Điểm mặt 6 tựa game PC hay nhất đã xuất hiện tại E3 2018
E3 2018 đã khép lại, và với những gì chúng ta đã được chứng kiến, kỳ E3 này là một sự kiện thành công và tạo được rất nhiều dấu ấn với khán giả.
E3 2018 đã khép lại, và với những gì chúng ta đã được chứng kiến, kỳ E3 này là một sự kiện thành công và tạo được rất nhiều dấu ấn với khán giả. Chắc chắn mỗi người theo dõi E3 2018 sẽ có cho riêng mình những cái tên để trông chờ, với những nhà báo của tạp chí PC Gamer, họ cũng không phải ngoại lệ. Hãy xem những tựa game nào đã tạo được ấn tượng với họ.
Khi Shadows Die Twice lần đầu được giới thiệu tại buổi họp báo của Microsoft, thật lòng mà nói thì nó mang lại cảm giác của một game Dark Souls: Japan. Tôi cứ nghĩ tựa game này sẽ mượn bối cảnh Nhật Bản thời cổ theo cái cách mà Bloodborne đã mượn bối cảnh thời Victoria ở Anh, nhưng hóa ra tôi đã nhầm. Nói thật thì, game này hoàn toàn trái ngược với Dark Souls: Sekiro không phải game RPG, không có multiplayer, và nhân vật của Sekiro là cố định không thể tùy chỉnh.
Sekiro cũng sẽ hướng đến thế giới mở nhiều hơn, thiết kế level của game cũng được làm để cho món đồ mới của game đưa vào – chiếc grappling hook có thể phát huy tối đa công dụng. Mặc dù hệ thống combat của game vẫn có nét tương đồng với Dark Souls, nó vẫn là một hệ thống combat mới – chú trọng vào chiến đấu 1v1 chứ không mang nhiều nét hack-n-slash như Dark Souls. Thậm chí game còn có cả cơ chế stealth và kẻ địch dường như sẽ thông minh hơn và khó nhằn hơn. Tổng quan lại, Sekiro: Shadows Die Twice cho tôi mọi thứ tôi mong đợi ở một game Dark Souls mới mẻ, nhưng lại có phong cách hoàn toàn mới, không bị lẫn vào Souls-like
Control nói về nhân vật chính của game, cô gái Jesse, với một khẩu súng có năng lực siêu nhiên và có thể thay đổi hình dạng, cô cũng có những siêu năng lực như bay nhảy và di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ. Jesse được cử đến tìm hiểu những bí ẩn diễn ra tại một nơi có tên là The Oldest House, nơi có môi trường tương đồng với môi trường trong tựa game khác cùng hãng là Alan Wake, nhưng môi trường trong Control lại có cấu trúc khá giống với một game Metroidvania. Ngoài ra, Remedy cũng tiết lộ Control sẽ có một vài side quests khá kỳ lạ. Với tài năng của Remedy thông qua series Max Payne và Alan Wake, Control khiến tôi trông chờ vào những gì tựa game có thể thể hiện.
Video đang HOT
Về cơ bản, bạn có thể gọi tựa game này là “một Max Payne 2D nhưng phê hơn bản gốc”. Có rất rất nhiều trường đoạn “bullet time”, hiệu ứng vật lý thì thay đổi nhanh đến chóng mặt khi bạn vượt qua các chướng ngại vật, xử lý đám kẻ địch bằng súng và… chảo! Mà bạn thậm chí còn có thể ném chảo lên, làm chậm thời gian lại, bắn vào chảo để nạn nảy ra tiêu diệt kẻ địch ở góc khuất rồi nhảy lên sút chảo vào mặt một tên địch phía trước! Chưa hết, bạn còn có thể trượt ván, đua mô tô trong khi đấu súng điên cuồng với bọn địch! Còn gì tuyệt vời hơn thế nữa chứ?
Tựa game bắn súng này là một game đánh theo lượt kiểu dạng như XCOM, nhưng có cả chất stealth nữa đấy. Một sự kết hợp khá thú vị, nhưng điểm khiến Phantom Doctrine trở nên đặc biệt, đó là các NPC đồng đội của bạn. Các NPC không hoàn toàn theo lệnh bạn, mà thậm chí còn có thể quay ra trở mặt với bạn, nôm na là, bạn không thể tin một ai. Bạn cũng có thể bằng cách nào đó, “tẩy não” kẻ địch, biến họ thành đồng đội và gửi họ đi làm nhiệm vụ. Nhưng như trên đã nói, các NPC không hoàn toàn trung thành, và vì thế, bạn phải tìm cách để ngăn ngừa rủi ro, ví dụ như…cài bom vào người NPC đồng đội để lỡ NPC đó có bị bắt thì “ấn nút” để khỏi lộ bí mật. Gameplay như thế rất thú vị và đáng mong chờ, và cũng khá mới mẻ so với một game chiến thuật theo lượt.
Dying Light là một game lấy đề tài zombie có gameplay khá độc đáo và thú vị hơn so với những game khác cùng đề tài, và vì thế nó nhanh chóng đạt được thành công. Có thể nói Dying Light là phiên bản nâng cấp của Dead Island cũng được: chiến đấu đã tay hơn, bắn súng mượt mà hơn, có một chút yếu tố RPG, và trên hết là cơ chế parkour tuyệt vời của game. Và với những gì đã thể hiện, Dying Light 2 xem ra có thể còn xuất sắc hơn khi đưa yếu tố chọn lựa câu trả lời vào game và tăng tính chơi lại cho game, mà vốn giá trị chơi lại nhờ phần chơi co-op cũng đã rất cao rồi.
