Điểm lại những cái kết của các trò chơi điện tử nổi tiếng mà game thủ chưa từng biết đến
Có lẽ ít ai biết được cái kết của trò chơi khủng long trên Chrome là như thế nào.
1. Pacman
Pac-Man là một thương hiệu trò chơi điện tử được phát triển và phát hành bởi Namco, và là một trong những trò chơi điện tử nổi tiếng nhất thế giới trong những năm 1980. Có lối chơi khá đơn giản và cuốn hút, Pac-Man đã chiếm được cảm tình của rất nhiều game thủ trong thời kỳ đó và đã bán được tới hàng chục triệu bản. Dù vậy, không phải ai cũng biết được cái kết cuối của trò chơi này.
Có thế nói rằng, Pac-Man là một trong những tựa game có “cái kết” vô cùng lạ thường. Khi bạn đến được màn 256, một nửa màn hình sẽ xuất hiện đầy những ký tự lạ khiến cho bạn không thể nào vượt qua màn này được nữa. Được biết, việc này xuất hiện là do có một lỗi lập trình khiến cho màn 256 bị lỗi. Do đó, điều này cũng đồng nghĩa là bạn đã chiến thắng khi vượt qua được màn 255 trong Pac-Man.
2. Duck Hunt
Duck Hunt, hay còn gọi là trò bắn vịt, là một tựa game nổi tiếng trên hệ máy NES. Trò chơi này nổi tiếng với việc người chơi phải cầm khẩu súng đồ chơi để bắn rơi những con vịt trên màn hình. Nếu không làm được? Chú chó ở phía sau bụi cỏ sẽ xuất hiện và cười vào mặt bạn.
Sau khi đánh bại 99 cấp độ trong Duck Hunt, các game thủ phát hiện ra rằng họ không thể tiến xa hơn nữa. Một khi lên tới level 100, quỹ đạo và vị trí xuất hiện của những chú vịt trở nên thất thường, không thể đoán trước và nhiều người cho rằng bản thân tựa game này luôn xuất hiện lỗi mỗi khi bạn đạt tới level ấy. Do đó, chiến thắng sẽ luôn thuộc về chú chó thích cười vào mặt bạn.
3. Contra
Video đang HOT
Contra có lẽ đã gắn liền với tuổi thơ “kinh điển” của nhiều người khi chơi game 4 nút. Đây là một tựa game thực sự khó nhằn, khi người chơi phải đối đầu liên tục với những kẻ khủng bố, người ngoài hành tinh và luôn phải bắn đạn không ngừng nghỉ.
Sau khi đánh bại con trùm ngoài hành tinh cuối cùng, cá nhân vật chính màn hình sẽ rời khỏi hòn đảo. Màn hình chuyển sang đoạn phim cắt cảnh mô tả người chơi ngồi trên máy bay rời khỏi hòn đảo đang sắp nổ tan tành. Từ đó, cụm từ “phá đảo” được xuất hiện và ám chỉ về việc bạn đã chơi xong một tựa game nào đó.
4. Donkey Kong
Donkey Kong là 1 tựa game arcade khác được Nintendo phát hành vào năm 1981. Trong trò chơi, Mario phải vượt qua công trường và giải cứu cô nàng Pauline khỏi chú khỉ đột trong biển lửa. Dần dà, cả Mario và Donkey Kong đã trở thành 2 biểu tượng không thể thay thế của Nintendo và ngành công nghiệp trò chơi điện tử.
Tuy vậy, Donkey Kong cũng chỉ là 1 tựa game bị lỗi. Cụ thể là ở bàn 22, game sẽ bị mắc 1 lỗi lập trình. Do đó, người chơi sẽ không thể nào vượt qua bàn chơi này và sẽ luôn chết ở đó.
5. T-Rex Chrome
Nếu bạn đã từng mất mạng trong khi sử dụng trình duyệt Chrome, bạn sẽ quen với tên khủng long T-Rex biết nhảy này. Nếu chưa nghe tới tên tuổi Khủng Long Mất Mạng, người chơi chỉ cần ngắt kết nối Internet, mở một tab Chrome mới để ngắm nhìn diện mạo nó.
Chrome sẽ đưa bạn tới một minigame nhỏ: bạn sẽ điều khiển chú khủng long nhảy tránh chướng ngại vật bằng hai núi dùng để kích hoạt game, bên cạnh đó có thể dùng nút mũi tên xuống để khiến khủng long cúi xuống. Chú khủng long này chạy càng xa, điểm hiển thị sẽ càng cao.
Đã có nhiều người thắc mắc rằng, nếu tổng số điểm của T-Rex lớn hơn 99999 thì người chơi có được biết kết thúc của trò chơi hay không? Câu trả lời là… không. Khi số điểm lớn hơn 99999, con số sẽ quay ngược lại về 0 và trò chơi chỉ kết thúc khi người chơi để cho chú khủng long này ra đi mà thôi.
Theo GameK
Những tựa game có độ khó "bá đạo" nhất từ trước đến nay mà ít người có thể phá đảo
Game khó quá thì ai chơi.
