Điểm lại những ông bố, bà mẹ ấn tượng của Giọng Hát Việt Nhí 2013
Mùa hè này, khi các show truyền hình thực tế về ca hát đang ngập tràn trên tất cả các kênh giải trí, thì Giọng Hát Việt Nhí – chương trình âm nhạc chất lượng hàng đầu dành cho thiếu nhi đã rục rịch trở lại đầy khác biệt và ấn tượng.
Chắc hẳn, khán giả chưa thể quên hình ảnh Quang Anh, Phương Mỹ Chi, Ngọc Duy, Vũ Song Vũ, Võ Thị Thu Hà… những cái tên đầy quen thuộc trong GHVN mùa đầu. Những ít ai biết rằng, góp một phần không nhỏ đằng sau những cái tên ấy là sự hi sinh âm thầm của các ông bố bà mẹ phía hậu trường. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại những khoảnh khắc cha mẹ và con đáng nhớ của GHVN mùa thứ nhất với sự tài trợ của nhãn hàng Lifebuoy.
1. Quán quân Quang Anh – muốn giúp mẹ “Có được chỗ ở tử tế hơn”
Trở thành quán quân mùa thứ nhất, Quang Anh thổ lộ mong muốn vô cùng đơn giản: giúp mẹ “có được chỗ ở tử tế hơn”. Mẹ Quang Anh là một công nhân vệ sinh. Tuy nhà không khá giả, nhưng chị đã quyết tâm tạo mọi điều kiện cho bé đi thi, để thực hiện ước mơ của mình.
Quán quân GHVN mùa thứ nhất đã từng phải chiến đấu với căn bệnh viêm màng não trước khi tham gia chương trình, nên mẹ em không thể ngừng lo lắng khi phải xa con.
Hình ảnh Quang Anh ôm chầm lấy mẹ sau tiết mục Đá trông chồng khiến nhiều khán giả không cầm được nước mắt.
Trời không phụ lòng người, cậu bé con ngày nào đã dành chiến thắng – trở thành quán quân đầu tiên của GHVN. Đến nay, Quang Anh đã thể hiện hình ảnh một cậu bé độc lập, chững chạc, nhưng vẫn không thiếu vắng vai trò chăm sóc, quan tâm bảo vệ của người mẹ lo lắng cho con năm nào.
2. Phương Mỹ Chi – Mẹ dạy “Không được chảnh, không nghĩ mình là người nổi tiếng!”
Chị Bảy Phương Mỹ Chi cũng có chung mong muốn là mua một căn nhà mới cho bố mẹ. Gia đình Phương Mỹ Chi ở trong một ngõ hẻm tại Quận 8, hàng ngày cô bé phụ giúp mẹ bán chè và tranh thủ tập ca hát với Dì Út.
Video đang HOT
Phương Mỹ Chi và mẹ đi lưu diễn
Trở thành một hiện tượng sau GHVN, cuộc sống của Phương Mỹ Chi có rất nhiều thay đổi. Chị Thư – mẹ Chi luôn cố gắng sắp xếp công việc để có thể bên cạnh bảo vệ con. Dạy con phải sống đúng lứa tuổi của mình, không được nghĩ mình là người nổi tiếng, không được chảnh, đồng thời cố gắng bảo vệ con trước những áp lực của giới showbiz “thị phi”, mẹ Phương Mỹ Chi luôn theo sát “chị Bảy” trong mọi show diễn để chăm sóc, che chở cô con gái yêu quý của mình.
3. Võ Thị Thu Hà: “Tiểu Hương Tràm” của một gia đình thuần nông
Thí sinh Võ Thị Thu Hà – ghi dấu ấn với “I will always love you” và “Cây vĩ cầm”
Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên màn “Giấu mặt” ấn tượng của Võ Thị Thu Hà – cô bé được mệnh danh là “Tiểu Hương Tràm” với ca khúc khó nhằn “I will always love you”. Ít ai biết được, “ca sĩ nhí” đã chinh phục cả 4 vị huấn luyện viên này sinh ra trong một gia đình thuần nông ở Nghệ An, nhưng bù lại, cả nhà đều ham mê ca hát, đến mức “cứ Tết đến là mượn dàn karaoke về để cả nhà… đỡ ghiền” – trích lời anh Võ Công, bố Thu Hà.
