Điểm đến Mũi Né 25 năm sau sự kiện Nhật thực toàn phần
Ngày 24.10.1995, Mũi Né được nhiều người chính thức “phát hiện” nhờ sự kiện là địa điểm quan sát rõ nhất về Nhật thực toàn phần. Kể từ đó, Mũi Né đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng. Đã 25 năm trôi qua, Mũi Né đã khác.
Khách quốc tế lướt ván diểu trên bãi biển Mũi Né, tháng 2.2020
ẢNH: QUẾ HÀ
Hàng loạt resort cao cấp ở Mũi Né
Mũi Né ngày ấy chưa có một khách sạn nào quy mô. Nhưng 25 năm sau, dọc dải ven biển này đã có tới 317 khách sạn, resort với hơn 11.500 phòng nghỉ trong đó có 2 resort đạt 5 sao; 27 resort đạt 4 sao và 15 khách sạn đạt 3 sao (riêng ở TP.Phan Thiết).
Từ chỗ chỉ đón vài chục nghìn lượt du khách (1995), thì nay con số ấy đã lên đến trên 6,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm tới 11%. Doanh thu của ngành du lịch (cuối năm 2019) đạt con số tới 15.200 tỉ đồng, chiếm tới 9,7 % GRDP của tỉnh.
Bãi biển Đá Ông Địa, cũng là cửa ngõ vào Khu du lịch Quốc gia Mũi Né
ẢNH: QUẾ HÀ
Nếu như 25 năm trước, chủ yếu là khách nội địa đến Mũi Né, thì nay thị trường du khách không chỉ có du khách trong nước, mà đã có khách quốc tế ở khắp thế giới đến Mũi Né. Những thị trường khách quốc tế phổ biến nhất ở Mũi Né phải kể đến đó là Nga, Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Phần Lan, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc). Thậm chí thị trường Châu Phi vốn rất ít cũng đã có lượng khách đặt chân đến Mũi Né.
Mũi Né hiện có rất nhiều resort cao cấp nằm sát ven biển
ẢNH: QUẾ HÀ
Ông Ngô Minh Chính, nguyên giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Bình Thuận, nhìn nhận: Mũi Né nói riêng, ngành du lịch nói chung đã có đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh. Thành tựu của ngành du lịch không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống; an sinh xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. “Ngành du lịch hiện nay được tỉnh xác định là ba trụ cột quan trọng, cùng với công nghiệp năng lượng và nông nghiệp, thủy sản để xây dựng và phát triển kinh tế trong hiệm kì mới 2020-2025″- ông Chính nói.
Để xứng tầm Khu du lịch cấp Quốc gia
Theo Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 18.12.2018 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn 2030), thì diện tích Khu du lịch quốc gia Mũi Né là hơn 14.700 ha; kéo dài từ P.Phú Hài, TP.Phan Thiết đến tận thị trấn Phan Rí Cửa, H.Tuy Phong.
Video đang HOT
Như vậy, Mũi Né không còn là địa danh hành chính phường của TP.Phan Thiết, mà nó trở thành thương hiệu Quốc gia.
Quan điểm phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Né được Thủ tướng phê duyệt nêu rõ: Phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Né theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đặc biệt là thắng cảnh Bàu Trắng và các đồi cát ven biển.
Đồi cát thuộc Khu du lịch Bàu Trắng của huyện Bắc Bình được Chính phủ quy hoạch đưa vào Khu du lịch Quốc gia Mũi Né
ẢNH: QUẾ HÀ
Đồi cát thuộc Khu du lịch Bàu Trắng của huyện Bắc Bình được Chính phủ quy hoạch đưa vào Khu du lịch Quốc gia Mũi Né
ẢNH: QUẾ HÀ
Mục tiêu cụ thể, tới năm 2025, phấn đấu sẽ đón 9 triệu lượt du khách đến Mũi Né, trong đó có 1,5 triệu lượt du khách quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Bình, một nhà đầu tư du lịch đến từ Đan Mạch, sự phát triển lớn mạnh của Mũi Né hiện nay bao gồm cả những hạn chế, yếu kém trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Theo ông Bình, qua hơn 25 năm phát triển, Mũi Né đang phải chịu những thách thức quá tải về môi trường. Hiện nay mức độ “bê tông hóa” Mũi Né, làm mất đi không gian xanh đang trở thành một thách thức lớn nhất.
Không chỉ từ quy hoạch kiến trúc, mà ngay cả vấn đề xả thải (nước thải, rác thải) đối với Mũi Né hiện nay cũng đang là bài toán hết sức khó khăn cho các cơ sở du lịch.
Đó là chưa tính đến vấn đề biến đổi khí hậu, sạt lở bờ biển ở Mũi Né hiện nay rất nghiêm trọng.
