Điểm đến xứ Thanh được ví như ‘vịnh Hạ Long’ trên cạn
Vườn Quốc gia Bến En là một trong những thắng cảnh nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Nơi đây được mệnh danh là ‘ vịnh Hạ Long’ trên cạn của xứ Thanh.
Vườn quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). VQG có tổng diện tích hơn 14.000 hecta, thuộc địa bàn 2 huyện Như Xuân, Như Thanh (Thanh Hóa).
Bến En không chỉ có cảnh quan rừng và hang động trên các dãy núi đá vôi mà còn có hồ nước rộng gần 3.000ha và 21 hòn đảo, bán đảo được bao quanh bởi 3 cánh cung núi đá, núi đất và rừng.
VQG ở xứ Thanh có hơn 462 loài cây, cùng 125 họ thực vật, nổi bật nhất là cây lim xanh với tuổ.i thọ lên đến hàng trăm năm. Đây còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.
Sự kết hợp hài hòa giữa cấu trúc địa hình rừng, núi và hồ nước đã tạo cho Bến En một vùng tiểu khí hậu mát mẻ, thích hợp cho các hoạt động nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi.
Du khách tham quan cảnh quan hồ và đa dạng sinh học bằng xuồng. Các dịch vụ cắm trại, đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ cũng là những hoạt động thu hút được sự quan tâm của du khách.
Video đang HOT
Mới đây, Ban Quản lý VQG Bến En tổ chức Hội nghị tham vấn đề án “ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng VQG Bến En đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045″. Đề án với mục tiêu chung là đưa VQG Bến En thành điểm du lịch hấp dẫn, có sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc riêng; tạo ra nguồn thu bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế; thúc đẩy tăng nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước tạo bước đệm cho VQG Bến En.
Mục tiêu của đề án, đến năm 2030, tổng lượt khách ước đạt trên 100.000; khách lưu trú hơn 10.000 lượt (khách quốc tế khoảng 25%). Doanh thu từ dịch vụ du lịch trên 80 tỷ đồng; lao động trực tiếp trên 500 người. Đến năm 2045, VQG Bến En hướng đến trở thành trung tâm du lịch lớn của tỉnh với các sản phẩm chất lượng cao, góp phần xây dựng huyện Như Thanh thành thị xã du lịch.
Khám phá làng chài cổ giữa lòng di sản Vịnh Hạ Long
Khi nhắc đến Vịnh Hạ Long, nhiều người nghĩ ngay đến những dãy núi đá vôi trùng điệp nổi lên giữa làn nước xanh ngọc, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa lòng vịnh kỳ vĩ này còn ẩn giấu một 'viên ngọc văn hóa' làng chài Cửa Vạn - là một điểm đến du lịch sinh thái mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.
Cuộc sống mộc mạc giữa thiên nhiên hùng vĩ
Nằm yên bình giữa những ngọn núi đá vôi dựng đứng và làn nước xanh trong, làng chài Cửa Vạn tạo nên một bức tranh phong cảnh thanh bình và đầy thơ mộng.
Nằm yên bình giữa những ngọn núi đá vôi dựng đứng và làn nước xanh trong, làng chài Cửa Vạn tạo nên một bức tranh phong cảnh thanh bình và đầy thơ mộng.
Cách bến thuyền du lịch Hạ Long khoảng 20km, làng chài này thuộc xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tọa lạc trong khu vực Vịnh Thiên Đường - một không gian yên ả được bao bọc bởi những dãy núi non trùng điệp.
Được hình thành từ lâu đời, làng chài Cửa Vạn từng là nơi sinh sống của hàng trăm gia đình ngư dân. Họ sống trên những ngôi nhà bè nổi giản dị nhưng sạch sẽ và rộng rãi, hàng ngày đán.h bắt cá, thu hoạch thủy sản để nuôi sống gia đình.
