Điểm lại những vụ bác sĩ bị đánh đổ máu
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra nhiều vụ việc người nhà bệnh nhân đuổi đánh, xúc phạm y, bác sĩ vì cho rằng do sự tắc trách của họ dẫn đến thiệt hại cho người bệnh.
Bệnh nhân sốc thuốc chết, người nhà đánh bác sỹ
Vụ việc mới nhất xảy ra tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, trưa ngày 12/8, bệnh nhân Hồng, 75 tuổi, bị ngừng tuần hoàn sau khi được các y bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh. Chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ, nhân viên y tế đưa bệnh nhân lên Khoa Hồi sức tích cực để cấp cứu nhưng ông Hồng tử vong tại đây.
Nhận được tin người nhà bị chết bất thường, người thân bệnh nhân Hồng bao vây các y, bác sĩ tại đây rồi lao vào hành hung, đập phá máy móc và kính cửa phòng điều trị tích cực.
Khoa Hồi sức tích cực, nơi xẩy ra vụ đập phá tài sản bệnh viện, đánh trọng thương y bác sĩ trưa ngày 12/8
Hậu quả vụ ẩu đả trên đã khiến bác sĩ Mai Văn Lục, Trưởng Khoa Hồi cức tích cực, bị rách ở vùng mắt phải khâu 2 mũi; 3 y, bác sĩ khác bị thương. Nhận tin báo của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, Công an TP Hà Tĩnh điều hàng chục cán bộ, chiến sỹ xuống hiện trường.
Bác sĩ bị người nhà bệnh nhân đánh gãy tay
Sự việc xảy ra đêm ngày 20/6, khi kíp trực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận anh Lê Đặng Vũ, 22 tuổi, bị tai nạn giao thông.
Khi đang cấp cứu một thanh niên bị tai nạn, hai y, bác sĩ đã bị người nhà của bệnh nhân dùng ghế đánh trọng thương. Trước khi ra tay, người này lớn tiếng yêu cầu bác sĩ phải “chữa trị tốt” cho nạn nhân. Hai người bị hành hung là y sĩ điều dưỡng Nguyễn Thành Chung và bác sĩ Đào Nguyên Thiển.
Theo y sĩ Chung, khi đang tiếp nhận và sơ cứu cho bệnh nhân anh thấy một thanh niên (tự xưng là người nhà nạn nhân) xông vào phòng tiểu phẫu và yêu cầu bác sĩ phải chữa trị “tốt” cho người nhà.
Khi bị đề nghị ra khỏi phòng, anh ta chửi thề và gọi thêm 2 người nữa xông vào đánh bác sĩ Đào Nguyên Thiển (trưởng kíp trực). Anh Chung can ngăn liền bị nhóm thanh niên này dùng ghế đánh gãy tay.
Video đang HOT
Bác sĩ bị đánh đập và buộc thôi việc
Theo lời kể của nạn nhân là ông Phan Văn Riệu- Trưởng Trạm y tế xã Điền Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, ngày 29/4/2013, khi ông đang trực ở trạm y tế thì nhận được lời mời của bạn đi dự tiệc cách trạm không xa.
Vì nể bạn, ông có sang dự và uống một vài ly bia, sau đó quay về trạm ngay. Về đến trạm, khi đang đi tìm y sĩ Nguyện thì bất ngờ từ phòng điều trị bệnh B có người lao ra đánh ông. Ông bị đánh vào mặt liên tục tối tăm cả mặt mày, đến mức máu mũi, máu mồm tuôn trào mà không kịp nhận diện ai là người đánh mình và chuyện gì đang xảy ra. Sau đó ông còn bị vu khống là cầm dao đuổi đánh người nhà bệnh nhân.
Giấy chứng nhận thương tích của ông Phan Văn Riệu- Trưởng Trạm y tế xã Điền Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Ông Riệu cho biết thêm, quá trình ông làm việc ở Trạm y tế xã Điền Hy, ông cũng đã từng bị một số cá nhân gây rối, nhục mạ rằng ông bị điên, nhằm gây ảnh hưởng xấu đến công tác khám chữa bệnh của ông. Ông cũng đã nhiều lần đề nghị Đảng ủy, UBND xã giải quyết song vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Chưa hết, sau trận đòn bầm dập, bác sĩ Riệu còn nhận thêm quyết định đình chỉ công tác vào ngày 3/5, do Giám đốc Trung tâm y tế huyện Châu Thành Ngô Văn Tỷ ký mà không có một cuộc họp nào để đưa ra kiểm điểm hoặc phê bình giữa tập thể.
Đuổi đánh vì bác sĩ lơ là để bệnh nhân từ vong
Sự việc xảy ra ngày 23/5/2011, theo đó, ông Lê Minh Đức (67 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) bị mệt nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu cấp cứu. Tuy nhiên, đến khoảng 12h trưa cùng ngày thì ông Đức tử vong. Cho rằng các y, bác sĩ đã lơ là, tắc trách trong việc này nên người nhà của ông Đức rất bức xúc đã chửi bới, đuổi đánh các y, bác sĩ trong kíp trực.
