đây, phía Trung Quốc thường xuyên duy trì số lượng lớn tàu, tàu vận tải, tàu giả dạng tàu cá, và đặc biệt có thêm 2 tàu quân sự. Trước đây có 2 tàu và bây giờ thêm 2 tàu quân sự vận tải đổ bộ loại lớn của Trung Quốc xuất hiện trên hiện trường. Thường xuyên chúng tôi đếm được tại khu vực có từ 60-68 tàu các loại của Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chúng tôi hướng tiến vào giàn khoan để ngăn cản các hành vi hạ đặt trái phép của Trung Quốc thì liên tục gặp phải sự cản phá của tàu chấp pháp Trung Quốc cách giàn khoan từ 5-6,5 hải lý là lực lượng tàu chấp pháp dàn hàng ngang dày đặc trước hướng tiến của chúng tôi. Khi tàu Cảnh sát Biển 8003 nói riêng và biên đội tàu Cảnh sát Biển nói chung tiến vào thường bị từ 2 đến 4 tàu kèm sát. Có những lúc khoảng cách gần nhất là 90m cắt ngang mũi tàu chúng tôi và thường xuyên cách 150m kèm sát 2 bên để ngăn cản không cho chúng tôi vào gần khu vực giàn quan.
Không những căng thẳng trên mặt biển; trên không, Trung Quốc còn sử dụng những máy bay cánh bằng và trực thăng thường lượn trên tàu 8003 và đội Cảnh sát Biển 1-2 vòng. Tình hình vẫn căng thẳng.
PV Thu Lan: Trước tình hình như vậy thì phương án tác chiến của lực lượng Cảnh sát Biển đã được thực hiện như thế nào và lực lượng Cảnh sát Biển đã có những biện pháp gì để xử lý đúng đối sách trên biển?
Trung tá Phan Duy Cường: Trước tình hình đó, cán bộ chiến sĩ của lực lượng cảnh sát biển, tàu 8003 nói riêng và lực lượng Cảnh sát Biển nói chung luôn mưu trí, quyết tâm, sáng tạo và hiệp đồng chặt chẽ trên hiện trường, bọc lót cho nhau để tránh những cú đâm va của Trung Quốc nhằm vào tàu của chúng ta đảm bảo an toàn và vẫn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ làm sau đẩy lùi được giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của nước ta và đẩy lùi được các tàu của Trung Quốc bảo vệ xung quanh khu vực giàn khoan".
Chúng tôi luôn bám vững hiện trường và khoảng cách với giàn khoan để đảm bảo an doàn, đấu tranh bằng cách thường xuyên bật loa tuyên truyền để xua đuổi tàu Trung Quốc ngăn cản và mưu mẹo vòng tránh để tiếp cận vào gần khu vực giàn khoan hơn.
PV Thu Lan: Hiện nay, cả nước đang hướng về Biển Đông, nơi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặt quyền kinh tế của Việt Nam. Qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam Trung tá có chia sẻ gì về đất liền?
Trung tá Phan Duy Cường: Đồng bào và nhân dân hãy yên tâm và tin tưởng tuyệt đối vào chúng tôi- lực lượng Cảnh sát Biển cũng như lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên hiện trường. Chúng tôi xác định rõ quyết tâm với sự lãnh đạo của Đảng, sự tin tưởng của nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế, chúng ta hãy đoàn kết cùng chúng tôi thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
PV Thu Lan: Hiện mặc dù Trung Quốc vẫn đang duy trì một lượng tàu lớn để bảo vệ khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan của họ trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, luôn bám sát các tàu của kiểm ngư và tàu Cảnh sát Biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ song bằng nhiều biện pháp và cách xử lý khôn khéo đúng đối sách thì tàu Cảnh sát Biển Việt Nam và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã tránh được nhiều cú đâm va.
Tại vùng biển phóng viên VOV đang có mặt, bà con ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn đang khai thác an toàn dưới sự bảo vệ của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam.
Với bà con ngư dân thì đây là ngư trường truyền thống từ bao đời nay. Với họ ra khơi không chỉ khai thác hải sản, phát triển kinh tế mà ra khơi còn là sự khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và trong mọi điều kiện thì họ không đơn độc bởi đã có lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng kiểm ngư bảo vệ họ.
Theo VOV
Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông Trước vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) trái phép trong thềm lục địa Việt Nam, hơn lúc nào hết, tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước lại được khơi dậy trong tất cả các tầng lớp nhân dân. Không dừng lại ở tiếng nói phản đối, tinh thần yêu nước đã được thể hiện bằng...