Điểm mặt 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới
Trong 10 tàu sân bay lớn nhất đang hoạt động trên thế giới được trang mạng Navy-Technology xếp theo lượng giãn nước thì các nước châu Á sở hữu 3 chiếc.
Đứng đầu danh sách 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới không ai khác là siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nimitz có lượng giãn nước lên tới 97.000 tấn, chiếc đầu tiên được triển khai vào tháng 5/1975 và chiếc cuối cùng (thứ 10) là USS USS George HW Bush (CVN-77) được đưa vào hoạt động tháng 1/2009. Mỗi tàu sân bay của lớp Nimitz được thiết kế để hoạt động trong khoảng 50 năm, mà chỉ cần một lần đại tu duy nhất.
Tàu sân bay lớp Nimitz dài 332,8m, thủy thủ đoàn 3.200 người (gồm 1.500 lính không quân), tốc độ đạt 30 hải lý/h. Con tàu có khả năng chở theo 90 máy bay các loại, sử dụng máy phóng thủy lực để giúp máy bay cất cánh. Trong tương lai, các tàu sân bay lớp Nimitz dần được thay thế bằng lớp tàu sân bay Gerald R.Ford (CVN-78).
Vị trí tiếp theo thuộc về lớp tàu sân bay phi hạt nhân Admiral Kuznetsov của Hải quân Nga. Đây cũng là chiếc tàu sân bay duy nhất có trong biên chế Hải quân Nga. Con tàu có chiều dài 305m, lượng giãn nước toàn tải khoảng 58.500-67.500 tấn, trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ 32 hải lý/h, thủy thủ đoàn 1.960 người (trong đó có 626 lính không quân).
Boong phóng máy bay của tàu có diện tích 14.000m2, thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu không dùng máy phóng thủy lực như tàu Mỹ. Kuznetsov có khả năng chở 30-40 máy bay gồm: tiêm kích hạm Su-33 hoặc MiG-29K, Su-25UTG/UBP, trực thăng Ka-27. Đặc biệt, Kuznetsov được vũ trang cực “khủng” gồm: tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit, hệ thống phòng không AK-630, Kashtan, rocket chống ngầm RBU-12000.
Tàu sân bay phi hạt nhân Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc vốn thuộc cùng lớp tàu Admiral Kuznetsov của Hải quân Nga. Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại từ Ukraine với “giá siêu rẻ”, 20 triệu USD và sau đó được cải tạo lại nhà máy Đại Liên, chính thức đưa vào phục vụ tháng 9/2012. Liêu Ninh có lượng giãn nước toàn tải hơn 59.000 tấn, dài 304m.
Không giống như Kuznetsov, sau khi cải tạo Trung Quốc không trang bị vũ khí hạng nặng cho Liêu Ninh nên nó có khả năng chở nhiều máy bay hơn, khoảng 50 chiếc gồm tiêm kích hạm J-15 và trực thăng Z-8, Ka-31. Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 đang được thang máy đưa từ khoang chứa lên boong phóng.
Charles de Gaulle (R91) là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của nước Pháp, lớn nhất khu vực Tây Âu. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 42.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.350 người. Tàu có thể chở được 40 máy bay gồm: tiêm kích hạm Rafale M, Super Esteendard; máy bay cảnh báo sớm E-2C và trực thăng. Đặc biệt, tàu được trang hệ thống máy phóng thủy lực do Mỹ cung cấp, thay vì dùng boong phóng kiểu nhảy cầu.
Video đang HOT
Đứng thứ 5 trong danh sách là tàu sân bay phi hạt nhân São Paulo (A12) của Hải quân Brazil. Đây vốn dĩ là con tàu cũ do Pháp đóng từ những năm 1960 và tới năm 2000 được bán lại cho Brazil sử dụng. Tàu có lượng giãn nước toàn tài 32.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.920 người, trang bị 6 nồi hơi tạo ra công suất 126.000 mã lực khiến São Paulo trở thành một trong những tàu sân bay thông thường mạnh mẽ nhất đang hoạt động, tốc độ đạt 32 hải lý/h.
São Paulo có thể chở tối đa 39 máy bay gồm tiêm kích hạm A-4KU Skyhawk (trong ảnh) và trực thăng vận tải/săn ngầm. Đáng lưu ý, boong phóng tàu cũng sử dụng hệ thống máy phóng thủy lực để hỗ trợ máy bay cất cánh.
Đứng thứ 6 là tàu sân bay phi hạt nhân Cavour (550) – soái hạm của Hải quân Italy. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 30.000 tấn, dài 244m, thủy thủ đoàn 1.292 người, tốc độ tối đa 29 hải lý/h.
Cavour (550) có kích thước boong phóng 232,6×34,5m dùng kiểu boong phóng máy bay nhảy cầu, không có máy phóng thủy lực. Nó có khả năng chở tối đa 20 máy bay gồm 8 tiêm kích hạm cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier và trực thăng săn ngầm/vận tải.
