Điểm đến mới cho những người ưa khám phá
Thác Nậm Chạc ở xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát) đẹp và hấp dẫn, có thể phát triển thành điểm du lịch sinh thái.
Thác Nậm Chạc phù hợp với những chuyến dã ngoại. Ảnh: TL
Bắt nguồn từ thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, thác Nậm Chạc len lỏi qua những cánh rừng nguyên sinh, dội qua nhiều vách đá, kéo dài như dải lụa trắng nổi bật giữa núi rừng. Ngoài cái tên thác Nậm Chạc, người dân nơi đây và những người ưa khám phá thường gọi là “thác nhiều tầng” bởi thác có cả hàng chục tầng nối tiếp nhau từ đỉnh núi xuống thung lũng các thôn: Suối Thầu, Suối Thầu 3, Nậm Giang, Nậm Chạc, Cửa Suối rồi đổ ra sông Hồng. Mỗi tầng thác lại có vẻ đẹp riêng nhưng đều tung bọt trắng xóa, mát lạnh. Đặc biệt, hệ thống tầng thác và cảnh quan thiên nhiên vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ, nguyên vẹn.
Video đang HOT
Không quá khó chinh phục như các thác khác, đường đến thác Nậm Chạc rất dễ đi, chỉ cần di chuyển quãng đường bê tông dài hơn 3 km bằng xe máy hoặc ô tô từ UBND xã vào là có thể tới tầng thác thứ 6 – 7 tại khu vực cầu treo Suối Thầu 3 ở độ cao khoảng 600 m so với mực nước biển. Tại đây, các tầng thác có bãi tắm rộng, nước trong mát, phù hợp với những chuyến du lịch dã ngoại. Nơi đây vào mùa hè, khi chưa có dịch Covid-19, người dân trong vùng và khu vực lân cận đến trải nghiệm, dã ngoại rất đông.
Với du khách phương xa khi khám phá thác Nậm Chạc còn có thể ngắm vẻ đẹp của ruộng bậc thang, đồi mâm xôi mùa lúa chín, hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trải nghiệm câu cá suối, khám phá các bản làng người Mông, Dao, Giáy với nhiều nét văn hóa bản địa đặc sắc. Nếu may mắn, du khách có thể gặp một gia đình, dòng họ người Dao tổ chức lễ cấp sắc – một trong những nét văn hóa đặc sắc được người Dao đỏ nơi đây gìn giữ nguyên vẹn. Du khách cũng có thể tham quan bản làng, tắm lá thuốc của người Dao đỏ và thưởng thức những món ăn dân dã như gà bản, vịt bầu, cá suối… ở những bản làng dọc 2 bên dòng suối.
Anh Chảo Láo Tả ở thôn Suối Thầu cho biết: Không chỉ có thác đẹp, mà cảnh quan thiên nhiên nơi đây cũng rất hùng vĩ, có ruộng bậc thang, hệ thống giao thông thuận lợi và giàu bản sắc văn hóa các dân tộc. Nếu được quan tâm, phát triển, thu hút đầu tư, chắc chắn thác Nậm Chạc sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến vùng cao huyện Bát Xát.
Mặc dù hội tụ nhiều yếu tố để trở thành điểm du lịch nhưng thác Nậm Chạc vẫn chưa được đầu tư, khai thác. “Thác nhiều tầng” vẫn như “nàng công chúa” ngủ trong rừng, chờ được đánh thức.
Đẹp ngỡ ngàng mùa lúa chín ở Bát Xát
Cứ mỗi độ thu về, Bát Xát như bừng tỉnh trước vẻ đẹp óng ả của hàng chục ha ruộng bậc thang đang vào mùa chín rộ.
Ruộng bậc thang Thề Pả ở xã Y Tý và Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia. Với diện tích 233,1 ha, đây được đánh giá là một trong những khu ruộng có vị trí đẹp và tập trung, là công trình "sáng tạo vĩ đại" của người Mông và Hà Nhì.
Ruộng trên vùng cao Y Tý, Ngải Thầu, Dền Sáng, Mường Hum... như những bậc thang bắc lên trời xanh, tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp đến mê lòng.
Huyện Bát Xát có hơn 3.000 ha ruộng bậc thang. Nhiều thửa lúa đã chín rộ, đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp, sương đọng khắp nơi trên cây cỏ, 6h khi ánh mặt trời lên phủ màu vàng óng từng lớp trên mảnh ruộng.
Dọc các tuyến tỉnh lộ 158 từ Lào Cai đi Bát Xát, A Mú Sung, A Lù, Y Tý, khắp nơi ruộng bậc thang đang vào thời điểm chín rộ. Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Bát Xát, gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo trong việc đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao. Một số xã thuộc huyện Bát Xát có địa hình đồi núi bằng phẳng thường cấy 1 năm 2 vụ lúa, nhưng với các xã như Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường... do địa hình đồi núi dốc dứng nên chỉ canh tác được một vụ lúa và một vụ cây hoa màu.
Ruộng được hình thành từ lâu đời, tuy nhiên với người Dao, Hà Nhì, Mông tập quán và thời điểm canh tác lệch vài ngày trên cùng một khu vực nên lúa có nơi đã được gặt, có nơi chưa. Do địa hình đồi núi dốc đặc trưng, người dân dựng nhà tạm chứa thóc khi gặt xong để tránh mưa, cũng là nơi nghỉ trưa sau thời gian lao động.
Cung điện Versailles Tinh hoa nghệ thuật Pháp Cung điện Versailles - nơi ở cũ của hoàng gia Pháp, trung tâm của chính phủ hiện là một địa danh nổi tiếng quốc gia. Nó nằm ở thành phố Versailles, miền bắc nước Pháp, cách 10 dặm (16 km) về phía tây-tây nam của Paris. Versailles là một trong những công trình vĩ đại nhất của chủ nghĩa tuyệt đối châu Âu...