Với hơn 300 hộ dân hiện đang sinh sống tại đây, Cửa Vạn không chỉ là làng chài lớn nhất mà còn được xem là nơi "giàu có" nhờ nguồn thủy sản phong phú. Điều đặc biệt hơn cả là, dù cuộc sống giữa biển cả bao la, cư dân nơi đây vẫn giữ được lối sống giản dị và bình yên. Vị trí địa lý thuận lợi cũng giúp làng chài này trở thành chỗ neo đậu thuyền và tránh bão lý tưởng cho ngư dân, tạo thêm sự an toàn cho cuộc sống của họ.
Những chiếc thuyền gỗ nhỏ, những tấm lưới phơi đầy nắng và những con thuyền đán.h cá sớm tối là hình ảnh quen thuộc mà du khách có thể dễ dàng bắt gặp khi đến đây. Bất kể thời gian trôi qua hay sự phát triển của xã hội hiện đại, ngư dân Cửa Vạn vẫn duy trì những truyền thống lâu đời của nghề cá, tạo nên một bức tranh văn hóa đặc sắc giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân Cửa Vạn
Điều làm nên sức hút khó cưỡng của làng chài Cửa Vạn chính là nền văn hóa ngư dân độc đáo đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Văn hóa nơi đây không chỉ gắn bó với cuộc sống mưu sinh trên biển mà còn thể hiện sâu sắc trong các nghi thức tâm linh và lối sống của người dân.
Những đứ.a tr.ẻ tại Cửa Vạn vô tư chơi đùa.
Ngư dân Cửa Vạn luôn tin rằng biển cả là nguồn sống thiêng liêng, họ tổ chức các lễ cúng thần biển để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa cá bội thu. Những phong tục truyền thống như lễ cầu ngư, lễ hội dân gian đặc trưng cũng là dịp để cộng đồng nơi đây gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời.
Ông Lê Văn Hùng, một ngư dân kỳ cựu của làng chài, bộc bạch: "Biển không chỉ là nguồn sống, mà còn là linh hồn của chúng tôi. Mỗi dịp lễ cầu ngư, cả làng lại cùng nhau hát hò, cúng thần biển để cầu mong bình yên và những mùa cá bội thu. Những làn điệu hò biển, chèo cạn không chỉ là để giải trí, mà còn là cách chúng tôi tưởng nhớ tổ tiên, những người đã gắn bó với biển suốt bao đời. Giữ được những bài hát này là niềm tự hào lớn của chúng tôi, bởi chúng mang theo cái hồn của biển cả và cái tình mộc mạc của người ngư dân. Chúng tôi muốn truyền lại những di sản này cho con cháu, để chúng luôn nhớ về gốc gác của mình, về văn hóa mà bao đời cha ông đã gây dựng".
Văn hóa ngư dân Cửa Vạn không chỉ dừng lại ở các nghi lễ mà còn thấm đượm trong cuộc sống thường nhật. Người dân sống gần gũi, mộc mạc, luôn trân trọng từng món quà từ thiên nhiên. Cách họ giao tiếp, đón tiếp du khách cũng toát lên sự chân thành, mến khách, khiến bất kỳ ai đến đây đều cảm thấy ấm áp và dễ chịu.
Điều đặc biệt là, dù cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi, những nét văn hóa phi vật thể như các bài dân ca, hò biển vẫn được gìn giữ một cách trọn vẹn. Những câu hò, bài chèo cạn thường được ngư dân hát vang giữa không gian mênh mông của biển cả, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động.
Các làn điệu ấy không chỉ phản ánh đời sống ngư dân mà còn mang trong mình cái hồn của biển, cái tình của người dân ven biển. Âm hưởng của những giai điệu dân ca ấy vang lên nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, khơi gợi trong lòng du khách những cảm xúc bình yên và gắn kết với thiên nhiên, biển cả.
Không chỉ vậy, làng chài Cửa Vạn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống khác như kỹ thuật đán.h bắt cá bằng các công cụ cổ xưa, nghệ thuật thủ công làm lưới, đóng thuyền. Các kỹ năng này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ cho ngư dân không chỉ sống bằng nghề mà còn sống với niềm tự hào về văn hóa biển khơi. Những giá trị ấy khiến Cửa Vạn không chỉ là một làng chài mà còn là một bảo tàng sống, nơi văn hóa ngư dân được bảo tồn và phát triển bền vững.
