Điểm lại loạt “phốt” liên tiếp của Zoom: Từ “cảnh nóng” xuất hiện cho đến vi phạm bảo mật, liên quan Trung Quốc khiến Google cũng sợ
Ứng dụng trò chuyện nhóm Zoom hiện nay rất nổi tiếng trong bối cảnh đại dịch, nhưng nó cũng có nhiều vấn đề khiến cộng đồng người dùng hoang mang.
Liên tục bị các đối tượng ẩn danh chiếu cảnh nóng để phá đám
Trước đây khi chưa có tính năng xét duyệt người vào bởi host, chỉ cần có ID và password của phòng trò chuyện là có thể tham gia. Vậy nên có rất nhiều đối tượng sử dụng các tài khoản ẩn danh trà trộn vào các cuộc họp online rồi phá mọi người bằng cách chiếu lên màn hình những hình ảnh phản cảm.
Phím đen bị chiếu lên trong cuộc họp của Chipotle
Như trường hợp của Chipotle – thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh Mexico gặp phải khi tổ chức một buổi họp cùng hàng trăm người và có cả sự góp mặt của Lauv – chàng ca/ nhạc sỹ nổi tiếng với những ca khúc lãng mạn dành cho giới trẻ hiện nay. Khi cuộc họp đang diễn ra thì bỗng một tài khoản ẩn danh bất ngời chiếu “ phim đen” khiến cuộc họp bị gián đoạn.
Hay một một sự kiện online khác qua Zoom để nói về các lãnh đạo nữ trong ngành công nghệ cũng bị phá đám bằng những hình ảnh phản cảm chiếu lên từ một tài khoản ẩn danh nào đó.
Bị phát hiện gửi thông tin khách hàng cho Facebook
Theo phát hiện từ Motherboard – một trang web công nghệ uy tín đã điều tra việc Zoom đã tự ý gửi dữ liệu của người dùng cho Facebook mà không xin phép. Điều này xảy ra kể cả khi người dùng không có tài khoản Facebook, chỉ cần người dùng mở Zoom trên lên là toàn bộ các thông tin cần thiết sẽ được gửi đi.
Các thông tin mà Zoom gửi cho Facebook bao gồm mode điện thoại, múi giờ, địa điểm, nhà mạng di động và đồng thời là một sở thích dựa trên các hoạt động tìm kiếm đề Facebook có thể phân loại người dùng mà gán cho họ những quảng cáo phù hợp.
Video đang HOT
Cú sốc về bảo mật thông tin khách hàng của Zoom khiến cộng đồng mạng xôn xao
Hiện nay bên phía Zoom đã xin lỗi và cho rằng đây là một sai sót trong lập trình. Hiện Zoom đã xóa dòng lệnh điều khiển gửi đi thông tin khách hàng.
Dính lỗ hổng bảo mật có thể giúp hacker chiếm quyền sử dụng máy tính người dùng.
Nhà nghiên cứu Matthew Hickey và Mohamed Baset đã xác nhận được lỗ hổng hệ thống trong Zoom có thể giúp cho các hacker đánh cắp thông tin đăng nhập, đồng thời xâm phạm hệ thống máy tính cá nhân của người dùng. Những kẻ tấn công chỉ cần gửi cho bạn một đoạn URL đơn giản qua tin nhắn trên Zoom. Nếu người dùng không cảnh giác mà nhấp phải, hacker có thể điều khiển máy chủ lấy đi những thông tin bảo mật mà nạn nhân không hay biết.
Zoom thực sự gặp vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống bảo mật
Phía Zoom hiện nay đã thông báo sửa chữa kịp thời lỗi bảo mật hệ thông trên. Nhưng cũng chả biết thế nào khi chính một số cổ đông của Zoom đã vừa khởi kiện hãng khi biết ban lãnh đạo đã cố tình che giấu lỗi bảo mật hệ thống trong ứng dụng.
Bị nhiều chính phủ các nước và các hãng công nghệ tẩy chay vì dính dáng tới Trung Quốc
Hiện nay chính phủ của Mỹ, Đài Loan, Đức và nhiều hãng công nghệ lớn như Google, SpaceX, Nasa đã cấm nhân viên sử dụng Zoom trong nội bộ vì những thông tin Zoom không đảm bảo được mức độ bảo mật. Đặc biệt là mới đây nhất, Zoom bị phát hiện có liên hệ tới các trạm Sever ở Trung Quốc.