Theo người nhà ông Đức, khi đưa ông Đức vào bệnh viện, các bác sĩ trực không cho ông vào phòng Khoa cấp cứu mà chuyển sang một khoa khác là Khoa nội tim mạch. Tuy nhiên, khoa này cũng không cho bệnh nhân vào phòng mà cho nằm dưới đất ở ngoài hành lang.
Ngay sau vụ việc, Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các phòng, ban của Sở tiến hành xác minh làm rõ trách nhiệm của các y, bác sĩ trong vụ việc này.
Theo Kiến thức
Táo tợn giữa trung tâm TP.HCM: Đụng xe là... cướp
Những vụ dàn cảnh đụng xe để cướp ngay giữa trung tâm TP.HCM liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây khiến người đi đường hết sức hoang mang, lo lắng.
3 lần bị "đụng xe"
Tiếp xúc với PV sáng 6.8, bà N.T.H (ngụ Q.3, kinh doanh bất động sản) tỏ thái độ bức xúc: "Riêng tôi bị móc túi, cướp giật hơn 10 lần. Trong đó tôi phát hiện có 3 lần là bọn chúng dàn cảnh đụng xe".
Bà H. kể, một lần vào khoảng 15 giờ ngày 28.7, con gái chở bà đi xe SH trên đường Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh), khi đến trước Bến xe Miền Đông thì bị 2 người đi xe gắn máy chạy phía sau tông tới. Cùng lúc đó, 1 xe gắn máy khác dừng đột ngột trước mặt rồi cả nhóm người nhảy xuống quát tháo ầm ĩ: "Bà đi xe sao kỳ vậy". Bất ngờ vì chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì bà H. đã bị chúng móc túi lấy điện thoại iPhone 4S. "Khi tôi kịp tri hô thì chúng đã chạy mất dạng. Nhiều người trên xe buýt cũng la lên cho người đi đường biết đó là dàn cảnh móc túi chứ không phải va quệt xe gì nhưng chẳng có ai đuổi theo bắt chúng", bà H. bức xúc. Theo bà H., lần khác ở vòng xoay ngã sáu trên địa bàn Q.3 bà cũng bất ngờ bị đụng xe từ phía sau, bị cự cãi rồi cũng bị chúng móc túi cướp mất 6 triệu đồng. Chỉ có một lần ở giao lộ Tôn Thất Tùng - Bùi Thị Xuân (Q.1), chúng cũng đụng xe rồi giật túi xách nhưng bà nhanh tay giữ lại được.
Tương tự, ông L.Đ.M (ngụ Q.3, chủ một tiệm vàng) cũng bị một nhóm người dàn cảnh đụng xe rồi lấy mất 10.000 USD. Ông kể, lúc đó khoảng 12 giờ trưa, ông đi xe gắn máy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, khi đến đầu đường Nguyễn Thiện Thuật giảm tốc độ để quẹo phải thì bất ngờ có một xe gắn máy từ phía sau vượt lên cúp trước đầu xe của ông khiến ông phải thắng gấp. Lúc đó, một xe gắn máy khác chạy sau cũng "thắng gấp" rồi tông vào xe ông. Theo phản xạ tự nhiên, ông M. quay lại thì 4 người đi trên 2 xe gắn máy áp sát hai bên móc lấy cọc tiền 10.000 USD của ông M. bên túi phải.
"Biết bị móc túi nhưng bọn chúng làm nhanh quá đến nỗi không phản ứng kịp. Chỉ trong vòng vài giây là chúng đã móc được tiền trong túi của tôi. Lúc đó tôi cũng đuổi theo, cũng tri hô nhưng người đi đường chẳng có ai giúp", ông M. than phiền.
Thành "bake" (giữa) và băng nhóm vừa bị Cảnh sát hình sự đặc nhiệm tóm gọn - Ảnh: C.T.V
Tội phạm chuyên nghiệp
Mới đây, Công an Q.Tân Bình đã triệt phá một băng chuyên dàn cảnh đụng xe trộm tiền, bắt giữ 3 người. Trinh sát đã theo dõi chúng từ đường Lê Văn Sỹ (P.2, Q.Tân Bình) sang đến P.12, Q.10 mới bắt được. Sau đó, Công an Q.3 cũng phá được một băng.
Trao đổi với PV, một cán bộ Công an TP.HCM xác nhận thực tế loại tội phạm này đã xuất hiện từ nhiều năm qua. Hầu hết bọn chúng đều chuyên nghiệp, có nhiều tiền án tiền sự. Chúng chia ra nhiều nhánh, nhánh này hoạt động ở Q.2, nhánh kia hành nghề ở Q.Tân Bình, Bình Tân, Thủ Đức... và không loại trừ khả năng bọn chúng có một số người có nhiệm vụ làm "tổng điều hành".
Ông nhìn nhận, loại tội phạm này dễ dàng phát triển bởi vì cách thức hoạt động của chúng rất khó phát hiện, khó bắt giữ được trọn ổ. Thêm vào đó, hình thức này mỗi lần "ăn hàng" được nhiều tiền hơn so với cướp giật, nhưng nếu bị bắt thì ở tù cũng ít hơn vì tội trộm cắp tài sản theo luật hiện hành mức hình phạt thấp hơn so với cướp, cướp giật.
