Điểm mặt 3 siêu tuần dương hạm “độc nhất” mà Nga, Mỹ, Trung Quốc sở hữu
Tuần dương hạm trên thế giới hiện tại đã lỗi thời và bị hải quân các nước “ruồng rẫy”. Ấy vậy mà ba cường quốc hải quân là Mỹ, Trung Quốc và Nga hiện tại vẫn đang sử dụng tuần dương hạm trong biên chế.
Nguồn ảnh: QQ.
Mỹ hiện tại là một trong những quốc gia sử dụng tuần dương hạm nhiều nhất thế giới. Loại tuần dương hạm duy nhất hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng đó là tuần dương hạm lớp Ticonderoga.
Nguồn ảnh: QQ.
Các tuần dương hạm này có độ giãn nước chỉ 9800 tấn – nhỏ hơn so với tiêu chuẩn tuần dương hạm trong quá khứ nhưng vẫn lớn hơn so với các khu trục hạm hiện đại ngày nay.
Nguồn ảnh: QQ.
Ban đầu, tàu được đóng với radar quét mảng bị động và được dự kiến biên chế trở thành khu trục hạm. Tuy nhiên rất nhanh sau đó, các tàu lớp Ticonderoga đã được sửa lại bản thiết kế để trang bị thêm hệ thống chiến đấu Aegis, biến nó thành một tuần dương hạm dẫn đường tên lửa.
Nguồn ảnh: QQ.
Mỹ từng đóng tổng cộng 27 tuần dương hạm lớp Ticonderoga, tới nay đã có năm chiếc được cho về hưu, vẫn còn 22 chiếc đang phục vụ. Mỗi tuần dương hạm hộ vệ tên lửa Ticonderoga mang theo tối đa tới 122 tên lửa các loại bao gồm cả đối đất, đối hải, đối không.
Nguồn ảnh: QQ.
Loại khu trục hạm lớn nhất của Trung Quốc hiện tại là khu trục hạm lớp Type 055 cũng được Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới coi như là một tuần dương hạm dù rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận điều này, chỉ coi Type 055 là khu trục hạm.
Nguồn ảnh: QQ.
Video đang HOT
Với độ giãn nước tối đa lên tới 12.000 tấn, rõ ràng Type 055 xứng đáng là loại tuần dương hạm duy nhất và nặng nhất của châu Á trong thời điểm hiện tại.
Nguồn ảnh: QQ.
Loại tuần dương hạm của Trung Quốc này cũng được sử dụng vào nhiệm vụ chính là hộ vệ tên lửa. Tàu sử dụng bốn động cơ tua-bin khí cung cấp công suất tổng cộng 150.000 mã lực cho phép nó đi được với tốc độ lên tới 30 hải lý giờ – tương đương 56 km/h.
Nguồn ảnh: QQ.
Giống với lớp Ticonderoga, khả năng mang theo vũ khí của Type 055 là cực kỳ vượt trội so với mọi loại khu trục hạm khác. Tổng cộng, mỗi tuần dương hạm Type 055 có tới 112 giếng phóng tên lửa thẳng đứng, tương thích với đủ loại tên lửa từ đối không, đối hạm cho tới đối đất.
Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng và cũng là tuần dương hạm lớn nhất thế giới – đó là các tuần dương hạm lớp Kirov của Hải quân Nga. Các tàu này được đóng từ thời Liên Xô, có độ giãn nước tối đa lên tới 28.000 tấn.
Nguồn ảnh: QQ.
Đây cũng là loại tuần dương hạm duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ hạt nhân. Tàu có công suất tổng cộng 140.000 mã lực với 2 lõi phản ứng hạt nhân, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 32 hải lý giờ – tương đương 59 km/h.
Nguồn ảnh: QQ.
Khác với các tuần dương hạm hiện đại của Mỹ, Trung sau này, tuần dương hạm lớp Kirov của Nga có trang bị vũ khí phục vụ việc phòng không là chủ yếu. Tàu có tới 96 tên lửa S-300F, 128 tên lửa Kinzhal cùng với hàng chục pháo cao tốc, pháo đa chức năng.
Nguồn ảnh: QQ.