Google hiện nay đã cấm nhân viên của mình sử dụng Zoom cho các cuộc họp quan trọng
Zoom có 3 chi nhánh tại Trung Quốc với hàng trăm nhân viên làm việc tại đây. Theo các người phát ngôn, ứng dụng này “không phù hợp cho những cuộc giao tiếp riêng tư hoặc để truyền tải thông tin quan trọng, nhạy cảm và bí mật,” vì chính phủ Trung Quốc có thể có quyền hạn yêu cầu Zoom giao nộp những thông tin này khi cần thiết.
Tung Phan
Ứng dụng dạy-học trực tuyến 'Make in Vietnam' thiếu và yếu
Ứng dụng dạy-học online 'Make in Vietnam' quá thiếu và chưa đủ chất lượng, khiến người dùng Việt phải dùng phần mềm nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin.
Trên địa bàn Hà Nội nói riêng và nhiều tỉnh, thành trên cả nước nói chung, ứng dụng họp trực tuyến Zoom được các trường lựa chọn để dạy và học online, giúp trẻ bù đắp kiến thức trong quá trình nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ảnh chụp màn hình do phụ huynh gửi tới tổng đài 111.
Bên cạnh việc tiện dụng hỗ trợ giáo viên và học sinh cùng học, gần đây, Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) cũng ghi nhận nhiều phản ánh của phụ huynh về việc trong quá trình học online, các con có nhận được tin nhắn từ người lạ dụ dỗ tham gia cuộc thi ảnh, với yêu cầu chụp ảnh mà không mặc quần áo trên người.
Việc này không chỉ cho thấy nguy cơ lớn đối với trẻ bị kẻ xấu nhắn tin, xâm hại trên môi trường mạng, mà còn nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ khi tham gia các ứng dụng học trực tuyến miễn phí này...
Zoom bị cấm ở nhiều quốc gia
Hiện, phần mềm họp trực tuyến Zoom đã bị một số chính phủ, trường học, công ty công nghệ cấm sử dụng vì nguy cơ bảo mật.
Theo Techcrunch, ngày 5/4, chính quyền thành phố New York đã ra văn bản cấm các trường học trong khu vực dùng phần mềm này vì lo ngại bảo mật,.
Trước đó, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đầu tiên áp dụng lệnh cấm hoàn toàn với Zoom. Theo chính phủ nước này, các cơ quan, tổ chức nếu cần tổ chức hội nghị truyền hình từ xa, không nên sử dụng những sản phẩm không được bảo mật như Zoom, thay vào đó, có thể chọn giải pháp tương tự của Google, Microsoft...
Tiếp theo là Đức, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), SpaceX...
Do đó, nhiều quốc gia, tổ chức đã khuyến cáo nên chuyển sang sử dụng các ứng dụng của Microsoft, Google... để có mức độ bảo mật cao hơn.
Thiếu ứng dụng dạy-học trực tuyến "Make in Vietnam"
Chương trình họp trực tuyến Zoom được sự quan tâm lớn từ đầu 2020 khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phần mềm này đang bị chỉ trích, thậm chí bị kiện vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối, làm lộ thông tin đăng nhập Windows hay cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Làm việc online, dạy và học online là những xu hướng tất yếu.
Zoom cũng thừa nhận và xin lỗi vì đã không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình, đồng thời hứa khắc phục để lấy lại niềm tin từ người dùng. Hiện công ty thông báo ngừng phát triển các tính năng mới trong 90 ngày để xử lý các lỗ hổng và sự cố đã được báo cáo.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp chuyên giải pháp công nghệ như FPT, VNPT... cũng đã có một số ứng dụng phục vụ việc dạy-học trực tuyến. Khách quan để nói, các ứng dụng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng, nhất là khi thói quen sử dụng ứng dụng miễn phí vẫn rất lớn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cũng như xu thế phát triển của thời đại, làm việc online, dạy-học online... sẽ là xu hướng tất yếu. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt cần xây dựng những ứng dụng đủ đáp ứng nhu cầu người dùng và đặc biệt giúp gia tăng tốt hơn vấn đề bảo mật./.
Vân Anh
Nếu lo ngại tính bảo mật khi sử dụng Zoom, hãy thử qua những giải pháp thay thế này Zoom đang gây khá nhiều tranh cãi về tính riêng tư, và đây là những lựa chọn an toàn thay thế. Gần đây, khá nhiều các thông tin về tính riêng tư khi sử dụng Zoom bị rò rỉ, và động thái lớn nhất cho việc này chính là Google cấm nhân viên sử dụng ứng dụng Zoom trên máy tính của công...