Từ trước đây rất lâu, các trò chơi có vẻ như không muốn bất kì ai có thể đánh bại chúng. Những thứ như " Check Point" trong các game của Nhật Bản chỉ là một khái niệm đáng cười, và việc "phá đảo" một trò chơi nào đó có thể coi như một chiến công thực sự để bạn có thể khoe khoang với mọi người. Những trò chơi như vậy hầu hết không còn nữa. Vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là với các trò chơi độc lập đặt thử thách lên trên tất cả, nhưng những tựa game như vậy khá hiếm, và "phá đảo" giờ đây chỉ còn là những kỉ niệm đẹp trong quá khứ của mỗi chúng ta mà thôi. Với ý nghĩ đó, hãy cùng chúng tôi nhìn lại những trò chơi có mức độ khó nhất từng được tạo ra bởi các lập trình viên muốn bảo vệ bí mật trò chơi của họ và làm đau đầu các game thủ càng lâu càng tốt.
Battletoads (1991)
Trước khi Donkey Kong Country và GoldenEye 007 ra đời, Rare đã phát triển Battletoads, một trò chơi Teenage Mutant Ninja Turtles trắng trợn trên hệ máy NES. Beat-em-up trở nên nổi tiếng với đồ họa đặc biệt thời bấy giờ và độ khó phải nói là vô lý. Bạn chỉ có ba mạng để hoàn thành toàn bộ trò chơi, và nếu thất bại, bạn sẽ được đưa trở lại cấp độ đầu tiên. Và chơi hợp tác không làm cho mọi chuyện dễ dàng hơn chút nào, bởi 2 chú cóc cùng chiến đấu thậm chí còn khó hơn là chơi solo. Mất bình tĩnh chỉ càng làm bạn phải chơi lại nhiều lần hơn mà thôi.
Contra (1987)
Có lẽ rất nhiều người chơi sẽ đánh giá trò chơi này là tương đối dễ dàng. Không hề. Điều đó chỉ tồn tại khi bạn sử dụng mã Konami nổi tiếng để có 30 mạng mà thôi. Còn nếu bạn cố gắng chơi "xanh chín" với chỉ 3 mạng, hãy yên tâm là nhân vật của bạn có thể "bốc hơi" bất cứ lúc nào với hàng tá kẻ địch và cạm bẫy trước mắt. Không có phép hồi sinh, không áo giáp hay công cụ hỗ trợ nào, tất cả những gì bạn có thể làm trong trò chơi này là chạy và chạy và chạy. Hãy thử chơi một lần, độ khó của tựa game huyền thoại này sẽ không làm bạn thất vọng.
F-Zero GX (2003)
Đây là một trong những game đua xe hay nhất mọi thời đại và là một trong những game hay nhất của GameCube, nhờ vào hình ảnh độc đáo, đầy màu sắc và thiết kế theo dõi. Nó cũng là một trong những game có độ khó cao nhất. Những đường đua độc đáo, đầy màu sắc này rất dữ dội, đầy những khúc cua gấp và không có rào chắn. Vô tình phóng mình vào quên lãng chỉ bằng một cú gạt cần điều khiển là một thực tế phổ biến. Hãy nắm chặt bộ điều khiển, bo cua, tăng tốc thật chính xác, luôn luôn tập trung nếu bạn không muốn bị rớt lại trong cuộc đua siêu khốc liệt này.
I Wanna Be the Guy (2007)
I Wanna Be the Guy: The Movie: The Game là một sự hồi sinh của thể loại game platform giữa những năm 80. Tựa game này sở hữu độ khó phải nói là điên rồ. Các phần của khung cảnh ngẫu nhiên rơi vào bạn, dù là trái táo hay mặt trăng cũng có thể khiến bạn phải chơi lại. Nhiều cấp độ được thiết kế chỉ để giết bạn: khắp nơi đầy gai và không có nơi nào có thể coi là an toàn. Dù bạn có chơi đi chơi lại và cố gắng ghi nhớ như một chú vẹt cũng không đủ. Tất cả những gì bạn có thể làm là nhảy và cầu nguyện.
Mega Man 9 (2008)
Mega Man là một tên tuổi đã quá quen thuộc với các game thủ. Và thực sự, bất kỳ phiên bản trò chơi Mega Man nào cũng là rất khó và xứng đáng nằm trong danh sách này, nhưng giống như I Wanna Be the Guy, trò chơi này tồn tại để khiến bạn phải thử thách bản thân. Phần thứ chín của sê-ri Mega Man là sự khởi đầu cho kỷ nguyên 8 bit về phong cách, lối chơi và độ khó. Kẻ xấu đến bỗng nhiên xuất hiện từ hư không và đánh chết bạn; tất cả những gì bạn có thể làm là ghi nhớ và thử lại sau đó. Những người sáng tạo cho biết họ muốn tạo ra một trò chơi có thể khiến người chơi phải ghi nhớ và rèn luyện sự kiên nhẫn, và họ đã thành công.
Theo Gamek.vn
Contra: Rogue Corps công bố cấu hình chính thức, sẵn sàng viết tiếp hành trình huyền thoại Như vậy, tính từ phiên bản đầu tiên phát hành năm 1987 trên hệ máy NES, Contra đã kéo dài tuổi đời của mình lên 32 năm; trở thành một trong những trò chơi lâu đời nhất lịch sử ngành game thế giới. Contra - tựa game hành động bắn súng kinh điển của biết bao tuổi thơ người hâm mộ, sẽ trở...