Điểm đột phá, Trung Quốc lùi bước, Donald Trump thấy hài lòng
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung được cho là sẽ có bước đột phá sau một năm rưỡi leo thang. Ông Donald Trump hài lòng, trong khi Bắc Kinh có dấu hiệu xuống nước. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa 2 cường quốc vẫn còn rất lớn.
Sau khoảng hơn 2 tuần thả đồng Nhân dân tệ (NDT) lao dốc liên tục, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bắt đầu nâng giá đồng nội tệ trở lại.
Sáng 6/9, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục tăng giá đồng Nhân dân tệ phiên thứ 3 liên tiếp từ mức thấp nhất trong 11 năm.
PBoC điều chỉnh tỷ giá tham chiếu lên ngưỡng 7,0855 Nhân dân tệ (NDT) đổi 1 USD sau khi giảm 12 phiên liên tiếp trước đó và ghi nhận mức thấp lịch sử 7,0884 NDT đổi 1 USD vào hôm 3/9 vừa qua. Trogn tháng 8, NDT đã giảm gần 2,9% – mức giảm mạnh nhất trong 25 năm.
Đây là một diễn biến tích cực. Bắc Kinh không còn xoáy vào điểm mà tổng thống Mỹ Donald Trump lo ngại nhất.
Với biên độ hiện tại là /-2% so với mức tham chiếu, đồng NDT tại thị trường trong nước có thể biến động trong phạm vi 6,9438 và 7,2272.
Sau khi tỷ giá tham chiếu được PBOC công bố, đồng NDT được giao dịch trên thị trường quốc tế ở mức thấp hơn nhiều so với phiên liền trước, xuống mức 7,1481 NDT đổi 1 USD, đã cao hơn khá nhiều so với mức 7,16 NDT đổi 1 USD hồi đầu tuần.
Ông Donald Trump
Những tín hiệu tích cực diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc vừa thỏa thuận sẽ trở lại bàn đàm phán trong tháng 10 tới và một số người cho rằng vòng đàm phán thương mại lần này có thể dẫn một sự “đột phá”.
“Có rất nhiều khả năng xảy ra sự đột phá giữa hai bên” ông Hu Xijin, Tổng biên tập tờ báo Global Times, một tờ báo trực thuộc Nhật báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc được CNBC dẫn lời trên Twitter cho biết.
Nhiều blogger nổi tiếng cũng đưa ra những dự báo tích cực về quan hệ Mỹ-Trung.
Trong 18 tháng vừa qua, hàng loạt các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được tổ chức, nhưng tất cả đều không có kết quả. Hai bên liên tiếp tung đòn áp thuế “ăn miếng trả miếng”. Tuy nhiên, theo CNBC, lần này có thể khác.
Trong một diễn biến chính thức, Bộ Thương mại Trung Quốc đã xác nhận rằng 2 bên đã điện đàm hôm 5/9 và nhất trí nối lại đàm phán ở Washington vào đầu tháng 10/2019. Đây là vòng đàm phán thương mại thứ 13 sau khi cả hai bên tăng cường áp thêm thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa lẫn nhau.
Cả 2 bên cũng cho biết sẽ nỗ lực để đạt được tiến bộ sau khi cả Mỹ và Trung Quốc ghi nhận những thiệt hại về kinh tế.
“Có thể có thêm về khả năng đột phá giữa hai bên,” ông Hu Xijin nói trong một tweet hôm thứ Năm. Tài khoản Twitter của ông đã được nhiều người giao dịch ở Phố Wall và những người tham gia thị trường theo dõi để hiểu rõ hơn về cuộc chiến thương mại.
Ông Hu đã theo dõi với những phát ngôn về tranh chấp thương mại giữa Mỹ-Trung. Gần đây nhất, ông đã cảnh báo về sự trả đũa của Trung Quốc đối với thuế quan của Tổng thống Donald Trump, chỉ vài giờ trước khi Trung Quốc đưa ra thông báo chính thức.
