Điểm lại những vấn đề chính trong bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu về nhiều vấn đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) ngày 17/6 mà Điện Kremlin mô tả là bài phát biểu “cực kỳ quan trọng”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg (SPIEF) 2022 ở Saint Petersburg ngày 17/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, Tổng thống Putin phát biểu trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang diễn ra, gây tác động tới toàn thế giới.
Các biện pháp trừng phạt Nga
Theo Tổng thống Putin, khi Mỹ và các đồng minh phát động chiến dịch “xóa bỏ” Nga do cuộc xung đột ở Ukraine, họ hy vọng sẽ làm sụp đổ và phá hoại nền kinh tế, xã hội Nga. Thay vào đó, các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến những người tạo ra chúng, làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế và xã hội, làm tăng chi phí thực phẩm, điện và nhiên liệu, đồng thời làm tổn hại đến chất lượng cuộc sống ở phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu.
Tổng thống Putin nói: “Liên minh châu Âu đã hoàn toàn mất chủ quyền chính trị của mình và giới tinh hoa quan liêu đang hùa theo người khác, chấp nhận bất cứ điều gì họ được bảo từ phía trên, gây tổn hại cho người dân và nền kinh tế của chính họ”.
Ông nói thêm rằng các công dân EU sẽ phải trả giá cho những quyết định không dựa trên thực tế và trái với lẽ thường, vì thiệt hại trực tiếp từ các lệnh trừng phạt có thể vượt quá 400 tỷ USD trong một năm.
Giá năng lượng và lạm phát
Video đang HOT
Tổng thống Nga nói rằng việc phương Tây đổi lỗi cho Nga gây tăng giá năng lượng và lạm phát ở phương Tây là điều “ngớ ngẩn” và “chỉ dành cho những người không biết đọc hay viết”. Ông Putin nói: “Đừng đổ lỗi cho chúng tôi, hãy tự trách bản thân”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, do EU tin tưởng một cách mù quáng vào các nguồn năng lượng tái tạo và từ bỏ các hợp đồng khí đốt tự nhiên dài hạn với Nga nên khiến giá năng lượng tăng vọt vào năm ngoái. Trong khi đó, cả Mỹ và EU đều giải quyết đại dịch COVID-19 bằng cách in hàng nghìn tỷ USD và euro.
Tầng lớp tinh hoa phương Tây
Ông Putin nói rằng các chính sách do các nhà lãnh đạo EU và Mỹ thực hiện đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và chia rẽ trong xã hội, không chỉ về mặt phúc lợi mà còn về giá trị và định hướng của các nhóm khác nhau.
Ông Putin cho rằng điều này chắn sẽ dẫn đến gia tăng chủ nghĩa dân túy và phát triển các phong trào cấp tiến, dẫn đến những thay đổi lớn về kinh tế và xã hội, dẫn đến suy thoái và trong tương lai gần, dẫn đến thay đổi trong giới tinh hoa.
Nguy cơ nạn đói toàn cầu
Tổng thống Putin chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và EU – đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu phân bón và ngũ cốc – là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng. Ông nói: “Nếu có nạn đói xảy ra ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, điều này sẽ hoàn toàn là do chính quyền Mỹ và châu Âu”.
Theo ông Putin, rắc rối về nguồn cung cấp lương thực đã nảy sinh trong vài năm qua – chứ không phải vài tháng – do hành động của những người quen giải quyết vấn đề của mình mà gây hại cho người khác,bóp méo dòng chảy thương mại bằng cách in tiền.
Ông nói Nga đã sẵn sàng gửi thực phẩm tới châu Phi và Trung Đông, nơi có nguy cơ đói kém nghiêm trọng nhất, nhưng phải đối mặt với những trở ngại về hậu cần, tài chính, vận tải do phương Tây áp đặt.
