“Điểm đen” tai nạn tại ngã tư Bình Minh
Do không có đèn tín hiệu giao thông xanh- đỏ, ngã tư giao đường 129 với QL14E thuộc địa phận xã Bình Minh ( H. Thăng Bình, Quảng Nam) trở thành “điểm đen” TNGT nhiều năm qua.
Người điều khiển phương tiện lưu thông qua đây chủ quan thiếu quan sát nên đã xảy ra hàng chục vụ TNGT thương tâm. Mặc dù người dân và chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Ngã tư giao đường 129 với QL14E không có đèn tín hiệu đỏ nên đã xảy ra hàng chục vụ TNGT thương tâm.
Nhiều năm qua, người dân ở xã Bình Minh bức xúc trước tình trạng mất an toàn giao thông (ATGT) tại ngã tư giao đường 129 với QL14E. Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe lưu thông qua ngã tư này nhưng chỉ có 2 đèn tín hiệu giảm tốc độ trên đường 129. Do đó, khi các phương tiện chạy với tốc độ nhanh, khi xảy ra sự cố bất ngờ không kịp xử lý nên xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm, trở thành “điểm đen” về TNGT.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Hồ Văn Minh (49 tuổi) nhà gần ngã tư xã Bình Minh cho biết, nhiều năm qua, tại ngã tư này liên tiếp xảy ra nhiều vụ TNGT. Năm 2018, ông Minh tận mắt chứng kiến gần 20 vụ TNGT tại “điểm đen” này, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng gây chết người. Còn những vụ xảy ra lúc đêm khuya thì ông Minh không nắm rõ. Đặc biệt, khi 2 tuyến đường này được nâng cấp mở rộng, cùng lúc khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Nam Hội An đi vào hoạt động, lượng phương tiện lưu thông qua đây tăng lên đáng kể. Đầu năm 2019 đến nay đã xảy ra hàng chục vụ va chạm giao thông tại đây, nhiều vụ nạn nhân bị thương rất nặng. Mới đây, tối 21-4 một vụ TNGT xảy ra tại đây làm 1 người chết tại chỗ. “Phần lớn nạn nhân là người nơi khác đến chưa biết rõ về “điểm đen” TNGT này. 2 tuyến đường này thẳng nên họ chủ quan điều khiển phương tiện chạy tốc độ nhanh, khi xảy ra sự cố thì không xử lý kịp gây tai nạn. Trước tình hình mất ATGT tại đây, nhiều năm qua người dân đã kiến nghị lên Ủy ban xã có biện pháp khắc phục “điểm đen” này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Để hạn chế TNGT, người dân đã bắt đèn ra chỗ ngã tư này, Ủy ban xã cũng lắp thêm 2 bóng điện để người tham gia giao thông chú ý quan sát hơn vào ban đêm” – ông Minh tâm sự.
Lật sổ ghi chép những vụ TNGT trên địa bàn, Đại úy Trần Văn Chiến- Trưởng CAX Bình Minh than thở: TNGT liên tiếp xảy ra tại ngã tư giao đường 129 với QL14E, nguyên nhân là do không có đèn tín hiệu đỏ nên người điều khiển phương tiện qua đây chủ quan. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra hơn 10 vụ va chạm giao thông, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng khiến nhiều người bị thương nặng hoặc tử vong. “Mới đây, tối 21-4, anh Ma Đình T. (1997, trú tỉnh Thái Nguyên) điều khiển xe máy BKS 77C1-06.799 chạy trên QL14E hướng Bình Minh đi thị trấn Hà Lam, khi đến ngã tư giao với đường 129 thì xảy ra va chạm với ô-tô BKS 92A-12.356 do Lê Hồng Hải (1991, trú TP Tam Kỳ, Quảng Nam) điều khiển theo hướng TP Hội An đi TP Tam Kỳ. Cú va chạm mạnh khiến anh T. tử vong tại chỗ, xe máy bị hư hỏng nặng. Qua trích xuất camera cho thấy, phần lớn các vụ TNGT xảy ra do người điều khiển xe trên QL14E thiếu quan sát vì đường 129 là đường ưu tiên nên các phương tiện chạy rất nhanh. Khi bất ngờ xảy ra sự cố thì các phương tiện không xử lý kịp xảy ra tai nạn”- Trưởng CAX Trần Văn Chiến thông tin thêm.
