Điểm loạt cây cảnh Tết 2016 đắt choáng váng
Năm nay nhiều loại cây cảnh Tết 2016 đã bung hàng có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Trong số các loại cây cảnh Tết 2016 vừa được bung hàng, cây bưởi cảnh ngũ phúc, có gần 100 trái vàng của chủ vườn ở Tây Hồ khá gây sự chú ý. Theo chủ vườn này tiết lộ, cây bưởi sẽ cho thuê với giá 50 triệu đồng dịp Tết Bính thân.
Những quả bưởi trên cây đều tự nhiên, không cấy ghép. Bưởi ngũ phúc tượng trưng cho sự cầu mong may mắn, tiền tài, phúc lộc năm mới.
Vườn phật thủ của gia đình anh Nguyễn Chí Tuân (Hoài Đức, Hà Nội) năm nay có nhiều loại độc lạ. Trong đó, quả phật thủ đặc biệt nhất được khách trả giá 12- 13 triệu đồng song anh không bán. Ảnh: Zing.
Quả phật thủ có đường kính hơn 40 cm màu xanh đậm, các ngón tay dài, múp, sắp xếp đẹp mắt.
Video đang HOT
Tại làng đào Nhật Tân (Hà Nội), một chậu đào cảnh cho thuê chơi Tết với giá 80 triệu đồng. Theo chủ vườn cảnh này, sở dĩ giá thuê cao như vậy là vì dáng đào đẹp. Hơn nữa, do kích thước của cây và chậu cảnh lớn nên phải thuê cẩu để vận chuyển. Chỉ tính riêng phí thuê cẩu đã sấp xỉ cả chục triệu đồng.
Đào thế có đường kính 70cm, gốc và thân cây mốc meo, xù xì. Đây là gốc đào ghép. Theo chủ vườn, dòng đào ghép thường được chuộng thuê hơn là mua đứt bởi thời gian chơi dòng đào này không được lâu.
Những cây mai vàng cổ thụ trên 100 năm tuổi tại làng mai Phước Định (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đang chờ bán. Theo những người làm vườn, giá mai cổ thụ chơi Tết có giá từ 100 triệu đến cả tỷ đồng.
Với những cây mai tuổi thọ dưới 100 năm tuổi sẽ có giá bán thấp hơn, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/cây.
Những cây gồm 7 loại quả, 9 loại quả khác nhau như bưởi, phật thủ, cam… đã được nhà vườn tại Thanh Oai, Hà Nội đã sẵn sàng bung hàng Tết. Theo chủ vườn cây, mỗi loại quả ghép vào cây chủ tùy từng thời điểm khác nhau, vì mỗi loại có một thời gian chín khác nhau, nếu tính toán không đúng loại quả nào chính sớm sẽ bị rụng trước thời điểm chơi tết.
Giá mỗi chậu cảnh ngũ quả, cửu quả dao động từ 12 – 20 triệu đồng.
Theo_Kiến Thức
Yêu cầu siêu thị mở cửa mồng 1 Tết: 'Không thể bắt buộc!'
'Nếu như xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cần phải có, phục vụ 24/24, kể cả ngày lễ tết nhưng siêu thị thì có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao'.
Ảnh minh họa.
Mới đây, tại buổi họp với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 9/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố sẽ yêu cầu các trung tâm thương mại, siêu thị cũng sẽ bán hàng muộn trong đêm Giao thừa và mở cửa sớm vào sáng mùng 1 Tết.
Sau khi yêu cầu trên của Chủ tịch Thành phố đưa ra, đã có nhiều ý kiến quan điểm trái chiều. Một số đồng tình ủng hộ, nhưng không ít ý kiến cho rằng mục tiêu đưa ra nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân là đúng, tuy nhiên không thể "bắt buộc".
"Nếu như xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cần phải có, phục vụ 24/24, kể cả ngày lễ tết nhưng siêu thị thì có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao.
Người tiêu dùng thấy siêu thị mở cả 30, mùng Một thì thích nhưng nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, tốn kém thì không nên", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nêu quan điểm.
Ônh Long cho rằng, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp mở cửa thông Tết chứ không nên đưa ra chỉ thị hay áp dụng mệnh lệnh hành chính.
"Trên thực tế, có nhiều khi phải dùng các biện pháp hành chính trong nền kinh tế thị trường nhưng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ. Cũng cần phải tuân thủ theo xu thế chung, không chỉ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng mà cần đảm bảo quyền lợi của cả người kinh doanh nữa".
Trong khi đó, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Giám đốc Công ty Luật quốc tế Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, vấn đề này hoàn toàn không thể áp đặt hay bắt buộc.
Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, yêu cầu của Chủ tịch Thành phố là muốn phục vụ tốt hơn cho nhân dân ngày Tết cổ truyền.
"Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh. Pháp luật cũng không có quy định doanh nghiệp phải hoạt động trong những thời điểm đêm 30 và mùng 1 Tết Nguyên đán hay bất cứ ngày nào trong năm.
Chưa kể ngày Tết, người lao động họ được phép nghỉ. Lấy ai bán, nếu họ đi làm thì phải trả lương cao. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Tính ra mở mồng 1 rất nhiều chi phí mà hiệu quả lại không cao, bán được ít hàng. Nhà nhà đi du lịch, đi chơi Tết, về quê, lấy ai mua hàng. Lỗ vốn ai chịu?".
Luật sư cũng cho biết, theo nghị định 167/2010 quy định không được tổ chức hoạt động kinh doanh từ 22h00 đến 6h00 sáng. Nếu bắt siêu thị, trung tâm thương mại mở cửa muộn trong đêm Giao thừa và mở cửa sớm vào sáng mùng 1 là không đúng với quy định.
Nói về vấn đề này, lãnh đạo một siêu thị tại Hà Nội chia sẻ, người dân Việt Nam có thói quen mua sắm để trữ ngày Tết từ những vật dụng nhỏ nhất cho đến các loại thức ăn, thức uống. Họ muốn những ngày này để đi lễ, đi du lịch, thăm người thân bạn bè...
"Do vậy, có mở cửa thông tới mồng Một thì sẽ vẫn vắng hoe thôi. Tết năm nào đường Hà Nội cũng lác đác vài người, lấy ai mua hàng. Trong khi đó, chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động những ngày này không nhỏ.
Chưa kể tâm lý người lao động, ai cũng háo hức ở bên gia đình ngày này. Chẳng ai muốn đi làm cả. Họ không đi, chúng tôi cũng không ép được.
Tôi mong rằng, việc yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại mở cửa thông đến mồng Một chỉ là một sự khuyến khích. Các doanh nghiệp tuỳ vào khả năng và cách thức kinh doanh riêng để lựa chọn", vị này chia sẻ.
Theo Bizlive
Độc đáo đào lũa cổ hình dáng lạ chơi Tết Những gốc đào lũa cổ có tuổi thọ thấp nhất là vài chục năm, hình dáng lạ được chủ nhân cho thuê chứ không bán. Tuy nhiên, nhiều cây lác đác nở hoa. Những gốc đào lũa cổ có tuổi thọ thấp nhất là vài chục năm, hình dáng lạ được chủ nhân cho thuê chứ không bán. Chỉ còn khoảng gần 1...