Điểm mặt 3 “hổ cái” cực lớn trong chiến dịch “đả hổ” của Tập Cận Bình
Trong số 1.462 quan chức Trung Quốc sa lưới vì tham nhũng, chỉ có 69 người là phụ nữ. Trong số những phụ nữ này, chỉ có ba người được coi là “con hổ” trong chiếc dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Con hổ cái” đầu tiên bị sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đề ra là bà Bai Yun (Bái Dung)- người đứng đầu Ban Công tác Mặt trận ở tỉnh Sơn Tây và một thành viên của ủy ban thường trực tỉnh. Theo cáo trạng, bà Bai Yun, thành viên của Ủy ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn Tây đã lợi dụng chức vụ của mình để hưởng lợi từ 17 công ty, đơn vị, cá nhân và nhận tiền, hiện vật trị giá hơn 17,8 triệu Nhân dân tệ (tương đương 2,73 triệu USD) trong giai đoạn 2004 – 2013.
Bà Bai Yun khi còn đương chức.
Bà Bai Yun đã thú nhận tội danh trong quá trình điều tra. Hồi tháng 8.2014, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố điều tra bà Bai Yun vì “vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật nghiêm trọng”. Đến tháng 2. 2015, bà Bai Yun bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc.Phiên xử bà Bai Yun cho thấy quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến dịch chống tham nhũng.
“Con hổ cái” thứ hai là nữ tướng Gao Xiao Yan (Cao Tiểu Yến) bị buộc tội trong chiến dịch chống tham nhũng. Bà Gao từng là phó chính ủy của Quân đội Giải phóng Trung Quốc (PLA). Thiếu tướng Gao Xiaoyan cũng từng giữ chức vụ ủy viên chính trị và thanh tra kỷ luật thuộc Đại học Kỹ thuật Thông tin Quân đội nhân dân Trung Hoa.
Nữ tướng Gao XiaoYan.
Các nhà chức trách bắt giữ bà này vào cuối tháng 10.2014, có khả năng qua hối lộ liên quan đến dự án xây dựng tại Bệnh viện 309 của quân đội Trung Quốc, nơi bà từng là bí thư trong 7 năm.
Được biết, bà Gao Xiaoyan là nữ tướng đầu tiên bị bắt giữ kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Trung Quốc triển khai vào năm 2012.
“Con hổ cái” bị bắt giữ gần đây nhấy là bà Lu Xiwen (Lữ Tích Văn), Phó bí thư Đảng ủy Bắc Kinh và là giám đốc Trường Đảng Cộng sản của Bắc Kinh, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tháng 1.2016 sau khi một cuộc điều tra kéo dài hai tháng.
Có hai nguyên nhân khiến bà Lữ Tích Văn bị điều tra: một là vấn đề tham ô nghiêm trọng trong thời gian giữ chức ở khu Tây Thành, thành phố Bắc Kinh; hai là nhận hối lộ trong bổ nhiệm nhân sự trong thời gian làm Trưởng Ban tổ chức thành phố.
Video đang HOT
Vào năm 2014, người dân ở Bắc Kinh cũng đã đưa thông tin tố cáo việc mua quan bán chức của bà Phó Bí thư thành phố Bắc Kinh này.
Bà Lu Xiwen.
Bà Lu Xiwen ban đầu từng tham gia đội sản xuất ở vùng ngoại ô Bắc Kinh, sau vào học Học viện Công nghiệp Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp được làm Phó Bí thư Đoàn phân viện Học viện Công nghiệp Bắc Kinh, bắt đầu con đường hoạn lộ.
Bà Lu Xiwen làm Phó Bí thư thành ủy Bắc Kinh từ tháng 4.2013 và trở thành nhân vật đứng thứ 3 ở Bắc Kinh. Vài tháng sau đó lại kiêm thêm chức Hiệu trưởng trường Đảng thành phố Bắc Kinh, Viện trưởng Viện Hành chính Bắc Kinh.