Liên Xô từng đóng hoàn thiện 4 tàu tuần dương hạm loại này, hiện tại một chiếc đang hoạt động, một chiếc khác đang được bảo dưỡng thay lõi hạt nhân, hai chiếc còn lại được cho vào kho dự bị.
Khắc Đôn
Theo Kiến thức
Cảnh bên trong "thành phố ngầm cho người chết" ở Thánh địa Jerusalem
Để giải quyết tình trạng các nghĩa trang ngày càng trở nên quá tải, Israel đã xây dựng các tháp chôn cất thẳng đứng cao ngất trời. Không chỉ vậy, giờ đây họ còn đang tập trung xây dựng một 'thành phố ngầm cho người chết' ở Thánh địa Jerusalem.
Việc xây dựng dự án đầy tham vọng này được thực hiện trong khoảng thời gian 3 năm với lối vào thành phố ngầm bắt đầu từ bên sườn núi ngay phía dưới Nghĩa trang Har Hamenuchot ở ngoại ô Jerusalem
Nơi đây được ví như một thành phố khổng lồ dành cho "người đã khuất" với mạng lưới đường hầm được đào sâu xuống dưới mặt đất dự kiến chứa 23.000 thi hài
Ý tưởng xây dựng nghĩa trang dưới lòng đất được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu chôn cất gia tăng và mật độ dân số cao
Hoạt động thi công bên trong thành phố ngầm
Cận cảnh những ô chôn cất thi hài
Do đất đai bị thiếu hụt ở Israel, cộng với phong tục mai táng của người Do Thái và Hồi giáo, nên nhu cầu chôn cất những "người đã khuất" càng trở nên cấp bách
Trong khi đó, nghĩa trang Har Hamenuchot trên đỉnh đồi đã gần hết công suất. Phần nghĩa trang ngầm đầu tiên mở vào tháng 10-2019 có sức chứa 8.000 thi hài. Các phần còn lại dự kiến sẽ được mở trong những năm tới
Nói về nghĩa trang dưới lòng đất, ông Hananya Shahor, Giám đốc điều hành Kehillat Yerushalayim Hevra Kadisha (Hiệp hội mai táng ở Israel) nói với tờ Haaretz: "Chúng tôi đã nghĩ về tính lâu dài của thành phố này. Các vật liệu xây dựng rất đơn giản"
Ngay cả trong cái nóng mùa hè, các hầm ngầm vẫn duy trì nhiệt độ quanh năm ổn định ở mức 23 độ C
Dự án tiêu tốn khoảng 300 triệu shekel (69 triệu bảng Anh) và được xây dựng với sự hợp tác của một công ty tư nhân có tên Rolzur, vì Chính phủ Israel không cung cấp bất kỳ hỗ trợ tài chính nào
Khoản tiền hỗ trợ chi phí xây dựng một phần thông qua hình thức bán trước vị trí chôn cất, chủ yếu là cho người Do Thái ở nước ngoài. Người Israel được an táng miễn phí tại đây
Được xây dựng vào năm 1951, Har Hamenuchot, nằm trên đỉnh núi, đã liên tục mở rộng quy mô để trở thành nghĩa trang lớn nhất của Israel
Trước khi Har Hamenuchot được xây dựng, núi Ô-liu ở khu vực phía đông của thành phố là nơi chôn cất chính
Tình trạng nghĩa trang quá tải là một thách thức trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân số cao và có các tôn giáo cấm hoặc không khuyến khích hỏa táng
Bởi vây, việc xây dựng "thành phố ngầm cho người chết" ở Jerusalem có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Kiến trúc sư Zafrir Ganani của Peleg Architects, công ty thiết kế dự án, ví von nghĩa trang là "một mạng lưới đường phố như Manhattan. Nó thực sự là một thành phố ngầm"
Hoàng Cường
Theo anninhthudo.vn/Dailymail/AP
"Đĩa bay" lạ được trưng bày tại Trung Quốc Thiết bị lạ được cho là một máy bay trực thăng có thiết kế giống với các thí nghiệm quân sự giữa thế kỷ XX của Mỹ và rất có thể sẽ khiến những người săn lùng UFO bất ngờ hiện đang có mặt tại Triển lãm Trực thăng ở Thiên Tân. Thiết bị được cho là đĩa bay của Trung Quốc phát...