Những thách thức và tương lai phát triển bền vững
Dù mang trong mình nhiều giá trị văn hóa và thiên nhiên tuyệt đẹp, làng chài Cửa Vạn cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Một trong những vấn đề lớn nhất là sự thay đổi khí hậu, với hiện tượng nước biển dâng và thời tiết ngày càng khắc nghiệt, gây khó khăn cho đời sống và sinh hoạt của ngư dân. Nhiều hộ gia đình đang phải đối mặt với nguy cơ mất nhà cửa và nguồn sống khi mùa bão đến gần.
Ngư dân Cửa Vạn với những chiếc thuyền đơn sơ.
Ngoài ra, sự phát triển du lịch nhanh chóng cũng tạo ra áp lực đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động đán.h bắt truyền thống. Ngư dân đôi khi phải cạnh tranh với du khách trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên biển, dẫn đến tình trạng khai thác quá mức. Sự tăng trưởng trong ngành du lịch cũng có thể làm thay đổi lối sống của người dân địa phương, khiến họ có nguy cơ đán.h mất những giá trị văn hóa độc đáo của mình.
Để đảm bảo phát triển bền vững, cộng đồng làng chài Cửa Vạn cần có những giải pháp đồng bộ. Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cho biết: "Hiện Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đang tích cực phối hợp với UBND TP Hạ Long và các ngành chức năng liên quan để đưa dự án sửa chữa, phục hồi các nhà bè bảo tồn được triển khai trong thời gian sớm nhất, nhằm mục đích bảo tồn không gian văn hóa làng chài xưa và phát triển sản phẩm du lịch sau này". Điều này sẽ đảm bảo rằng giá trị văn hóa của làng chài không bị mai một trong bối cảnh phát triển du lịch.
Đồng thời, ông Cường cho biết thêm: "Sẽ phân loại những công trình, xây dựng kế hoạch sửa chữa, phục dựng các công trình kiến trúc liên quan đến giá trị văn hóa làng chài. Những công trình không còn sử dụng được sẽ loại bỏ, để phục dựng mới, trên cơ sở bảo tồn nguyên gốc kiến trúc, cũng như hình thái của các công trình kiến trúc cũ, song độ an toàn phải cao hơn, chống chịu được thời tiết, đặc biệt là chống chịu được sự bào mòn của nước biển, gió biển".
Về lâu dài, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long sẽ tham mưu UBND tỉnh triển khai Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo Vịnh Hạ Long. Quy hoạch này là định hướng quan trọng để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển những sản phẩm du lịch và đặc biệt là cơ sở pháp lý để kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng nhân dân có hoạt động đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, thu hút đông du khách đến với Vịnh Hạ Long và có thêm các sản phẩm độc đáo phục vụ du khách.
Bằng cách kết hợp giữa bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển du lịch bền vững, làng chài Cửa Vạn có thể vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, đồng thời bảo tồn những nét đẹp văn hóa và thiên nhiên độc đáo cho các thế hệ tiếp theo.
Làng chài Cửa Vạn không chỉ là một điểm đến du lịch thú vị với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một vùng đất của văn hóa, lịch sử và cuộc sống gắn liền với biển cả. Với những nỗ lực bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, Cửa Vạn hứa hẹn sẽ tiếp tục là một viên ngọc quý của Vịnh Hạ Long, mang đến cho du khách không chỉ những trải nghiệm mới mẻ mà còn là những bài học quý giá về sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên.
Báo nước ngoài gợi ý 10 điểm đến ở Việt Nam du khách không nên bỏ qua Tờ báo chuyên về du lịch của Canada The Travel chọn ra 10 điểm đến ở Việt Nam du khách không nên bỏ lỡ, từ Bắc vào Nam. "Việt Nam là đất nước được ưu ái đến kinh ngạc. Ngay cả những du khách kinh nghiệm nhất cũng đồng ý với điều này. Không thể bỏ qua vẻ đẹp vô cùng ấn tượng...