Điểm đến đặc biệt của lực lượng công an
Với hơn 1.700 hiện vật được trưng bày, hiện nay, bảo tàng CAND trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút khách trong và ngoài lực lượng CAND tham quan.
Bảo tàng Công an nhân dân tiền thân là Phòng Bảo tàng thuộc Cục Tuyên huấn, được thành lập theo Quyết định số 405/CA/QĐ ngày 16/6/1967 của Bộ Công an.
Gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, bảo tàng Công an nhân dân (CAND) đã và đang không ngừng trưởng thành, đổi mới, góp phần quan trọng trong công tác tuyên tuyền, giáo dục và phát huy giá trị di sản văn hóa CAND.
Lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng CAND được bắt đầu bằng những hoạt động có tính chất nền móng từ những năm 1950, đó là các Chỉ thị số 1662 (ngày 10/3/1950); Chỉ thị số 3371 (ngày 18/10/1950); Chỉ thị số 378/VP ngày (03/02/1956) của Nha Công an Trung ương và Bộ Công an về việc Sưu tầm, tài liệu hiện vật phá tề trừ gian, hiện vật của bọn gián điệp cài lại và bọn phá hoại thực hiện CAND, đồng thời tổ chức triển lãm phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân…
Thông qua những Chỉ thị trên, tài liệu, hiện vật của ngành Công an bắt đầu được sưu tầm, lưu giữ và bước đầu đặt nền móng cho hoạt động bảo tàng trong lực lượng CAND.
Năm 1959, Đảng Đoàn Bộ Công an mời chuyên gia Liên Xô (cũ) giúp tư vấn, định hướng hoạt động chuyên môn bảo tàng truyền thống.
Ngày 18/8/2000, bảo tàng CAND được khánh thành, mở cửa đón tiếp rộng rãi các đối tượng khách tham quan. Với diện tích hơn 750m2 trưng bày khoảng 1.500 hiện vật (sau này sửa thành hơn 1.000m2 và 1.700 hiện vật), Bảo tàng CAND giới thiệu một cách khái quát, sinh động về quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành với những chiến công xuất sắc, đầy mưu trí sáng tạo của CAND dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời nêu bật vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự.
Bảo tàng CAND trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút khách tham quan trong và ngoài lực lượng CAND.
Dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống CAND, bảo tàng liên tục đón các đoàn khách công an đến thăm quan Tư liệu ảnh Bác Hồ chụp cùng lãnh đạo công an Sa bàn đường phố Hà Nội trong vụ án Ôn Như Hầu năm 1946 Súng do đồng chí Hoàng Hữu Kháng sử dụng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Và một số vũ khí tự tạo tiểu đội AD sử dụng bảo vệ căn cứ thời kỳ kháng chiến chống Pháp Súng phóng lựu của Công an xung phong Hà Nội sử dụng trong thời kỳ chống Pháp. Bản đồ Đội quân báo thiếu niên công an quận VI (nay là quận Hai Bà Trưng) Hà Nội sử dụng xâm nhập vào nội thành Hà Nội đêm 12/12/1946. Khung xe đạp đôi tiểu đội AT sử dụng tạo nguồn điện chạy máy thông tin liên lạc phục vụ đồng chí Phạm Văn Đồng tại căn cứ thời kỳ kháng chiến chống Pháp Tượng Liệt sỹ Võ Thị Sáu – Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân Bàn làm việc của Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên Trần Quốc Hoàn Trang bị của Cảnh sát ngụy bị lực lượng Công an Nhân dân thu được khi tiếp quản trụ sở Cảnh sát Quốc gia ngụy tháng 4 năm 1975 Thùng đựng đạn Cụm điệp báo A10 Ban an ninh Sài Gòn – Gia Định (T4) sử dụng đựng tài liệu phục vụ công tác từ năm 1973 đến 1975 Lá chắn của Cảnh sát ngụy lượng lượng công an thu được khi tiếp quản trụ sở Cảnh sát Quốc gia ngụy tháng 4 năm 1975 Giấy chứng nhận đặc biệt của Công an Thành phố Hồ Chí Minh thành lập đội Săn bắt cướp trực thuộc phòng Cảnh sát hình sự Đội Săn bắt cướp trực thuộc phòng Cảnh sát hình sự TP.HCM xuất quân làm nhiệm vụ Máy đánh chữ và vòng cổ các đối tượng Fulro bị lực lượng Công an thu giữ trong chiến dịch đặc biệt năm 1980 Sổ quy ước liên lạc và truyền đơn của tổ chức Fulro bị lực lượng Công an thu giữ. Kế hoạch phản gián CM12 kéo dài từ năm 1980 đến 1988 của lực lượng Công an đấu tranh với tổ chức lưu vong “Mặt trận thống nhất các lực lương yêu nước giải phóng Việt Nam” với 3 chiến dịch AB27, KHCM12, và DN 10 do Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy cầm đầu Tang vật lực lượng Công an thu được của gián điệp biệt kích xâm nhập phá hoại miền Bắc thời kỳ chống Mỹ Chuyên án PY 27 Lực lượng công an tỉnh Nghĩa Lộ bắt toán gián điệp biệt kích được máy bay địch thả xuống địa bàn khu vực Phù Yên ngày 27/5/1961 Những chiến công tiêu biểu của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1965 đến năm 1972 trong chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Vũ khí, công cụ hỗ trợ lực lượng Công an trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Video đang HOT
Phạm Hải
Theo VNN
Công an vệ sinh môi trường, cấp nước sạch cho dân
Trong khi Cảnh sát PCCC Quảng Ninh phối hợp với Công ty cấp nước cung cấp nước cho nhân dân thì Cảnh sát Môi trường Quảng Ninh phun thuốc khử trùng nơi ở, khử trùng nguồn nước, đảm bảo vệ sinh môi trường...