"Loại tội phạm này khi gây án thường không manh động, không dùng vũ lực như các băng cướp, cướp giật tài sản nhưng cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Thực tế, từ nhiều năm nay, công an thành phố cũng đã lên kế hoạch, lập chuyên án triệt phá nhiều băng nhóm quy mô lớn, như Công an Q.Bình Thạnh phá được một băng nhóm bắt giữ cả chục đối tượng; đầu tháng 7.2013 Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm cũng triệt phá băng nhóm Thành "bake", bắt giữ 9 người...", một cán bộ PC45 - Công an TP.HCM cho biết.
Vị này cũng khẳng định, với phản ánh của người dân, PC45 sẽ tiếp tục chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với công an quận, huyện lên kế hoạch triệt phá các băng nhóm còn lại. "Để hỗ trợ công an, người dân khi bị nạn cần đến trình báo công an phường nơi xảy ra vụ việc; cung cấp đặc điểm nhận dạng, phương tiện... của đối tượng gây án nhằm phục vụ công tác điều tra", vị này đề nghị.
Tang vật thu giữ được
Đặt biển báo cho người đi đường cảnh giác
Thời gian gần đây, tại giao lộ Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ (P.2, Q.6, TP.HCM) đã liên tục xảy ra nhiều vụ dàn cảnh đụng xe móc túi. Một người hành nghề xe ôm ở gần khu vực này cho biết: Bọn chúng thường đi từ 4 đến 8 người, có cả phụ nữ. Khi đèn xanh vừa bật lên thì 2 người đi phía trước bất ngờ rẽ trái để "con mồi" đụng vào. Sau đó, hai xe phía sau cặp hai bên hông nạn nhân để móc túi. Công an phường nhiều lần mai phục truy bắt nhưng vì bọn chúng ra tay rất nhanh và vào lúc đông người nên gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, Công an P.2, Q.6 đã cho dựng biển cảnh báo ngay đèn xanh đèn đỏ khu vực bọn chúng thường hoạt động để nhắc nhở người dân cảnh giác (ảnh).
Kinh nghiệm đối phó
Một cán bộ PC45 (Công an TP.HCM) khuyến cáo: "Người dân không nên dùng xe gắn máy vận chuyển số tiền lớn, tài sản có giá trị. Khi bị va quệt xe, phải hết sức bình tĩnh, giữ tài sản của mình; đừng chú ý đến chuyện khác... Bọn chúng cố tình dàn cảnh đụng xe nhưng làm sao để nạn nhân không bị té ngã. Vì nạn nhân bị té ngã thì bọn chúng khó mà móc túi lấy tiền được. Thủ đoạn gây án, chúng thường cho xe tông từ phía sau xe của "con mồi", theo phản xạ nạn nhân quay lại; sau đó cự cãi đánh lạc hướng sự chú ý của nạn nhân và thừa cơ hội móc lấy tiền. Người dân khi dừng xe chờ đèn xanh, đèn đỏ hoặc đến giao lộ quẹo cua; đó là cơ hội cho chúng ra tay. Thời điểm chúng gây án thường là ban ngày từ sáng sớm đến 15 giờ".
Từng là nạn nhân của bọn "đụng xe" này, ông T.V.H (ngụ Q.Bình Thạnh, chủ một doanh nghiệp), chia sẻ: "Tôi vào ngân hàng trên đường Điện Biên Phủ rút 50 triệu đồng để trong túi quần đi trả tiền hàng. Khi đến gần vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) thì bị một nhóm người đi 5-6 xe gắn máy vây quanh. Biết gặp phải tụi dàn cảnh đụng xe nên tôi bỏ xe nhảy ra ngoài la cướp, cướp... Lúc đó bọn chúng mới lặng lẽ rút đi".
Ông N.V.T (ngụ Q.1, kinh doanh địa ốc) cũng kể, trưa 5.8 ông bị 5 xe gắn máy vây quanh kín mít trên đường Huyền Trân Công Chúa. "Nhờ lúc đó tôi bình tĩnh vứt xe, ôm túi tiền chạy bộ kêu cứu chứ nếu không cũng bị chúng cướp mất rồi. Cho nên khi gặp nạn cần nhất là bình tĩnh bỏ xe giữ tiền. Chứ nếu 2 tay cầm lái, không phản ứng được sẽ bị chúng móc lấy mất", ông T. rút ra kinh nghiệm.
Theo Thanh Niên
Mại dâm Đồ Sơn-Quất Lâm nhận 'bố nuôi': Nhất cử đại tiện! Thời gian gần đây, ở một số nước châu Á đang bùng nổ xu hướng các cô gái trẻ xinh đẹp trở thành "con gái nuôi" của những ông chủ giàu có và được chu cấp từ A đến Z. Bùng nổ xu hướng nhận "bố nuôi" Đối tượng khách hàng của "sugar baby" (con gái nuôi) dĩ nhiên là các "sugar daddy"...