Trong số 3 “ba con hổ cái” nêu trên thì bà Lu Xiwen là người có chức vụ cao nhất đã bị điều tra.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo, nạn tham nhũng tràn lan đe dọa sự sống còn của Đảng Cộng sản cầm quyền và đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng kéo dài từ năm 2012 đến nay. Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo” đã lần lượt đưa từ “hổ lớn” – quan chức cao cấp, “ruồi con” – cán bộ chính quyền địa phương, “cáo” – tội phạm kinh tế đã lẩn trốn ra nước ngoài ra trừng phạt trước pháp luật.
Theo Danviet
Quan Trung Quốc giấu giàu sang vì sợ 'đả hổ diệt ruồi'
Ngành kinh doanh mặt hàng xa xỉ ở Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng các quan chức nước này e dè khi móc hầu bao vì sợ trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi".
Nhiều cửa hàng bán đồ xa xỉ Trung Quốc không có khách hàng do tác động của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Ảnh minh họa: Reuters
Chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng gần hai năm trước một mặt đã góp phần làm thanh sạch bộ máy quan chức nước này nhưng mặt khác cũng đang mang tới những tác động không mong muốn, theo BBC.
Những người nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nay nhận ra rằng càng vung tiền chi tiêu vào những mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức hay xe hạng sang thì khả năng họ bị rơi vào tầm ngắm của các điều tra viên chống tham nhũng càng lớn. Kết quả là họ hạn chế tối đa "móc hầu bao", khiến hàng loạt ngành kinh doanh chịu tổn thất.
Một cửa hàng bán trang sức ngọc trai đắt tiền tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, nhiều năm trước ngày nào cũng tấp nập khách khứa đến mua và xem đồ. Những viên ngọc trai sáng bóng chất thành từng đống trên các tủ kính. Nhân viên ở đây thậm chí còn không có thời gian để nhặt những viên ngọc chẳng may bị rơi xuống đất lên vì họ quá bận rộn kiếm tiền.
Trái ngược với khung cảnh năm xưa, cửa hàng này giờ đây trở nên vắng vẻ, không một bóng khách lai vãng. Tình trạng ấy cũng xảy ra với tất cả các cửa hiệu bán ngọc trai khác trong khu vực.
Jane là nhân viên lâu năm tại cửa hàng bán ngọc trai một thời đông đúc kể trên. Tình hình kinh doanh ảm đạm khiến cô cảm thấy lo lắng và chán nản.
"Hãy nhìn ra ngoài kia mà xem. Khách du lịch không còn kéo đến nữa vì lo sợ trước tình trạng ô nhiễm", Jane cho biết khi được hỏi vì sao cửa hàng vắng khách đến vậy.
"Đấy vẫn chưa phải điều tồi tệ nhất", cô tiếp tục chia sẻ. "Khách hàng Trung Quốc của chúng tôi thường là những người chi mạnh tay hơn cả. Các quan chức chính phủ từng đến cửa hàng và mua những viên ngọc trai thượng hạng để làm quà biếu. Nhưng hiện tại, họ không dám làm vậy nữa vì sợ ông Tập".
"Chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra và không ai muốn mình bị nhìn thấy trong lúc mua một món trang sức đắt tiền", Jane nhấn mạnh.
Nhà chức trách Trung Quốc tuần này thông báo, chỉ tính riêng năm 2015, khoảng 300.000 quan chức đã bị xử lý vì có hành vi tham nhũng, trong đó 80.000 người phải nhận "hình phạt nặng".
Theo BBC, chiến dịch truy quét thường được triển khai nội bộ nên người dân Trung Quốc có rất ít thông tin về việc những quan chức này là ai, họ đã làm sai điều gì và sẽ bị trừng phạt ra sao. Sự mơ hồ ấy tạo nên tâm lý hoang mang cho tất cả mọi người, đặc biệt là các quan chức "chưa bị động đến".
Ngoài những cửa hàng buôn bán đồ xa xỉ, các sòng bạc hợp pháp Trung Quốc cũng trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của chiến dịch chống tham nhũng. Tại Macau, Las Vegas của phương Đông, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sòng bạc năm ngoái giảm tới 20%. Tất cả đều do những quan chức "lắm tiền nhiều của" không tìm đến đây nữa.
Nhưng những gì đang diễn ra không đồng nghĩa với việc đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ làm trong sạch bộ máy của mình, bình luận viên Celia Hatton nhận định.