Phát triển kinh tế
Theo ông Putin, trong thế kỷ 21, chủ quyền không thể là một phần. Tất cả các yếu tố của chủ quyền đều quan trọng như nhau và bổ sung cho nhau và nền kinh tế là một trong số đó. Có năm nguyên tắc chính mà Nga sẽ tuân theo trong phát triển kinh tế: cởi mở, tự do, công bằng xã hội, cơ sở hạ tầng và chủ quyền công nghệ.
Ông Putin khẳng định Nga sẽ không bao giờ đi theo con đường tự cô lập và chuyên quyền, mà sẽ mở rộng tương tác với bất kỳ ai muốn giao dịch, đồng thời cho biết thêm rằng có rất nhiều quốc gia như vậy. Nga cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tìm cách giảm bất bình đẳng xã hội và đảm bảo các công nghệ chủ chốt của nước này không phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.
Phát biểu mới nhất của Tổng thống Putin về việc phương Tây đổ lỗi cho Nga
Theo ông Putin, Liên minh châu Âu (EU) đã đi theo con đường dẫn tới chủ nghĩa cấp tiến và sự biến đổi của giới tinh hoa, tình trạng lạm phát và bất bình đẳng gia tăng. Nga cũng không phải là nguyên nhân của khủng hoảng lương thực trên thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu tạiDiễn đàn Kinh tế Saint Petersburg. Ảnh: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg 2022 (SPIEF 2022).
Bài phát biểu đề cập nhiều thách thức quan trọng đối với nước Nga và nền kinh tế thế giới, trong đó nhà lãnh đạo nhấn mạnh Nga phải bảo vệ chủ quyền chính trị và độc lập kinh tế của mình.
Mở đầu bài phát biểu dài hơn hai tiếng và bị gián đoạn với những tràng pháo tay của các đại biểu, Tổng thống Putin đã đề cập tác động của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga. Ông nhận xét tốc độ và khối lượng của các lệnh trừng phạt chống lại Moskva chưa từng có tiền lệ và phần nhiều được thực hiện một cách vội vàng. Do đó, cuộc chiến trừng phạt "chớp nhoáng" đã không thành công, những dự đoán u ám về nền kinh tế Nga đã không trở thành hiện thực, những nỗ lực cô lập và loại bỏ Nga cũng không mang lại kết quả. Tổng thống Putin cũng lưu ý tới cuộc chiến tranh thông tin của phương Tây. Ông tin rằng những thay đổi hỗn loạn sẽ có thể tiếp diễn và mọi thứ khó trở lại bình thường như trước đây.
Đề cập tới Liên minh châu Âu (EU), nhà lãnh đạo Nga cho rằng khối này đã mất đi "chủ quyền chính trị" của mình. Theo ông, EU đã đi theo con đường dẫn tới chủ nghĩa cấp tiến và sự biến đổi của giới tinh hoa, tình trạng lạm phát và bất bình đẳng gia tăng. Tổng thống Putin cũng chỉ trích phương Tây vì đã đổ lỗi cho cá nhân ông gây ra khó khăn kinh tế và nhấn mạnh hành động của Nga ở Ukraine không liên quan tới tình trạng lạm phát cao ở các nước phát triển.
Tổng thống Nga cho biết các chính trị gia châu Âu đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của họ khi thực hiện các biện pháp trừng phạt. Các nước Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự đặc biệt nào, nhưng lạm phát của họ ở mức cao, trong đó tại một số nước lạm phát đã vượt quá 20%. Ngoài ra, những thiệt hại trực tiếp có thể tính được của EU do áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga sẽ lên tới 400 tỷ USD.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng lãi suất cao trong nước cho phép người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận các lệnh trừng phạt làm gia tăng lạm phát và chính quyền đã nỗ lực hết sức để kìm chế, nhưng vẫn còn ở mức cao. Tổng thống Putin đề xuất giảm tỷ lệ vay thế chấp ưu đãi xuống còn 7% và kéo dài cho đến cuối năm nay sau khi cắt giảm lãi suất. Ông cũng chỉ đạo chính phủ từ bỏ các kế hoạch thanh, kiểm tra không cần thiết, không thực hiện các bước đi cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, ông cũng đưa ra lời khuyên với các doanh nhân nên đầu tư vào các dự án trong nước. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng thành công thực sự và lâu dài chỉ đến khi doanh nghiệp gắn kết tương lai của mình với tương lai của quê hương đất nước. Ông cho biết nhà nước sẽ tuân thủ nguyên tắc tự do kinh doanh, coi đây là nền tảng phát triển lâu dài của đất nước, nhưng cũng chỉ ra thực tế là những người gắn kết tương lai của họ với phương Tây đã mất hàng tỷ USD.