2 bố con Võ Thị Thu Hà
Nhận ra tài năng của con gái từ nhỏ, bố mẹ Hà đã cho bé học hát ở Nhà văn hóa thiếu nhi, tận tụy đưa con đi đi về về mỗi tối không kể nắng mưa, dù Nhà văn hóa cách nhà tận 7 cây số. Đưa con đi thi GHVN, biết con kén ăn và thể trạng không tốt, bố Thu Hà đã tự tay mua nồi niêu, thức ăn nấu nướng cho con giữa Sài Gòn. Trước vòng Đối đầu và Liveshow, cô bé đổ bệnh, anh Công cũng thức trắng 2 đêm để chăm chút cho con đến mức… cảm theo.
Thu Hà xông xáo bắt cua đồng cùng các bạn nhỏ trong một hoạt động của Biệt đội tay sạch Lifebuoy
Dừng chân trước sự tiếc nuối của nhiều khán giả, thoát khỏi dáng vẻ rụt rè e ngại ngày nào, giờ đây, Thu Hà đã trở thành một cô bé tự tin, năng động và đáng yêu với những màn cover ngẫu hứng rất được cư dân mạng yêu thích.
4. Đỗ Hồng Khanh: Chững chạc hơn sau khi tham gia GHVN
Đỗ Hồng Khanh là con gái nghệ sĩ ưu tú Chiều Xuân. Cô bé được khán giả chú ý ngay từ vòng Giấu Mặt bởi chất giọng trong trẻo và cách thể hiện dễ thương, ngoan ngoãn. Để giúp con gái tự tin, dù bận rộn, NSƯT Chiều Xuân không bỏ sót buổi thi hay tập luyện nào của bé. Dù phải dừng cuộc chơi sớm nhưng Hồng Khanh luôn được mẹ ủng hộ và theo sát từng bước chân trên con đường ca hát.
Sau cuộc thi, cô bé chững chạc cùng “Biệt đội tay sạch” của nhà tài trợ Lifebuoy đi đến các vùng xa để ủng hộ, hướng dẫn các bạn nhỏ giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe. Mẹ Chiều Xuân hết sức ủng hộ và tạo điều kiện cho bé út tham gia những hoạt động đầy ý nghĩa này.
5. Vũ Song Vũ: Mẹ là người phát hiện ra tài năng
Vũ Song Vũ từng được cộng đồng mạng biết đến qua các bản thu với chất giọng thanh ngọt hiếm có trên Youtube. Nhưng điều may mắn nhất Vũ Song Vũ có được chính là sự ủng hộ và theo sát của mẹ với niềm đam mê ca hát của em. Chính chị Hà – mẹ Vũ là người phát hiện tài năng và khuyến khích con tham gia GHVN 2013.
Giữa mùa giải Vũ Song Vũ đã phải nhập viện vì sốt xuất huyết. Nhờ có sự chăm sóc ngày đêm của mẹ và sự quan tâm của huấn luyện viên Thanh Bùi, Vũ Song Vũ đã nhanh chóng lại sân khấu GHVN.
Để Vũ Song Vũ có thể theo học Khóa học bổng thanh nhạc Soul Music Academy, chị Hà đã rời bỏ công việc làm ăn tại đất Cảng theo con vào Nam làm lại từ đầu. Dù có nhiều khó khăn nhưng chị vẫn luôn vui vẻ vì được ở bên để chăm sóc và định hướng cho con khi tham gia vào giới showbiz.
“Đằng sau thành công của mỗi đứa con, luôn có hình bóng của bậc sinh thành”. Quang Anh, Phương Mỹ Chi, Ngọc Duy, Vũ Song Vũ, Võ Thị Thu Hà… đều là những thí sinh để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng khán giả, và đằng sau mỗi cô bé cậu bé tài năng ấy là những ông bố bà mẹ tuyệt vời.
Điểm lại những khoảnh khắc ấn tượng của GHVN 2013, khán giả sẽ tiếp tục trông đợi những màn biểu diễn cống hiến và các câu chuyện hậu trường thú vị trong chương trình thực tế ăn khách sẽ chính thức khởi động mùa 2 do Lifebuoy và P/S tài trợ, vào 21/6 – thứ 7 tuần này.
Theo Trí thức trẻ
Ngẫm từ Clip Cha dạy con cách xin lỗi
Thời gian gần đây, báo chí và người dung Internet Việt Nam chia sẽ nhauClip có tên Cha dạy con cách xin lỗi của một ông bố người Mỹ. Đoạn Clip ngắn nhưng lại chứa đựng một giá trị nhân văn dài và về mặt tác động đến cộng đồng, như tiêu đề của những bài báo- nó khiến "triệu trái tim phải bật khóc".