"Tôi không cho rằng điều đáng quan tâm nằm ở sự thay đổi số lượng các quan chức vi phạm pháp luật", một nữ quan sát viên am hiểu vấn đề nói, đồng thời giải thích rằng những người bên ngoài Trung Quốc đã hiểu sai mục tiêu cũng như ý nghĩa sâu xa của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi".
Theo bà, thứ mà ông Tập nhắm tới không phải trừng phạt các quan chức tham nhũng. Thay vào đó, Chủ tịch Trung Quốc chỉ đang cố gắng thể hiện uy quyền của mình, khiến các quan chức khác e dè và không thể hiện thái độ phản kháng để từ đó ông có thể áp dụng mọi chính sách, chiến lược đề ra một cách dễ dàng hơn.
Thực chất, đây là một nỗ lực nhằm đảm bảo và duy trì sự trung thành đối với lãnh đạo bên trong bộ máy nhà nước và kể cả các đế chế tài chính của chính phủ, Hatton đánh giá. Các công ty dầu khí quốc gia, quân đội và cả những ngân hàng lớn đều có khả năng trở thành mục tiêu bị điều tra tham nhũng. Đến cả bản thân cơ quan chống tham nhũng cũng có nhân viên điều tra nội bộ riêng.
Thế giới ngầm
Trung tâm thương mại vắng khách là tình trạng tương đối phổ biến. Ảnh minh họa:China Business Review
Dù vậy, những hoạt động mờ ám đằng sau cánh cửa đóng kín vẫn còn đó. Theo một nguồn thạo tin, các nhà hàng "bí mật" hiện trở thành địa điểm được nhiều người săn tìm. Tại tầng trệt, chúng trông không khác gì quán trà tồi tàn nhưng những tầng cao hơn lại là nơi thường xuyên diễn ra các buổi tiệc linh đình.
Thực tế, một số mặt hàng xa xỉ vẫn phổ biến, chỉ có điều chúng được giao dịch một cách bí mật, Hatton cho hay.
Gần nơi Hatton sống ở Bắc Kinh có một loạt cửa hàng bán toàn đồ đắt tiền. Chúng nằm trong một trung tâm thương mại ngoài trời, quy tụ tất cả các hãng thời trang, đồ gia dụng, điện tử sang trọng và hiện đại bậc nhất đến từ châu Âu. Nhưng kỳ lạ là những cửa hiệu này lúc nào cũng vắng vẻ, gần như không ai ra vào.
Nhưng Hatton đã bị bất ngờ khi một ngày bà bước chân xuống bãi đỗ xe phía dưới trung tâm thương mại. Mọi chỗ trống đều được lấp đầy bởi những chiếc ôtô thuộc các hãng nổi tiếng thế giới như BMW, Lamborghini hay Rolls Royce. Phía sau chúng là các thang máy cá nhân. Mỗi cửa hàng đều sở hữu thang cuốn riêng. Khách hàng không cần phải mạo hiểm đi ra bên ngoài để vào mua sắm bằng lối cửa chính.
Đứng trước câu hỏi "khi nào thì chiến dịch chống tham nhũng kết thúc?", một chuyên gia Trung Quốc giấu tên cho biết nó "sẽ chấm dứt khi ông Tập Cận Bình cảm thấy mình đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát".
Ông Tập có nhiều cán bộ thân tín nhưng "nhiều người khác lại không ưa ông và luôn mong muốn ông thất bại", vị chuyên gia giấu tên nói. "Nếu điều này xảy ra, tham nhũng sẽ trở lại như vũ bão".
Lúc đó, người ta sẽ không còn cần đến những bãi xe ngầm bí mật như ở trung tâm thương mại nọ nữa, Hatton bình luận.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc nhờ Hồng Kông giúp bắt quan tham Đối mặt với những khó khăn trong chiến dịch bắt quan chức tham nhũng tẩu thoát ra nước ngoài, giới chức Trung Quốc lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ Hồng Kông. Hồng Kông được xem là cửa ngõ các quan chức Trung Quốc sau khi phạm tội lựa chọn để trốn ra nước ngoài - Ảnh: Reuters Bên lề cuộc họp...