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trong 24h phải khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước D600, Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh huy động nhân lực, thiết bị tập trung thi công. Đến 9h30, ngày 6/8, công tác khắc phục sự cố được hoàn tất.
Trước đó, khoảng 11h, ngày 5/8, đường ống nước D600 của Nhà máy nước Diễn Vọng (Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh) tại khu vực dốc Đèo Bụt, phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả) bị nhiều tảng đá lớn từ trên núi lở xuống đè vỡ khoảng 40m. Sau khi khắc phục xong sự cố, Công ty kiểm tra áp lực, xả rửa đường ống. Đến 10h45, ngày 6/8 chính thức cấp nước sạch cho các hộ khách hàng ở TP Hạ Long.
Để đáp ứng được công suất 70% (tương đương 50.000m3/ngày, đêm) của Nhà máy nước Diễn Vọng hiện đang cấp qua đường ống tạm HDPE D600mm Công ty tiến hành điều tiết cấp nước cho từng khu vực trên địa bàn thành phố. Cao Xanh, sẽ là khu vực đầu tiên của TP Hạ Long được cấp nước sạch trở lại.
Từ 30/7 đến nay, Cảnh sát PCCC Quảng Ninh huy động 3 xe chữa cháy và 10 chiến sỹ phối hợp với Công ty cấp nước cung cấp nước cho nhân dân.
Hạ sỹ Phạm Xuân Hà lái xe 14B-0969, Đội 3, Phòng Cảnh sát PCCC số 3, Cảnh sát PCCC Quảng Ninh cho hay, theo sự phân công của đơn vị, từ 7h- 23h30, tổ công tác làm nhiệm vụ lấy nước từ các trạm bơm, hồ chứa vận chuyển, cung cấp cho các hộ dân tại TP Hạ Long và TP Cẩm Phả.
Trung bình mỗi ngày, mỗi xe téc của đơn vị di chuyển gần 200 km, cung cấp trên 100 m3 nước cho các khu dân cư, cơ quan, đơn vị.
Cảnh sát PCCC Quảng Ninh cung cấp nước sạch cho nhân dân.
Theo chị Phạm Thị Thu Hà, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, do sự cố vỡ đường ống nước, nhiều cơ quan, đơn vị, nhà dân trên địa bàn bị mất nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Bà Phạm Thị Thỏa, trú tại lô 2, phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long chia sẻ, gia đình bà có 1 téc nước dự trữ được 1 m3. Với 5 người sử dụng, chỉ sau 2 ngày là hết nước. Sau khi xe téc của lực lượng Cảnh sát PCCC Quảng Ninh bơm nước tại khu dân cư, mọi người dân rất phấn khởi, vi mừng. "Cảm ơn các đồng chí Công an đã vất vả vì người dân".
Trao đổi với PV Báo CAND, Đại tá Nguyễn Văn Dưởng, Trưởng Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, các khu vực ven biển TP Hạ Long, Cẩm Phả, huyện Vân Đồn... bị ô nhiễm nghiêm trọng do lượng lớn đất đá, bùn, rác, nước từ đất liền đổ ra biển.
Cảnh sát Môi trường Quảng Ninh khử trùng tại phường Mông Dương, TP Cẩm Phả.
Đơn vị đã yêu cầu các đội nghiệp vụ nắm tình hình, rà soát lĩnh vực, địa bàn tuyến trọng điểm về tài nguyên, môi trường và an toàn thực phẩm. CBCS ứng trực, tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Ngày 6/8, Phòng Cảnh sát Môi trường cử một tổ công tác phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế Quảng Ninh tiến hành phun thuốc khử trùng nơi ở, khử trùng nguồn nước, đảm bảo vệ sinh môi trường tại 200 hộ dân thuộc phường Mông Dương, TP Cẩm Phả.
Theo Công An Nhân Dân
Công an TPHCM mời người dân bị cảnh sát cơ động túm cổ áo đến xin lỗi Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an TPHCM đề nghị thanh niên bị kiểm tra hành chính đến gặp lãnh đạo Trung đoàn để cung cấp thông tin, làm rõ có hay không việc bị 2 cảnh sát cơ động đánh. Qua đó, lãnh đạo Trung đoàn sẽ thay mặt công an TPHCM tổ chức xin lỗi. Liên quan đến vụ Cảnh...