Video đang HOT
Vụ TNGT xảy ra tại ngã tư giao đường 129 với QL14E vào tối 21-4 khiến 1 người tử vong tại chỗ.
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Bình Minh Phan Phước Đồng cho biết, nhiều năm qua, tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri người dân bức xúc về “điểm đen” TNGT tại ngã tư giao đường 129 với QL14E. Mặc dù, Ủy ban xã đã nhiều lần báo cáo lên UBND H. Thăng Bình để có hướng giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa được cấp trên phê duyệt. “Việc các ki-ốt bán vé tham quan khu du lịch Vinpearl Land Nam Hội An và các băng rôn bất động sản nằm dọc đường 129 làm che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông nên UBND xã vừa yêu cầu tháo dỡ toàn bộ. Ngoài ra, các xe khách chở khách tham quan khu du lịch Vinpearl Land Nam Hội An đậu đỗ trên QL14E gần ngã tư này làm che khuất tầm nhìn người tham gia giao thông, do khu vực này chưa có biển cấm xe dừng đỗ nên Ủy ban xã cũng không thể xử lý. Qua đây, địa phương cũng mong các cấp có thẩm quyền quan tâm, sớm lắp đèn tín hiệu xanh – đỏ tại “điểm nóng” này để giảm thiểu TNGT”-ông Đồng thông tin.
Ngoài “điểm đen” TNGT ở ngã tư Bình Minh, 2 ngã tư giao giữa đường 129 với đường dân sinh ở xã Bình Sa và Bình Nam (thuộc H. Thăng Bình) cũng đã xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng khiến nhiều người bị thương nặng, tử vong tại chỗ do không có đèn tín hiệu xanh- đỏ. Người dân cũng đã nhiều lần phản ánh, yêu cầu lắp đèn tín hiệu xanh- đỏ nhưng vẫn chưa được giải quyết. Để đảm bảo ATGT tại những “điểm đen” trên, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam và các đơn vị liên quan cần sớm có biện pháp khắp phục.
LÊ VƯƠNG
Theo CADN
Quốc Oai, Hà Nội: Lò gạch thủ công làm khổ người dân
Từ ngày 25/9/2018, UBND TP Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu các cơ quan quản lý chấm dứt việc hoạt động của những lò gạch thủ công.
Tuy nhiên tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, các lò gạch sản xuất theo công nghệ lạc hậu vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, giao thông, đến cuộc sống của người dân địa phương.
Xe tải chở đất vào lò gạch được che đậy đơn sơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông
Sống chung với ô nhiễm
Qua tìm hiểu, ghi nhận thực tế nhận thấy ở khu vực Gò Tháng Mười (thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạnh) còn 3 cơ sở sản xuất gạch thủ công là: Công ty TNHH sản xuất VLXD và TM Hoàng Long, Công ty sản xuất VLXD Đại Lộc, Công ty TNHH VLXD Hồng Thịnh.
Theo quan sát, các lò gạch ở đây vẫn hoạt động rầm rộ. Trên các cột ống lò, khói thải màu trắng dày đặc bốc lên. Điều đáng nói, các lò gạch ở khu Gò Tháng Mười cách khu dân cư của người dân xóm 3, thôn Hòa Trúc khoảng vài trăm mét. Bởi khoảng cách quá gần nên vào nhiều thời điểm, cả khu dân cư đều bị bao trùm bởi làn khói thải từ các lò gạch.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, hoạt động của các lò gạch nơi đây cũng là nguyên nhân "băm nát" các tuyến đường giao thông trên địa bàn, đặc biệt là tuyến đê Khoang Ông. Mặc dù, tuyến đê này đang được sửa sang, nâng cấp nhưng ở những đoạn gần các lò gạch vẫn xuất hiện nhiều "ổ gà", "ổ voi", mặt bê tông đứt gãy.