Tàu sân bay phi hạt nhân INS Viraat của Hải quân Ấn Độ đứng thứ 7 trong 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nó được xem là tàu sân bay “cổ nhất” thế giới còn hoạt động khi được đóng tại Anh vào năm 1959 và tới 1986 được bán lại cho Ấn Độ. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn, dài 226,5m, thủy thủ đoàn 1.350 người.
INS Viraat dùng boong phóng kiểu nhảy cầu, có khả năng chở 30 máy bay gồm: tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier (trong ảnh), trực thăng vận tải/săn ngầm.
HMS Illustrious là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Hoàng gia Anh còn hoạt động sau khi 2 tàu “anh em” lần lượt nghỉ hưu vào năm 2005 và 2011. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 22.000 tấn, dài 194m, có thể chở được tiêm kích hạm Sea Harrier (nhưng đã nghỉ hưu) và trực thăng chiến đấu Sea Apache, vận tải CH-47 Chinook và các loại săn ngầm. Trong tương lai gần, con tàu sẽ sớm bị loại biên chế và thay thế bằng lớp tàu Queen Elizabeth vào năm 2016. Giuseppe Garibaldi (551) là chiếc tàu sân bay thứ 2 có Hải quân Italy được đưa vào phục vụ năm 1985. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 13.370 tấn, chở được tối đa 16 tiêm kích AV-8B Harrier hoặc 18 tiêm kích hạm cùng trực thăng vận tải/săn ngầm. Đứng thứ 10 và cũng là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới là chiếc HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan – quốc gia duy nhất có tàu sân bay ở Đông Nam Á. Thái Lan mua chiếc tàu này với ý định ban đầu có phương tiện phục vụ khắc phục hậu quả thảm họa thiên nhiên. Con tàu có lượng giãn nước chỉ 11.486 tấn, thủy thủ đoàn 445 người.
Tàu thiết kế với boong phóng kiểu nhảy cầu, chở được tối đa 16-17 máy bay gồm: 9 tiêm kích hạm AV-8S Matador (đã nghỉ hưu) và trực thăng vận tải/săn ngầm. Hiện nay, do thiếu kinh phí, HTMS Chakri Naruebet hiếm khi hoạt đông trên biển mà chủ yếu nằm tại cảng.
Theo Kiến thức
Brazil: Biểu tình đòi nâng lương biến thành bạo động, cướp giật
Các cuộc biểu tình với hàng ngàn người nhằm kêu gọi nâng lương cho giáo viên tại các thành phố Rio de Janeiro và Sao Paulo của Brazil hôm 7/10 đã biến thành bạo động khi nhiều người ném lửa vào các tòa nhà chính phủ và chống trả lại cảnh sát.
Tại trung tâm Rio, ban đầu 10.000 người đã diễu hành một cách hòa bình, nhưng khi trời tối, một số người đã ném các thiết bị gây cháy vào các tòa nhà chính phủ và đánh trả lại cảnh sát.
Các cuộc biểu tình tương tự ở Sao Paulo cũng đã kết thúc bằng các cuộc đối đầu giữa những người biểu tình và cảnh sát, nhiều ngân hàng bị những người biểu tình đội mũ trùm đầu tấn công.
Ít nhất 20 kẻ đã đập vỡ một cửa Tòa thị chính và nhiều kẻ khác đã đột nhập vào ngân hàng, đập phá máy rút tiền tự động (ATM), lấy đồ gỗ trong ngân hàng ra làm rào chắn với cảnh sát. Một số ngân hàng đã cũng đã bị đốt.
Một vật gây cháy bị ném vào một tòa nhà chính phủ.
Những người biểu tình cũng đã đốt một chiếc xe buýt trên Đại lộ Rio Branco.
Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để trấn áp những người biểu tình.
Các giáo viên ở Brazil đã yêu cầu được tăng lương trong 2 tháng qua. Theo BBC, có khoảng 50.000 người đã tham gia biểu tình, nhưng cảnh sát cho biết chỉ có khoảng 10.000 người.
Các cuộc biểu tình hòa bình bị biến thành bạo động sau khi xuất hiện những kẻ bị mặt.
Chiếc xe buýt bị đốt cháy.
Phạm Khánh
Theo infonet
Chợ Đồng Xuân giữa lòng Luanda Hầu hết người Việt Nam khi đến Angola lập nghiệp đều trải qua những tháng ngày buôn bán ở đoạn phố dài khoảng 800m tại trung tâm thương mại sầm uất São Paulo. Khu thương mại đó, người Việt Nam quen gọi là chợ Đồng Xuân giữa lòng Luanda. Khu phố của người Việt luôn đông đúc người da đen mua sắm. Ảnh:...