Điểm lại những buồng chuối ’siêu khủng’ ở Việt Nam
Những buồng chuối này phát triển hoàn toàn tự nhiên nhưng lại có tới trên trăm nải, có những buồng chạm mốc gần 300 nải.
Buồng chuối 280 nải
Ông Lê Văn Tiến đã lấy một cây chuối cảnh giống từ Tây Nguyên về trồng tại khuôn viên Bệnh viện C ở Đà Nẵng. Trong hơn 18 tháng, cây chuối phát triển rất tốt và cho ra buồng có tới 280 nải.
Tuy nhiên, do cần xây dựng một số công trình phụ nên cây chuối này bị chặt bỏ. Theo ông Tiến, nếu cây chuối này không bị chặt thì nó sẽ không chỉ có 280 nải vì phần búp còn rất dài.
Buồng chuối 186 nải
Anh Lê Văn Sơn (ngụ ở thôn 10, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) có một cây chuối trổ được 186 nải chuối, chiều dài gần 2m, mỗi nải khoảng 15 – 20 quả.
Theo tiết lộ của anh Sơn thì loài chuối này còn có tên gọi là chuối ngự, được anh mang về trồng vào cuối năm 2011.
Đến cuối tháng 3/2013, cây chuối bắt đầu trổ buồng. Trong suốt quá trình đó, gia đình không hề có chế độ chăm bón nào đặc biệt.
Buồng chuối 151 nải
Cây chuối nhà chị Phan Thị Gái (xóm Tân Sơn, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tới 151 nải, dài 2,4m.
Theo chị Gái, giống chuối này này có nhiều tên gọi như chuối tiên, chuối Phúc Long, chuối Vạn Phúc… có nguồn gốc từ phủ Dày, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Buồng chuối 130 nải
Cây chuối của gia đình ông Thanh (57 tuổi, ở thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng) có tới 130 nải, dài hơn 2,5m. Theo nhận định của ông Thanh, buồng chuối này có thể lên tới 150 nải do phần búp còn khá lớn.
Video đang HOT
Cây chuối này được ông Thanh mua từ Nam bộ về và trồng được nửa năm. Cây chuối mới chỉ trổ hoa được 2 tháng.
Buồng chuối trổ giữa thân cây
Tuy không thuộc loại ‘khủng’ về số lượng nhưng cây chuối ở ấp Bến Kinh (xã Đôn Thuận,Trảng Bàng,Tây Ninh) lại kỳ lạ không kém khi trổ buồng giữa thân cây.
Hiện tượng độc đáo này đã khiến rất nhiều người hiếu kỳ kéo tới xem.
Theo Datviet
Điểm lại 8 kỷ lục châu Á mới của Việt Nam
Việt Nam vừa có 8 đặc sản quà tặng lọt vào Top giá trị đặc sản quà tặng châu Á.
Mới đây, Tổ chức kỷ lục châu Á đã xác lập 8 kỷ lục mới của Việt Nam và cũng là những kỷ lục châu Á đầu tiên về đặc sản quà tặng của Việt Nam từ khắp vùng miền trên cả nước.
Những đặc sản quà tặng này sẽ được Tổ chức Kỷ lục châu Á tiến hành đưa ra tổng kết cùng với các đặc sản quà tặng các nước khác trong Hành trình quảng bá Top đặc sản quà tặng.
Với 8 Kỷ lục mới về đặc sản quà tặng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã đề cử thành công tổng cộng 47 kỷ lục đạt kỷ lục châu Á.
8 đặc sản quà tặng Việt Nam đạt giá trị đặc sản quà tặng châu Á bao gồm:
Bánh đậu xanh Hải Dương:
Đây là loại bánh ra đời vào đầu thế kỷ 20 và mang tính phổ biến rộng rãi khắp nơi. Bánh đậu xanh là món ăn vặt ưa thích của nhiều người và thường được kết hợp khi uống nước chè xanh.
Chè Thái Nguyên:
Những điều kiện về địa lý đã góp phần tạo ra giống chè Thái Nguyên thơm ngát, đậm nước, mùi thơm tự nhiên, nước vàng sánh màu mật ong... và vị chát dịu ngọt hậu rất lâu.
Chè Thái đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Quế Trà Bồng (Quảng Ngãi):
Từ chọn hạt, trồng cây, chăm cây đến thu hoạch vỏ quế,... đều hết sức công phu, vất vả và tỉ mỉ. Từ đó cho ra đời những thành phẩm quế chất lượng.
Quế có thể dùng để làm nguyên liệu trong món ăn, vừa làm thành những đồ vật đặc trưng mang tính mỹ nghệ để trưng dùng vừa tạo tính thẩm mỹ đồng thời có mùi thơm dễ chịu.
Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Trà Bồng những đặc tính riêng, để cho ra đời một loại quế năng suất và chất lượng.
Sâm Ngọc Linh (Kon Tum):
Được sinh ra từ núi rừng Ngọc Linh ở độ cao nhất định, vì còn giữ được sự hoang sơ, tự nhiên nên Sâm Ngọc Linh mang những đặc tính vượt trội hơn những loại sâm khác.
Đây là loại thảo dược hiếm, quý và chất lượng cao, đang được các nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu, ứng dụng để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người.
Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk):
Được trồng trên một diện tích lớn ở Đắk Lắk, cà phê ở đây được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất.
Hạt cà phê đạt năng suất nhờ thổ nhưỡng, nguồn nước đồng thời được chế biến khô theo phương pháp truyền thống đến khi vỏ ngoài se lại mới cho máy vào tách vỏ.
Cà phê Buôn Ma Thuột luôn có hàm hượng caffeine cao hơn nhiều so với các loại cà phê khác.
Bánh tráng Trảng Bàng (Tây Ninh):
Đây vừa là món ăn chơi, vừa có thể ăn no, lại phong phú về chủng loại, đồng thời có thể làm phụ liệu để tạo ra những món ăn thú vị khác.
Bánh được làm ra từ sự khéo léo của người thợ và những tinh túy của vùng đất, trải qua sự thấm bền của sương nắng để tạo ra loại bánh đặc biệt không lẫn với vùng khác.
Bánh phồng sữa dừa (Bến Tre):
Bánh được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng,... theo một công thức, tỷ lệ hợp lý cùng với những bí quyết riêng.
Bánh ăn giòn tan, thơm, béo mùi dừa...
Tiêu Phú Quốc (Kiên Giang):
Đây là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều loại món ăn. Tiêu Phú Quốc chất lượng hơn những loại tiêu khác nhờ khí hậu, thổ nhưỡng trên hòn đảo ngọc.
Tiêu ở đây mẩy, hạt chắc, mười hạt như một, cay và thơm nồng... Tiêu Phú Quốc hiện đã có mặt trên 30 nước trên thế giới.
Theo Datviet
Cận cảnh buồng chuối dài hơn 2,5m với 130 nải Buồng chuối ở nhà ông Thanh (Tây Hòa, Phú Yên) dài tới 2,5m với chi chít quả đếm không xuể. Nhiều ngày qua, rất đông người đã đến nhà ông Phan Thanh (57 tuổi, ở thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, Tây Hòa, Phú Yên) để tận tay sờ buồng chuối 'khủng' nói trên. Đến ngày 2/11, buồng chuối này đã có trên...