Điểm lại những vụ đào tẩu từ Triều Tiên sang Hàn Quốc
Triều Tiên là đất nước bí ẩn nhất thế giới, ta thường nhớ tới phóng tên lửa, đầu đạn hạt nhân và các cuộc diễu hành quân sự khổng lồ khi nhắc tới Triều Tiên, ngoài việc luôn sống trong tình trạng chiến tranh thì còn có những “cấm đoán” khó hiểu đối với người dân Triều Tiên khiến nhiều người bất mãn.
Không được xem kênh truyền hình Hàn Quốc, không được đọc tạp chí phương Tây, không được đi du lịch nước ngoài… Là những điều mà bất kì ai vi phạm đều sẽ bị cho là phạm pháp. Tính tới nay đã có hơn 30.000 người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc.
13 nhân viên nhà hàng Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon Hee ngày 8-4-2016 cho biết họ gồm một nam và 12 nữ, hiện đang ở Seoul.
Nơi ở 13 người này được giữ kín, tên nhà hàng cũng không được tiết lộ để đảm bảo an toàn cho họ cũng như những người còn ở Triều Tiên.
13 nhân viên nhà hàng Triều Tiên từng làm việc tại Trung Quốc trước khi đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2016. Ảnh: Atimes
Trước đây từng có vụ nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở nước ngoài trốn sang Hàn Quốc, nhưng đây là vụ đào thoát hàng loạt đầu tiên của những người làm chung nhà hàng, theo BBC.
Binh sĩ Triều Tiên phạm tội rồi đào tẩu sang Hàn Quốc
Video đang HOT
Nhật báo Dong-A Ilbo của Hàn Quốc dẫn nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho hay quân nhân Triều Tiên Oh Chung-sung, 24 tuổi, khai với các điều tra viên của Seoul rằng anh đã phạm tội giết người ở quê nhà trước khi đào tẩu sang Hàn Quốc.
Binh sĩ đứng canh gác ở Khu vực phi quân sự DMZ. Ảnh: Yonhap
Hồi tháng 12-2017, nguồn tin chưa được xác nhận từ báo Chosun Ilbocho biết, anh Oh đã đào tẩu vì anh có liên quan tới vụ tai nạn đâm chết người và nỗi sợ hãi bị trừng phạt là nguyên nhân khiến anh quyết định bỏ trốn.
Tháng 11 năm 2016, anh Oh đã thực hiện cuộc đào thoát “nghẹt thở” băng qua khu vực phi quân sự (DMZ). Binh sĩ Triều Tiên được cho là đã khai hỏa nhằm vào người chạy trốn, Anh Oh bị thương ở lưng, vai, và đùi. Sau khi trốn thành công qua Hàn Quốc, Seoul đã đưa anh Oh tới bệnh viện chạy chữa.
Một thiếu tá Triều Tiên cùng một người nữa đào tẩu sang Hàn Quốc
Theo Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, sáng 19-5-2018 quân đội Hàn Quốc phát hiện một chiếc thuyền nhỏ chở hai người trên biển Hoàng Hải, ở khu vực phía bắc đảo Baengnyeong gần đường biên giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Hai người này khai nhận ý định đào tẩu sang Hàn Quốc.
Các binh sĩ Triều Tiên. Ảnh: SKY NEWS
Hãng tin Yonhap nói trong 2 người Triều Tiên đào tẩu có một người dân và một quân nhân. Đài truyền hình YTN của Hàn Quốc lại nói quân nhân đó còn là một sĩ quan quân đội, đồng thời khẳng định đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ có một sĩ quan quân đội Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc (lần trước là năm 2008).
Thông tin về cấp bậc của người quân nhân đã được Hãng tin AFP xác nhận một lần nữa, cho biết đó là một thiếu tá trong lực lượng quân đội Triều Tiên.
Theo ANTD
Triều Tiên thừa nhận đang hứng chịu hạn hán kỷ lục 40 năm
Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết nước này đang hứng chịu hạn hán kỷ lục trong gần 4 thập kỷ, cùng lúc Liên Hợp Quốc cảnh báo nạn đói có thể đang hoành hành.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên ( KCNA) hôm 15/5 cho biết lượng mưa trên toàn Triều Tiên từ tháng 1 tới đầu tháng 5 chỉ đạt 54,4 mm, thấp nhất kể từ năm 1982. KCNA gọi tình trạng khô hạn kéo dài nhiều tháng qua là "đợt hạn hán tột độ" tồi tệ nhất trong 37 năm qua.
Triều Tiên từ lâu gặp khó khăn trong phát triển nông nghiệp do không thể tiếp cận các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, vì thế không thể đảm bảo an ninh lương thực. Hạn hán kéo dài càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt thực phẩm tại Triều Tiên, theo đánh giá của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc.
Trẻ em tại một trường mẫu giáo ở Triều Tiên nhận trợ giúp của WFP năm 2018. Ảnh: Liên Hợp Quốc.
Tháng trước, WFP và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra báo cáo chung, cho biết sản lượng hoa màu của Triều Tiên trong năm 2018 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Báo cáo của 2 cơ quan này nhận định khoảng 10 triệu người Triều Tiên, tương đương 40% dân số, đang trong tình trạng cần cứu trợ khẩn cấp về lương thực.
"Tình trạng này có thể còn tồi tệ hơn nữa trong mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9, nếu các hoạt động hỗ trợ nhân đạo thích hợp không được tiến hành", AFP tríchdẫn báo cáo của WFP và FAO.
Trong khi đó, Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế nhận định hạn hán có thể làm trầm trọng thêm tình trạng "thiếu đói, suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe" cho hàng nghìn trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú tại Triều Tiên.
"Thậm chí trước khi có hạn hán, 20% trẻ dưới 5 tuổi mắc chứng lờ đờ vì suy dinh dưỡng. Chúng tôi lo ngại những đứa trẻ sẽ không thể chống chọi được khi tình hình tồi tệ hơn", Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế đánh giá.
Một nhà trẻ ở Triều Tiên. Ảnh: Getty.
Hôm 14/5, một quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết việc gửi lương thực cứu trợ tới Triều Tiên trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 là "hết sức cần thiết". Trong năm 2017, Seoul cũng đã lên kế hoạch viện trợ lương thực trị giá 4,5 triệu USD cho Bình Nhưỡng, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ do các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
Trước đó, văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ kế hoạch của Seoul nhằm viện trợ nhân đạo lương thực, thực phẩm cho người dân Triều Tiên.
Theo Zing
Hàn Quốc : Văn phòng liên lạc liên Triều hoạt động đều đặn Một quan chức Hàn Quốc ngày 28/3 cho biết, văn phòng liên lạc liên Triều ở Triều Tiên đang hoạt động bình thường, với việc các quan chức hai nước gặp nhau đều đặn 2 lần một ngày Văn phòng liên lạc chung liên Triều tại Kaesong. (Nguồn: Yonhap) Theo Yonhap, một quan chức Hàn Quốc ngày 28/3 cho biết, văn phòng liên...