Dấu ấn lớn nhất chính là cái cách ông bố Mỹ dạy con mình biêt nói lời xin lỗi một cách kiên nhẫn và hiền từ mặc cho có những lựa chọn đơn giản hơn như "ông hãy tát vào mặt nó", "ông hãy vả vào mồm nó", "nếu nó không xin lỗi ông hãy giật tóc nó"như nhiều người sẽ chọn. Nhưng giá trị của đoạn clip truyền tải không chỉ dừng lại ở tấm lòng của người cha. Mà còn gợi mở ra bao nhiều cảm xúc, suy nghĩ và so sánh dưới hệ quy chiếu của người Việt, xã hội Việt.
Văn hóa xin lỗi vốn là cội rễ của mọi nền văn hóa, là một trong những thứ tối thiểu mà người đời sẽ dành để răn dạy những đứa trẻ khi chúng có những sự tiếp xúc đầu tiên. Bởi thế, xin lỗi vốn là thứ chẳng có gì xa lạ với cuộc sống con người, đặc biệt đối với những quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Anh...nó còn là đặc trưng của đức tính dân tộc.
Xin lỗi vốn chẳng phải dành riêng cho việc vớt vát lỗi lầm, mà hơn thế nữa. Nó còn là quy tắc lịch sự trong giao tiếp, xin lỗi ngay cả khi mình không có lỗi chẳng làm cho bản thân nhỏ bé đi, mà ngược lại được người đời kính ngưỡng vì cách sống khiêm tốn và có trách nhiệm. Đặc biệt trong hành xử của công quyền, việc xin lỗi quốc dân, xin lỗi xã hội của quan chức được xem như một thước đo quý báu cho việc xác định một nền hành chính có văn hóa.Hàn Quốc là một ví dụ điển hình cho thước đo ấy, khi mà hình ảnh tổng thống Lee Myung-bak, rồi đến Park Geun Hyeluôn thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của hệ thống hành chính và cá nhân bằng hành động cúi rạp người xin lỗi nhân dân dù những việc làm bất khả kháng như chuỗi bê bối của người anh trai tổng thống (2012),cắt giảm phúc lợi do gánh nặng ngân sách năm (2013), hoặc chủ động nhận lỗi về trách nhiệm quả lý dù không trực tiếp liên đới như vụ một bé gái 7 tuổi bị bắt cóc và cưỡng hiếp gây rúng động xã hội nước này (2013) hay bê bối liên quan đến ba cán bộ tình báo quốc gia tạo chứng cứ giả (2014) trở thành điều không có gì xa lạ với nhân dân Hàn Quốc. Sự ngay thẳng và có trách nhiệm này luôn được đánh giá cao từ phía xã hội và trở thành biểu trưng của văn minh công quyền.
Nhưng tiếc thay, tất cả những gì kể trên về văn hóa xinh lỗi là ở xứ người. Còn xứ ta, quả thật có quá nhiều điều phải ngẫm...
Trong đời sống thường ngày của người Việt, từ tham gia giao thông, học tập, ẩm thực hay thậm chí trong quan hệ gia đình, người ta thường ít khi nói với nhau lời xin lỗi. Điều đó không đồng nghĩa với việc người Việt ta sống với nhau chan hòa, không xảy ra điều gì đáng phải xin lỗi mà căn nguyên ở chỗ câu xin lỗi hay lời cảm ơn đều không phải là câu cửa
miệng. Như ở Hà Nội, va chạm trong tham gia giao thông đa phần được giải quyết bằng nắm đấm.Bởi lẽ chẳng ai đủ tỉnh táo để nói với nhau lời xin lỗi và giả nếu có thì lời xin lỗi cũng chẳng có trọng lượng gì.Nên dần dà, sự thờ ơ hay chối bỏ lỗi lầm của mình ngấm vào tâm lý và thành một bản năng.Người ta lý giải điều này do nhịp sống quá vội vã dẫn đến việc chẳng ai bận tâm đến chuyện làm vừa lòng người khác bằng lời xin lỗi. Nhưng có lẽ không phải, bởi ở những quốc gia Tây Âu hay Đông Bắc Á, cuộc sống của họ đâu có chậm vậy căn nguyên ở đây có lẽ nằm ở cách dạy con của người Việt.