Phía chính quyền ông Donald Trump đã chưa trả lời câu hỏi của CNBC về việc nhận xét nói trên. Tuy nhiên, trước đó, ông Trump cũng đã nói về một thắng lợi trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và rằng Bắc Kinh đã lùi bước.
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đêm qua đã tăng hơn 350 điểm khi các nhà đầu tư đặt cược rằng có thể có một điều gì đó quan trọng hơn để ra khỏi các cuộc đàm phán mới này.
H. Linh
Theo vietnamnet
Nhân vật đặc biệt làm rộ nghi vấn ông Kim Jong-un không về thẳng Triều Tiên sau khi rời Việt Nam
Sự xuất hiện của Kim Song Nam, cố vấn lâu năm của gia tộc họ Kim về vấn đề Trung Quốc trong chuyến công du tới Việt Nam lần này của ông Kim Jong-un làm dấy lên nghi vấn nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ tới Trung Quốc sau khi rời Việt Nam.
Video: Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tươi cười trò chuyện tại Hà Nội
Trong những cái tên có mặt trong danh sách các quan chức tháp tùng Chủ tịch Kim trong chuyến công du tới Việt Nam có một gương mặt rất đáng chú ý. Đó là ông Kim Song Nam, cố vấn lâu năm gia tộc họ Kim về các vấn đề Trung Quốc. Ông từng đóng vai trò phiên dịch tiếng Trung cho các nhà lãnh đạo Triều Tiên trong quá khứ.
Ông Kim Song Nam gây bất ngờ khi có tên trong phái đoàn Triều Tiên tới Việt Nam lần này.
Việc ông Kim, người được cho là đang giữ chức vụ Thứ trưởng các vấn đề quốc tế của Triều Tiên có tên trong phái đoàn Triều Tiên tới Việt Nam lần này làm rộ lên nghi vấn nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể không về thẳng quê nhà sau khi rời Việt Nam, mà sẽ dừng lại ở Trung Quốc.
Trước đó, tờ Yonhap cũng đưa ra phỏng đoán tương tự khi cho biết đoàn tàu bọc thép đưa Chủ tịch Kim cùng phái đoàn Triều Tiên tới Hà Nội tới ga Đồng Đăng vào sáng 26/2 đã quay đầu, di chuyển hướng về Trung Quốc. Tờ báo Hàn cho rằng đoàn tàu có thể đỗ lại đâu đó tại Bắc Kinh hoặc Quảng Châu để chờ ông Kim bay tới sau khi ông rời Hà Nội.
Sau hành trình kéo dài hơn 60 giờ đồng hồ từ Bình Nhưỡng, đoàn tàu bọc thép chở Chủ tịch Kim Jong-un cùng phái đoàn Triều Tiên tới ga Đồng Đăng, Lạng Sơn vào sáng 26/2 trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân địa phương và báo chí quốc tế.
Ông Kim sau đó lên siêu xe bọc thép để di chuyển về Hà Nội. Tới chiều 26/2, ông tới thăm Đại sứ quán Triều Tiên, rời đi sau 50 phút trước khi về lại khách sạn Melia.
Tối 27/2, nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi có cuộc trao đổi riêng và dùng bữa tối cùng phái đoàn 2 bên.
Tại cuộc gặp đầu tiên sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore vào tháng 6/2018, cả 2 nhà lãnh đạo đều tỏ ra lạc quan và tin tưởng hội nghị tại Hà Nội sẽ thành công hơn hội nghị được tổ chức cách đó 261 ngày. Theo Tổng thống Trump, 28/2 sẽ là một ngày làm việc bận rộn với lịch trình dày đặc đã được lên kế hoạch từ trước.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Trump lại 'gây sốt' khi yêu cầu phóng viên chụp ông và ông Kim sao cho 'bảnh' Câu nói đùa của Tổng thống Trump trong bữa tối xã giao cùng lãnh đạo Kim Jong-un và quan chức của 2 bên khiến nhiều người không khỏi thích thú. Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un có một bữa tối cùng các phụ tá sau khi kết thúc cuộc trao đổi ngắn tại khách sạn Metropole vào tối 27/2. Lãnh đạo Mỹ-Triều...