Cyberpunk 2077 (game ấn tượng nhất E3 theo đánh giá của tạp chí PC Gamer)
Tôi nghĩ tôi không thể nào quên được cảm giác khi chứng kiến demo gameplay của Cyberpunk 2077 trong buổi họp báo kín. Tôi, cũng như những nhà báo khác tham dự, đều có hàng tá suy đoán, kỳ vọng trong đầu về game, nhưng CD Projekt Red đã thổi bay tất cả chúng đi ngay sau khi màn hình tùy chỉnh nhân vật biến mất và game bắt đầu. Mất tới gần một phút để não tôi hoạt động lại bình thường – Cyberpunk 2077 là game FPS? Không một ai đoán được điều đó cả.
50 phút tiếp theo chứa đựng nhiều khoảnh khắc mà khiến tôi phải ngẫm kỹ xem rốt cuộc game này thuộc thể loại gì? Tự do trong điều khiển phương tiện? Chọn lựa hội thoại trong thời gian thực mà không phá vỡ hành động? Một trong những thành phố được thiết kế tỉ mỉ nhất tôi từng thấy trong game? Và đó mới chỉ là một phần rất nhỏ những gì mà CD Projekt Red đưa vào tựa game của mình. Vậy nên, không còn nghi ngờ gì nữa, với cá nhân tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi ở PC Gamer, Cyberpunk 2077 là thứ tuyệt nhất của E3!
Theo GameK
Cyberpunk 2077 công bố cấu hình đầy thách thức
Sau sự thành công của series The Witcher, năm nay CD Projekt Red thay vì ra mắt phiên bản tiếp theo của The Witcher, họ lại công bố một tựa game mới tên là Cyberpunk 2077. Cyberpunk 2077 không đưa chúng ta về thế giới trung cổ như series The Witcher mà người chơi sẽ được đến một tương lai với xã hội hiện đại cùng vô số những người máy.
Tiếp nối chất lượng đồ họa tuyệt vời của series The Witcher, CD Projekt Red đã cho thấy Cyberpunk 2077 sở hữu một thế giới vô cùng đẹp, chi tiết và sống động với công nghệ đồ họa tối tân của Unreal Engine 4. Bản demo của Cyberpunk 2077 tại E3 đã cho cộng đồng game thủ thấy rằng, tựa game này xứng đáng được lọt vào "top game đẹp nhất mọi thời đại" khi những thứ trong game được chăm chút tỉ mỉ và sắc nét đến từng chi tiết.
Để chạy được bản demo này, CD Projekt Red đã dùng đến một trong những card màn hình mạnh nhất thời điểm hiện tại đó chính là GTX 1080Ti. Theo đó, cấu hình của Cyberpunk 2077 sẽ vô cùng cao và khủng kiếp nếu muốn trải nghiệm mượt mà và Max Setting.
Cấu hình test của CD Projekt Red:
CPU: Intel Core i7 - 8700k
Ram: G.SKILL Ripjaws V, 2X16 GB, 3000Mhz
GPU: NVIDIA GeForce GTX1080Ti
Bo mạch chủ: Asus ROG Strix Z370-I Gaming
Hard-drive space: SSD - Samsung 960 PRO 512 GB
Nguồn: Corsair SF600 600W
Cấu hình ở trên của Cyberpunk 2077 mới chỉ là của bản demo và nhà sản xuất chỉ mới chạy game ở độ phân giải 4K với tốc độ khung hình đạt 30fps. Nếu được ra mắt chính thức, bạn chắc có lẽ sẽ không thể tưởng tượng được khi đây chỉ là bản demo mà nhà sản xuất đã phải sử dụng đến CPU Core i7-8700k có xung nhịp 3.7 GHz, 32 GB RAM và Card đồ họa GTX1080TI. Đây là một cấu hình rất khủng và đắt tiền so với đa số game thủ hiện nay.
Nhưng bạn đừng quá lo lắng, hãy nhớ lại khi siêu phẩm The Witcher 3 được ra mắt toàn cầu vào 2015. Lúc đó, rất nhiều người đã cho rằng tựa game này không thể chơi được khi đòi hỏi cấu hình quá cao: Core i7 3770, 8GB Ram và Card GTX 770. Nhưng cho đến nay, toàn bộ cấu hình tầm trung ở thời điểm hiện tại có thể chơi mượt mà tựa game này. Điều tương tự có thể xảy ra với Cyberpunk 2077.
Mong rằng khi ra mắt chính thức toàn cầu vào năm 2019, CD Projekt Red sẽ tối ưu hóa cấu hình của Cyberpunk 2077 để phù hợp với nhiều người chơi hơn, giúp cộng đồng game thủ không quá dư giả với những máy tính cấu hình trung bình có thể trải nghiệm được siêu phẩm AAA này.
Theo GameK
[E3 2018] Hóa ra chúng ta đã nhầm to, "Shadows Die Twice" không phải Bloodborne 2 mà là một tựa game hoàn toàn mới Sekiro: Shadows Die Twice la môt tưa game hoan toan mơi tơi tư From Software chư không phai Bloodborne 2 như nhiêu ngươi vân đôn đoan. Vao rang sang ngay hôm nay, buôi hop bao cua Microsoft tai E3 2018 đa chinh thưc đươc lên song, va không đê phu long mong đơi cua ngươi hâm mô trong suôt khoang thơi gian kho...