Điểm lại những đòn “ăn miếng trả miếng” Nga – Thổ
Khủng hoảng quan hệ giữa Ankara và Moscow leo thang thêm một bước mới sau khi tàu chiến của Nga bắn vào tàu cá của Thổ Nhĩ Kỳ sáng ngày 13/12.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các giám sát viên đã phát hiện tàu Thổ tiến đến điểm cách Đảo Lemons 22km gần Hy Lạp.
Tàu Nga bắn vào tàu Thổ ở biển Aegea. (Ảnh: Reuters)
Người Nga tuyên bố đã cố liên lạc nhiều lần bằng tín hiệu radio và đèn nhưng thủy thủ đoàn trên tàu Thổ không hồi đáp. Do vậy, phía Nga đã bắn cảnh cáo khi hai tàu cách nhau 600m.
“Ngay sau đó, tàu Thổ Nhĩ Kỳ đổi hướng và tiếp tục di chuyển ở khoảng cách 540m mà không liên lạc với phía Nga”, Bộ Quốc phòng ở Moscow cho biết.
Máy bay Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ở biên giới Syria. (Ảnh: Aviationist)
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Nga – Thổ đang rất tồi tệ, kể từ sau vụ chiến đấu cơ F-16 của Ankara bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga ở biên giới Syria ngày 24/11. Tổng thống Vladimir Putin gọi đó là cú đâm sau lưng Nga và ngay lập tức đáp trả bằng một loạt đòn cấm vận kinh tế áp lên Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai bên tiếp tục leo thang căng thẳng bằng một loạt các cuộc đấu khẩu, tố nhau “bội tín” và đưa ra những lời biện hộ cho hành động của mình.
Video đang HOT
Người Nga vác máy phóng rocket trên tàu hải quân chạy qua Istanbul. (Ảnh: Twitter)
Sang đầu tháng 12, Thổ Nhĩ Kỳ đã than phiền Nga về bức hình chụp thủy thủ Nga vác máy phóng rocket đứng trên boong tàu hải quân chạy qua thủ đô Istanbul.
Tiếp đó xuất hiện tin đồn Tổng thống Putin đã triển khai một máy bay “Ngày tận thế”, loại được thiết kế chở các tướng cấp cao, sĩ quan và tổ bay gồm cả kỹ thuật viên trong trường hợp căn cứ trên mặt đất bị đe dọa, thông tin liên lạc bị gán đoạn và cho phép Putin chỉ huy các cuộc tấn công trên không tại mọi mặt trận.
Ảnh: TASS
Đến ngày 11/12, ông Putin ra lệnh cho các chỉ huy quân sự tăng cường các lực lượng hạt nhân chiến lược và chiến tranh không gian. Và như để thể hiện đúng chủ trương, ngay ngày hôm sau, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tàu ngầm tên lửa của nước này bắn thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tên gọi “Sineva” ở Biển Barents, vụ mới nhất trong một chuỗi vụ thử nghiệm các vũ khí hạt nhân của nước này.
Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo một số chuyên gia, quân đội Nga không mạnh như nhiều người nghĩ. Tiến sĩ Andrew Foxall – một chuyên gia về Nga ở Anh – nhận xét: “Trang thiết bị của Nga lỗi thời. Phần lớn các lực lượng vẫn đi theo mô hình Liên Xô”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cảnh báo các năng lực quân sự của Putin vẫn đáng ngại.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
"Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổn thất 9 tỷ USD"
Trong trường hợp quan hệ Nga - Thổ phát triển và leo thang thành kịch bản tồi tệ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mất ít nhất 9 tỷ USD, thiệt hại về mọi mặt.
Thông tấn Nga Tass ngày 7/12/2015 dẫn nhận định của chính Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek cho biết nước này có thể tổn thất đến 99 tỷ USD trong trường hợp quan hệ Nga - Thổ rơi vào trạng thái tồi tệ nhất.
Xe bọc thép do Nga sản xuất bán cho Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ.
Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek cho hay, lượng khách du lịch Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm tới con số 603.000 người, trong khi đó, trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đang chứng kiến chiều hướng suy giảm nghiêm trọng.
Trong trường hợp quan hệ Nga - Thổ phát triển và leo thang thành kịch bản tồi tệ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mất ít nhất 9 tỷ USD, thiệt hại về mọi mặt.
Tuyên bố của ông Mehmet Simsek được đưa ra khi quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tham gia một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NTV.
"Thổ Nhỹ Kỳ coi Nga là một đối tác quan trọng và không muốn căng thẳng leo thang. Ngay từ những ngày đầu khủng hoảng chúng tôi đã thảo luận mọi khía cạnh để sẵn sàng hành động nếu Nga vẫn tiếp tục từ chối đối thoại".
9 tỷ USD tương đương với 0,3 đến 0,4% GDP của toàn Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi hy vọng đối thoại với Nga sẽ được tổ chức.
Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek cũng tuyên bố rằng chính quyền Thổ cũng đã thảo luận các kế hoạch để phản ứng lại các lệnh trừng phạt kinh tế mà Nga vừa đưa ra.
"Điều đó có nghĩa là việc độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ, không dựa vào Nga trong lĩnh vực năng lượng đã được chuẩn bị. Tôi đã gửi các đề nghị của mình lên Thủ tướng (Thổ Nhĩ Kỳ).
Tuy nhiên, quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng không nhắc gì đến biến cố máy bay của quân đội Thổ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga hôm 24/11.
Ankara cũng thể hiện sự cứng rắn trong quan hệ với Nga bất chấp thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng năng lượng quan trong cho nền kinh tế nước này.
Hôm 28/12 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã ký một sắc lệnh quan trọng liên quan đến bảo đảm an ninh, bảo vệ tính mạng công dân Nga cũng như trừng phạt kinh tế chống Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara từ chối xin lỗi Moscow vì vụ bắn hạ máy bay ném bom của quân đội Nga gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Theo sắc lệnh trừng phạt này, nhiều mặt hàng, trong đó có rau, quả - những mặt hàng chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được phép nhập khẩu vào Nga; công dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cấm làm việc ở Nga, chế độ VISA đã bị siết chặt...
Hòa Bình
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ - Pháp kêu gọi Nga - Thổ Nhĩ Kì kiềm chế sau vụ Su-24 bị bắn rơi Pháp và Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi Thổ Nhĩ Kì và Nga tránh leo thang căng thẳng sau vụ máy bay Su-24 bị bắn rơi bởi Thổ Nhĩ Kì vào hôm 24-11. "Chúng ta chỉ có thể cảm thấy thương tiếc với vụ việc máy bay Nga bị bắn rơi và cần tránh leo thang căng thẳng. NATO hiện vẫn nhận thông...