Ngày ngày, hàng chục chuyến xe tải chở đất nguyên liệu, than đốt lò, gạch thành phẩm quần thảo trên đường đê để ra vào các lò gạch. Đường đê Khoang Ông chỉ cho phép tải xe có tải trọng tối đa 12 tấn hoạt động.
Thế nhưng, các xe "Hổ vồ" đã được cơi nới thùng vẫn ngang nhiên hoạt động. Bên cạnh đó, các xe chở đất không được che đậy cẩn thận, thường xuyên làm rơi đất cát xuống đường khiến các tuyến giao thông phát sinh bụi mù mịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông của người dân.
Người dân Hòa Trúc cho biết, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng không ít bởi những chiếc xe tải ra vào lò gạch. Những chiếc xe tải lớn không chỉ cày xới nát đường mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
"Ngày nắng thì đường bụi mù mịt, đi sau xe tải là bụi không nhìn thấy đường, mà ngày mưa thì đường lấm lem bùn đất, trơn trượt nên đi lại rất nguy hiểm. Đường đê này là lối đi gần nhất để các ra trường cấp 3 nhưng nhiều xe tải đi quá nên mấy đứa học sinh trong xóm phải đi đường vòng, xa hơn rất nhiều", anh Tấn cho biết thêm.
Sẽ chấm dứt hoạt động trước 30/6?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Thuận - Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cho biết, từ tháng 4/2018, UBND xã đã thanh lý toàn bộ hợp đồng cho thuê thầu diện tích đất công tại Gò Tháng 10. Nếu đúng theo lộ trình đã được phê duyệt, các cơ sở sản xuất gạch tại địa phương phải dừng hoạt động trước ngày 31/12/2018. Tuy nhiên, các lò gach thủ công vẫn sản xuất bất chấp chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Nói về khó khăn trong việc xóa các lò gạch thủ công tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cho hay, thực tế xã bây giờ vẫn chờ ý kiến chỉ đạo của huyện. Để giải tỏa các lò gạch phải chờ kế hoạch của huyện bởi những việc này là vượt thẩm quyền của UBND xã. Mặc dù, huyện đã có những công văn nhắc nhở nhưng chưa có kế hoạch giải tỏa cụ thể.
Một khó khăn khác khiến các cơ sở sản xuất gạch vẫn tồn tại là do bài toán giữa kinh tế và môi trường. Các lò gạch được đầu tư với kinh phí hàng tỉ đồng và cũng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Với lý do này, các chủ lò gạch đồng loạt xin UBND xã cho phép các lò thủ công hoạt động đến cuối tháng 6/2019. Trả lời về thời điểm cuối cùng để hoàn toàn xóa sổ lò gạch thủ công trên địa bàn xã Hòa Thạch, Chủ tịch xã cũng khẳng định: "Việc này sẽ hoàn thiện trước 30/6/2019?".
Về vấn đề xe quá tải trọng khiến một số trục giao thông và đê trên địa bàn xuống cấp, Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cho biết: UBND xã cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị các chủ lò gạch không sử dụng xe quá tải trọng đi trên đê.
Đồng thời báo cáo Thanh tra giao thông và Công an huyện Quốc Oai để phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý. "Vừa qua, UBND xã đã tiến hành xây dựng một cột để ngăn cản xe quá khổ, quá tải. Sắp tới, xã cũng dự kiến lắp barie nhằm triệt để ngăn các loại xe này hoạt động; tuy nhiên phải chờ sau khi hoàn thành dự án xây dựng, cải tạo đê Khoang Ông mới thực hiện được" - vị Chủ tịch xã cho biết thêm.
Thanh Thúy
Theo PLVN
Phạt gần 50 triệu đồng ô tô 'nhồi nhét' gấp đôi số khách quy định Thời điểm xuất bến, xe chỉ có 10 khách, nhưng khi bị lực lượng CSGT kiểm tra, xe đã chở vượt hơn 100% số người quy định... Xe khách chở vượt hơn gấp đôi số khách quy định. Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an, gần 12h hôm nay, 13/4, lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát phát...