Khách Tây lướt ván diều trên biển Mũi Né
ẢNH: QUẾ HÀ
Còn theo ông Đỗ Thanh Hòa- Chủ đầu tư Padanus resort, để phát triển Mũi Né trở thành điểm đến đúng tầm quốc gia, thì “không thể biến Mũi Né thành đô thị du lịch như Nha Trang hay Đà Nẵng”.
Theo ông Hòa, “Mũi Né vốn là khu nghỉ dưỡng biển cao cấp. Du khách biết đến Mũi Né vốn từ một hiện tượng tự nhiên là nhật thực toàn phần ngày 24.10.1995. Do vậy, với Mũi Né, luôn phải giữ được yếu tố tự nhiên ấy. Trong mắt du khách, Mũi Né là một điểm đến với biển xanh cát trắng. Nếu anh làm mất đi yếu tố tự nhiên này sẽ bị lệch hướng”- ông Hòa phân tích.
Thách thức trước đại dịch Covid-19!
Cùng chung tình trạng với bao điểm đến khác, Mũi Né cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19.
Theo thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Bình Thuận, trong 9 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch này, toàn tỉnh chỉ ước đón khoảng 1,8 triệu lượt du khách, chỉ đạt 26,7% kế hoạch và giảm tới 58,8 % so với năm 2019.
Cũng tho ông Bình, không chỉ các DN du lịch bị thiệt hại, mà ngày cả người lao động cũng không có việc làm. Thậm chí có những DN dự báo sẽ phải “dừng bước”.
Đó là một thực tế “bất khả kháng” khi cả nền kinh tế phải gánh chịu.
Tháp nước ở Phan Thiết do Hoàng thân Souphanouvong thiết kế, do người Pháp xây dựng từ năm 1928, bên cạnh cầu Lê Hồng Phong, bắc qua sông Cà Ty chảy ngang trong lòng thành phố Phan Thiết
ẢNH: QUẾ HÀ
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa cho biết, Bình Thuận đang triển khai hàng loạt các chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn cho các DN du lịch hiện nay.
“Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, tỉnh đã triển khai các biện pháp như giảm, giãn nợ thuế, tiền thuê đất cho các DN. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng, hỗ trợ DN trong việc quảng bá, xúc tiến đầu tư thị trường. Từ các chính sách trên, du khách đang được giảm giá tới 50% tiền phòng, tiền dịch vụ của các DN du lịch Mũi Né”- ông Hòa nói.
Cũng theo ông Hòa, tỉnh sẽ ưu tiên vốn cho đầu tư hạ tầng giao thông các tuyến đường ven biển Mũi Né để phát triển du lịch, tạo điều kiện tốt nhất về chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Phan Thiết hội tụ nhiều điều kiện phát triển du lịch
Đánh giá cao tiềm năng du lịch Phan Thiết, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết địa phương cần tối ưu hơn nữa lợi thế sẵn có.
Thông tin được ông Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ tại hội thảo "Mô hình quản lý khu du lịch quốc gia" diễn ra sáng 24/10 tại Phan Thiết. Đây là sự kiện thuộc chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm du lịch Bình Thuận.
Việc công nhận Mũi Né - Phan Thiết trở thành khu du lịch quốc gia mới đây, theo ông Khánh, sẽ góp phần tích cực giúp du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Với chính sách ưu đãi, mô hình, quy hoạch đã được xác lập, đó sẽ là nền tảng cho các nhà đầu tư lựa chọn phương thức đầu tư hợp lý, tiếp sức thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của địa phương vươn xa.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tại hội thảo "Mô hình quản lý khu du lịch quốc gia" diễn ra sáng 24/10 tại Phan Thiết.
Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế, giảng viên trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cũng nhận định Phan Thiết sở hữu tiềm năng phát triển du lịch to lớn và lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư. Với yếu tố thiên thời, địa lợi hiện hữu, du lịch Phan Thiết sẽ còn bứt phá trong tương lai.
Bắt đầu từ cột mốc 24/10 của 25 năm trước, người dân trên khắp cả nước và quốc tế lần đầu chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, chưa được khai phá của làng chài Mũi Né - Phan Thiết. Hiện tượng nhật thực toàn phần cuối cùng của thế kỷ XX được nhiều người ví như "tín hiệu" do ông trời ban tặng cho vùng đất cằn cỗi với 300 ngày nắng quanh năm này.
"Đó là 'thiên thời', là yếu tố đầu tiên mở ra tương lai du lịch cho Phan Thiết. Để rồi 10 năm sau đó, ngành du lịch tại đây phát triển cực thịnh, điều mà lúc bấy giờ các thủ phủ du lịch trên cả nước như Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang... chưa đủ sức làm và chỉ mới phát triển ở một chừng mực nào đó", vị Tiến sĩ kinh tế nhận định.
Những bờ biển dài xanh trong, nắng vàng chan hòa cùng đồi cát vàng mênh mông, thơ mộng níu chân bao du khách.
Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp nao lòng của dải đất ven biển cực Nam Trung Bộ cùng sản vật thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất này. Một trong những lợi thế lớn của Phan Thiết là có cung đường bờ biển đẹp hình cánh cung dài 57,4 km, trải dọc từ phía bắc Mũi Kê Gà lên Mũi Né.
Cùng với đó là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, kết nối Phan Thiết với những trung tâm kinh tế, du lịch khác, mở ra cơ hội thu hút đầu tư. Nơi đây có các công trình giao thông dự kiến hoàn thiện trong tương lai như sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết...
Thành phố hình cánh cung được kỳ vọng sẽ sáng hơn nữa trên bản đồ du lịch Việt Nam lẫn khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhờ những lợi thế địa lý sẵn có. Phan Thiết sắp tới có thể dễ dàng kết nối với du khách phía Nam qua cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; đón khách quốc tế lẫn phía Bắc và tỉnh thành lân cận với sân bay Phan Thiết - cảng hàng không quốc tế quy mô thiết kế vận tải hành khách ước tính hai triệu lượt khách mỗi năm. Đây là yếu tố "địa lợi", dự kiến thu hút nhiều du khách hơn nữa trong thời gian tới, mà ông Đỗ Thiên Anh Tuấn đề cập trong hội thảo ngày 24/10.
Tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh đang cùng các địa phương khác rà soát lại mô hình quản lý khu du lịch quốc gia sao cho phù hợp, đồng thời tiến hành đầu tư và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong, ngoài nước.
Để thu hút nhà đầu tư, tỉnh đưa ra chính sách và tạo được quỹ đất, điều chỉnh giá đất, thực hiện nhanh các thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu vào... Ông Hoà cho biết, tuy đây là vấn đề khó nhưng vẫn phải làm bởi có quỹ đất thì mới tạo ra những dự án lớn. Ngoài ra, phía tỉnh cũng xúc tiến, đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề hành chính, thủ tục để các dự án hạ tầng có thể sớm triển khai.
Hiện Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung vẫn thiếu các mô hình vui chơi giải trí, khu thương mại phục vụ du lịch, quà lưu niệm và các loại hình thể thao biển. Do đó, theo ông Hoà, các nhà đầu tư có thể tham gia phát triển phân khúc này. Đến nay, vốn đầu tư tư nhân tại tỉnh Bình Thuận trên hai tỷ USD, thu hút khoảng 200 dự án. Trong đó hơn 100 dự án đã và đang huy động vốn.
Thời gian qua, nhận thấy tiềm năng du lịch ở Phan Thiết mà hiếm nơi nào có được ở khu vực phía Nam, ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến đây xây dựng hàng trăm resort, phát triển loạt dự án bất động sản tầm cỡ, duy trì danh xưng "thiên đường nghỉ dưỡng","thủ đô resort" của thủ phủ tỉnh Bình Thuận; đơn cử như Tập đoàn FLC, TMS, Dubai Việt Nam, TTC, Novaland...
Trong đó, có thể kể đến một số dự án quy mô như NovaWorld Phan Thiet của tập đoàn Novaland, được định hướng trở thành "siêu thành phố biển - du lịch - sức khoẻ", quy mô lên tới 1.000 ha, trải dọc bảy km đường bờ biển.
Ngoài ra còn có một số cái tên nổi bật khác như: Tổ hợp du lịch, vui chơi, giải trí tầm vóc quốc tế Hamubay Phan Thiết với vốn đầu tư gần một tỷ USD; Trung tâm công nghệ cao kết hợp sản xuất, nghỉ dưỡng và "thành phố thông minh" của Tập đoàn công nghệ cao Osnova; Summer Land Mũi Né của Hưng Lộc Phát; hay Thanh Long Bay tại Kê Gà của Nam Group...
Phối cảnh câu lạc bộ bãi biển tại NovaWorld Phan Thiet (Phan Thiết, Bình Thuận).
Theo đánh giá của chuyên gia, tiềm năng dẫn đầu du lịch ở phía Nam của Phan Thiết rất lớn bởi nơi đây có sẵn tài nguyên, sẵn sàng mở cửa đón đầu tư của doanh nghiệp trong, ngoài nước.
Song song đó, chính quyền chú trọng gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực và hệ thống di sản, không ngừng triển khai những chiến lược phát triển du lịch tầm nhìn dài hạn.
Việc địa phương "trải thảm" đón dòng vốn của các doanh nghiệp mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Điều này góp phần mang lại diện mạo mới cho vùng đất được mệnh danh "thiên đường resort".
Tuần trăng mật tại Việt Nam: 4 điểm đến lãng mạn nhất Với cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, những mùi hương đặc trưng và các món ngon không thể nào sánh được, Việt Nam chắc chắn sẽ mang đến cho các đôi tình nhân một kì nghỉ trăng mật đáng nhớ. Với cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, những mùi hương đặc trưng và các món ngon không thể nào sánh được, Việt Nam...