Tổng thống Putin khẳng định cuộc tấn công kinh tế chống lại nước này không có cơ hội thành công, vũ khí trừng phạt là con dao hai lưỡi và rằng Nga sẽ đương đầu với bất kỳ thách thức nào, toàn bộ lịch sử hàng nghìn năm của nước này đã nói lên điều này. Trong bối cảnh phải đối phó với các biện pháp trừng phạt chưa từng có, ngân sách của LB Nga vào năm 2022 vẫn sẽ có được khoản thặng dư 3.000 tỷ ruble.
Về cuộc khủng hoảng lương thực, Tổng thống Putin cho rằng nước này không phải là bên gây ra tình trạng tăng giá trên thị trường ngũ cốc toàn cầu, nhưng cáo buộc một số quốc gia đẩy giá lương thực lên bằng cách in tiền và "vơ vét" lương thực trên thị trường toàn cầu. Ông khẳng định Nga không can thiệp nguồn cung cấp lương thực từ Ukraine, nhưng cho rằng việc xuất khẩu ngũ cốc của quốc gia này có thể là một phần của khoản thanh toán cho việc cung cấp vũ khí. Lãnh đạo Nga nhận định sự thiếu hụt phân bón trên thị trường sẽ dẫn đến sản lượng thấp hơn và điều này có nguy cơ khiến cây trồng "bị chết đói". Từ giữa năm 2021 đến tháng 2/2022, giá phân bón toàn cầu đã tăng 70% và không có điều kiện tiên quyết để giảm giá. Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với cộng đồng thế giới là tăng cường cung cấp thực phẩm cho thị trường và Nga có khả năng làm được việc này.
Theo Tổng thống Putin, các biện pháp trừng phạt của phương Tây được xây dựng dựa trên thực tế là họ không coi Nga là một quốc gia có chủ quyền. Do đó, Moskva phải đứng lên bảo vệ chủ quyền chính trị và độc lập kinh tế, bảo vệ quyền phát triển tự do và an ninh của mình, chống lại những giá trị giả và sự suy thoái. Nhà lãnh đạo khẳng định các thử thách hiện tại không làm thay đổi các kế hoạch chiến lược đối với sự phát triển của LB Nga, nhưng Moskva sẽ thực hiện các điều chỉnh linh hoạt.
Ông nhấn mạnh nền kinh tế Nga sẽ dựa trên sự cởi mở trong quá trình phát triển, sẽ không bao giờ đi theo con đường tự cô lập và sẽ mở rộng hợp tác với những nước muốn cùng làm việc. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cũng lưu ý rằng, bất cứ đối tác nào muốn tiếp tục làm việc với Nga đều phải chịu áp lực.
Kết luận bài phát biểu, nhà lãnh đạo Nga khẳng định đất nước đang bước vào kỷ nguyên có chủ quyền mới và sẽ tận dụng mọi cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn nữa.
Tổng thống Putin ước tính EU thiệt hại 400 tỷ USD/năm vì trừng phạt Nga Ngày 17/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) rằng các biện pháp trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm kinh tế của khối này. Tổng thống Putin phát biểu tại SPIEF. Ảnh: RT Theo đài RT, ông...