Rõ ràng có sự khác biệt giữa cách mà các bà mẹ, ông bố Việt làm với ông bố người Mỹ kia trong việc giáo dục con cái mình về nhận lỗi và nói lời xin lỗi. Từ thuở còn bé thơ, những đứa trẻ Việt được bảo hộ trong một tâm lý luôn đúng. Nó có thể va chạm bất kỳ nơi đâu hay đồ vật gì. Bởi sau đó, chỉ cần chúng khóc thét lên là các bà, các mẹ sẽ cố gắng đánh thứ chúng vừa mới đụng vào như một sự bắt đền. Và rồi khi lớn lên, chúng ghi nhớ những thứ ấy như một thói quen khó bỏ.Rằng mình luôn đúng và người đời toàn sai, mà đã đúng thì không cần phải xin lỗi.
Trong khi đó ở đời sống công quyền.Một lời xin lỗi từ phía những người đại diện quyền lực nhà nước đối với dân quả thật "xưa nay hiếm".Từ chuyện làm chìm mất con tàu Vinashin trị giá công sức lao động mấy mươi năm của cả dân tộc hay vụ oan sai 10 năm tù, mua đống sắt vụn mấy triệu đô đến trẻ chết vì tiêm phòng hay dấu diếm dịch sởi...chẳng thấy ai xin lỗi. Người ta mặc nhiên tự cho rằng mình không có trách nhiệm phải làm điều đó. Thay vào đó là những biện giải ngô nghê "không hiểu sao lại thế", "chỉ là sự tính toán nhầm" hay vênh mặt lên vì "đúng quy trình", "đúng chính sách" hay "lỗi tại dân".Quan chức đùn đẩy nhau trách nhiệm nhận lỗi và xin lỗi còn người dân thì mong mỏi điều đó như một hy vọng duy nhất cho sự cứu vãn những niềm tin đang dần mất trong tâm thức họ. Hy vọng dần tàn đồng nghĩa với những mất mát về niềm tin không được bổ khuyết, ngày ngày đọc thấy, nhìn thấy cảnh "quan người" cúi đầu mà ngậm ngùi mơ về một ngày, "quan ta" thôi ưỡn ngực, nhún vai.
Nếu như thói quen không xin lỗi ở đời sống thường ngày là hệ quả của sự giáo dục sai lầm, thì ở môi trường công quyền, chính sự thiếu hụt một cơ chế giám sát cũng như đòi hỏi trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước từ phía xã hội đã không đưa việc xin lỗi trước dân trở thành một thói quen và trách nhiệm đương nhiên của những người quản lý nhà nước.
Từ xin lỗi, nói như người bố ấy, "là âm thanh thôi mà" và quả thật chỉ cần "đẩy hơi qua người", "lên tới mặt", "hình thành ở môi" và "nói thành lời" thì hai từ ấy thốt ra một cách đơn giản với bất cứ ai không có tật khiếm đàm. Ấy vậy mà, những vị Bộ trưởng, vụ trưởng, chánh án...lành lặn lại khó khăn khi nói ra lời xin lỗi như vậy
Quả thật, người Việt cần rất nhiều những ông bố biết cách dạy con xin lỗi như ông bố Mỹ ấy. Đó là những ông bố đó có đủ kiên nhẫn, sự vị tha để chỉ cho con mình cách nói ra lời xin lỗi một cách thanh thản và chủ động, ngay cả khi những đứa con còn thơ bé hay đã thành những "đứa trẻ sống lâu năm" rồi lên ông này, bà nọ. Thậm chí phải cần một thế hệ những ông bố biết dạy con cách xin lỗi. Bỡi lẽ, việc thiếu hụt văn hóa xinh lỗi không tồn tại như một thói xấu của cá nhân hay nhóm mà nó là thứ được truyền từ đời này qua đời nọ và...bị di căn mất rồi.
Theo VNN
Bao giờ bộ trưởng "không lùi" sẽ tiến? Thêm một lần nữa, vị bộ trưởng 'không lùi' lại chưa... tiến được thêm một bước nào vào lòng hàng triệu triệu bà mẹ, ông bố và gia đình vốn đang hoang mang cực độ vì dịch sởi quái ác. Dịch sởi đang nóng hơn bao giờ hết. Và trước sởi, là hàng loạt vấn đề nóng khác: tiêm vắc xin, nhân bản...